Trang chủ Tin Tức Lịch sử phát triển pháp luật về quyền tác giả tại Việt Nam
  • Chủ nhật, 24/03/2024 |
  • Tin Tức |
  • 2528 Lượt xem

Lịch sử phát triển pháp luật về quyền tác giả tại Việt Nam

Lịch sử phát triển pháp luật về quyền tác giả tại Việt Nam sẽ được chúng tôi sơ lược qua bài viết bên dưới, quý độc giả vui lòng tham khảo.

Do hoàn cảnh lịch sử, trình độ phát triển khoa học, công nghệ và kinh tế – xã hội, cũng như do đặc điểm văn hóa dân tộc, truyền thống lập pháp nên hệ thống pháp luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hình thành khá muộn so với nhiều nước trên thế giới. Hậu quả của chiến tranh và chính sách kinh tế kế hoạch hóa, tập trung đã khiến những quy định pháp luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong cả một thời kỳ dài đã rất lạc hậu với đặc trưng là tính bảo hộ thấp.

Khi Việt Nam thực hiện chính sách đổi mới nền kinh tế, mở cửa hội nhập với thế giới, hệ thống pháp luật của Việt Nam nói chung và hệ thống pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói riêng đã từng bước được hoàn thiện, bắt kịp với những tiến bộ của thế giới.

So với một số quyền sở hữu công nghiệp, quyền tác giả được pháp luật Việt Nam ghi nhận muộn hơn. Quyền tác giả lần đầu tiên được ghi nhận vào năm 1986, trong Nghị định số 142/HĐBT ngày 14/11/1986 của Hội đồng Bộ trưởng về quyền tác giả. Tuy vậy, những quy định về quyền tác giả lúc này chủ yếu thể hiện dưới hình thức chế độ kiểm duyệt mà không có những quy định bảo vệ quyền của tác giả đối với tác phẩm, cũng như bảo đảm các lợi ích kinh tế cho tác giả.

Đến năm 1994, sau gần mười năm thực hiện chủ trương đổi mới nền kinh tế, đất nước ta đã có những bước phát triển đáng kể, đời sống vật chất và tinh thần của đại bộ phận nhân dân được cải thiện rõ rệt. Cùng với đó, đội ngũ các tác giả, những người hoạt động trong lĩnh vực sáng tạo, nghệ thuật cũng được “cởi trói”, kéo theo nhu cầu được bảo hộ quyền tác giả. Tất cả những biến đổi đó đã tác động đến hệ thống pháp luật bảo vệ sở hữu trí tuệ nói chung và bảo hộ quyền tác giả nói riêng. Đáp ứng những yêu cầu trong tình hình mới, ngày 10/12/1994, Pháp lệnh Bảo hộ quyền tác giả đã được Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành. Pháp lệnh này đã đưa ra những quy định chi tiết về các quyền và nghĩa vụ của tác giả và chủ sở hữu tác phẩm. So với Nghị định số 142/HĐBT ngày 14/12/1986 thì Pháp lệnh Bảo hộ quyền tác giả năm 1994 là một bước tiến đáng kể.

Tiếp đó, năm 1995, Quốc hội đã thông qua Bộ luật Dân sự, đồng thời với các chế định khác (như chế định về quyền sở hữu, về nghĩa vụ dân sự, hợp đồng dân sự, trách nhiệm dân sự, thừa kế…), chế định quyền sở hữu trí tuệ cũng được ghi nhận trong Bộ luật này. Đây là lần đầu tiên thuật ngữ “sở hữu trí tuệ” được sử dụng chính thức trong một văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao, có thể nói quan điểm đối với các kết quả sáng tạo của cá nhân đã được đổi mới và ghi nhận trong các quy định pháp luật. Trong Phần thứ VI của Bộ luật Dân sự năm 1995 đã xác định quyền sở hữu trí tuệ gồm hai bộ phận là quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp.

Tiếp sau Bộ luật Dân sự năm 1995, nhiều văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ đã được ban hành để quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành đối với các quy định về quyền sở hữu trí tuệ, giúp cho những quy định có tính chất nguyên tắc về quyền sở hữu trí tuệ trong Bộ luật Dân sự năm 1995 được thực hiện trong cuộc sống. Đối với lĩnh vực quyền tác giả, ngày 29/11/1996, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 76-CP hướng dẫn thi hành một số quy định về quyền tác giả trong Bộ luật Dân sự.

Những năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, hệ thống pháp luật quốc tế về sở hữu trí tuệ ngày càng phát triển và mở rộng. Không nằm ngoài xu hướng đó, Nhà nước Việt Nam cũng đã nỗ lực hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc gia về sở hữu trí tuệ với quyết tâm đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế và hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Trước thời điểm năm 2005, hệ thống các quy phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ của Việt Nam đã được đánh giá là khá đầy đủ và căn bản phù hợp với Hiệp định TRIPS của WTO, tuy nhiên chúng lại được sắp xếp chưa hợp lý, nằm rải rác ở nhiều văn bản quy phạm pháp luật, giá trị hiệu lực pháp lý chưa cao do phần lớn các văn bản quy định về vấn đề này là văn bản dưới luật, dẫn đến hiệu quả thực thi thấp.

Năm 2005, với sự ra đời của Bộ luật Dân sự và Luật Sở hữu trí tuệ đã đánh dấu bước ngoặt lớn trong quá trình phát triển của hệ thống pháp | luật về sở hữu trí tuệ của Việt Nam. Sự ra đời của hai văn bản quy phạm pháp luật trên là kết quả tất yếu của những nỗ lực đổi mới, phát triển đất nước, đáp ứng những yêu cầu của quá trình hội nhập. Những quy định về quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền tác giả, quyền liên quan nói riêng trong Bộ luật Dân sự năm 2005 là những quy định có tính nguyên tắc, định hướng, nhằm bảo đảm về mặt pháp lý cho các chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thực hiện các quyền dân sự bình đẳng với các chủ thể trong các quan hệ dân sự khác. Tiếp đó, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 đã điều chỉnh thống nhất và toàn diện các quan hệ về sở hữu trí tuệ. Trên cơ sở đó, Chính phủ đã ban hành một loạt các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Sở hữu trí tuệ.

Năm 2009, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ, những sửa đổi, bổ sung này nhằm làm cho hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ phù hợp hơn với tình hình thực tế, tương thích với nội dung các điều ước quốc tế đa phương, bảo vệ lợi ích của các tổ chức, cá nhân Việt Nam trong quá trình hội nhập. Ngoài ra, tại Luật Báo chí, Luật Xuất bản, Luật Di sản văn hóa, Luật Điện ảnh, Luật Hải quan, Luật Quảng cáo… cũng có một số điều, khoản quy định về quyền tác giả, nhằm tăng cường quản lý ở các lĩnh vực đặc biệt quan trọng này.

Việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ có ý nghĩa quan trọng đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế của tất cả các quốc gia. Các điều ước quốc tế về sở hữu trí tuệ đã tạo ra cơ sở pháp lý chung cho các quốc gia, góp phần đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ chặt chẽ quyền sở hữu trí tuệ. Việt Nam cũng đã ký kết nhiều điều ước quốc tế song phương để thiết lập quan hệ, bảo vệ quyền tác giả trong đó phải kể đến như là Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ (có hiệu lực thi hành tại Việt Nam từ ngày 10/12/2001), Hiệp định về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ giữa Việt Nam và Liên bang Thụy Sỹ (có hiệu lực thi hành tại Việt Nam từ năm 2000)…

Bên cạnh đó, Việt Nam đã là thành viên của nhiều điều ước quốc tế khác. Đầu tiên phải kể đến Công ước về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật được ký tại Berne (Thụy Sỹ) năm 1886 (thường gọi là Công ước Berne) lần đầu tiên thiết lập và bảo vệ quyền tác giả giữa các quốc gia có chủ quyền (ngày 26/7/2004, Việt Nam gia nhập Công ước Berne và ngày 26/10/2004, Công ước chính thức có hiệu lực đối với Việt Nam); Công ước Rome về bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, tổ chức phát sóng năm 1961 (Việt Nam gia nhập năm 2007); Công ước Brussels liên quan đến việc phân phối tín hiệu vệ tinh mang chương trình truyền qua vệ tinh năm 1974 (Việt Nam gia nhập năm 2006); Công ước Geneve về bảo hộ nhà sản xuất bản ghi âm, chống sao chép không được phép bản ghi âm của họ năm 1971 (Việt Nam gia nhập năm 2005); Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (Hiệp định TRIPS) năm 1994 (Việt Nam gia nhập năm 2007). Hiệp định TRIPS đã quy định nguồn thống nhất về các nghĩa vụ tối thiểu của các quốc gia đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ trong khuôn khổ Tổ chức Thương mại Thế giới.

Bên cạnh các quy định chung đối với các quyền sở hữu trí tuệ tại Phần I, Hiệp định TRIPS đưa ra các quy định về bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan tại Phần II (từ Điều 9 đến Điều 14). Việc bảo hộ dựa trên Công ước Berne, song một số nội dung cụ thể được bổ sung tại các điều như bảo hộ chương trình máy tính và sưu tập dữ liệu; quyền cho thuê; thời hạn bảo hộ; hạn chế và ngoại lệ… là Như vậy, hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ nói chung và về quyền tác giả, quyền liên quan nói riêng của Việt Nam đã trải qua một quá trình hình thành và phát triển không ngừng. Từ chỗ lạc hậu, tính bảo hộ thấp ở giai đoạn đầu khi ra đời, hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ đã dần từng bước hoàn thiện và trở nên phù hợp với thông lệ quốc tế, đáp ứng đòi hỏi tất yếu của đời sống xã hội Việt Nam, góp phần thiết thực và hiệu quả đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

>>>>> Tìm hiểu thêm bài viết liên quan: Đăng ký bản quyền tác giả

Đánh giá bài viết:
5/5 - (9 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ

QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.9990981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

Tìm hiểu thêm về Luật Hoàng Phi

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Số lượng Đơn đăng ký nhãn hiệu tháng 2.2024 Luật Hoàng Phi nộp cho khách hàng

Hàng tháng, trên công báo điện tử của Cục sở hữu trí tuệ sẽ có thông kế chi tiết số lượng đơn đăng ký nhãn hiệu khách hàng đã nộp trực tiếp hoặc ủy quyền cho Tổ chức đại diện nộp đơn đăng ký. Để khách hàng tham khảo số lượng đơn đăng ký mà Luật Hoàng Phi đã nộp, chúng tôi sẽ thông kế chi tiết như...

Đăng ký nhãn hiệu VEENI và hình cho nhóm mỹ phẩm làm đẹp

Khách hàng quan tâm đến Đăng ký nhãn hiệu VEENI và hình cho nhóm mỹ phẩm làm đẹp vui lòng theo dõi nội dung bài...

Đăng ký nhãn hiệu DOODEE cho thức ăn chăn nuôi

Để giúp Quý độc giả có thêm thông tin về Đăng ký nhãn hiệu DOODEE cho thức ăn chăn nuôi, chúng tôi thực hiện bài viết với những chia sẻ...

Đăng ký nhãn hiệu LNQS và hình cho nhóm dịch vụ cây trồng

Khách hàng quan tâm đến Đăng ký nhãn hiệu LNQS và hình cho nhóm dịch vụ cây trồng vui lòng theo dõi nội dung bài viết dưới...

Đăng ký nhãn hiệu Chợ Nhanh cho sàn thương mại điện tử

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ về Đăng ký nhãn hiệu Chợ Nhanh cho sàn thương mại điện tử. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi