Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là gì? Đối tượng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ?
  • Thứ bẩy, 13/05/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2695 Lượt xem

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là gì? Đối tượng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ?

Việc đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ tại Việt Nam được thực hiện thông qua Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam, một cơ quan thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, và các đơn vị được cấp phép thực hiện đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ.

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là gì?

Theo Vũ Khắc Trai: Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp việc Nhà nước, thông qua hệ thống luật pháp các quan thẩm quyền, xác lập quyền sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp cho tổ chức, nhân thực hiện các biện pháp nhằm bảo đảm quyền đó được thực thi, chống lại mọi sự xâm phạm của người khác.” 

Theo Sổ tay thuật ngữ pháp lý thông dụng: “Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp việc Nhà nước bảo đảm độc quyền sở hữu các đối tượng sở hữu công nghiệp cho nhân, pháp nhân, các chủ thể khác được quan nhà nước thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ hoặc được chuyển giao văn bằng bảo hộ.

Từ đó, có thể xem bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là việc Nhà nước đảm bảo cho tổ chức, cá nhân quyền sở hữu, quyền sử dụng các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, không phải bất cứ tài sản trí tuệ nào cũng được Nhà nước bảo hộ, ví dụ:

– Nhà nước không cấp bằng độc quyền sáng chế cho tất cả mọi sáng chế, mà chỉ những sáng chế đạt đủ 3 điều kiện: tính mới, trình độ sáng tạo, khả năng áp dụng công nghiệp;

– Nhà nước chỉ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu khi nhãn hiệu có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

của Nhà nước:

– Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý sở hữu trí tuệ: xác lập quyền tác giả (nếu tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm có yêu cầu), quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng, các quy định trong hoạt động chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ, trong hoạt động dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, trong hoạt động giám định về sở hữu trí tuệ và trong việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của các bên trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ.

– Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khi bị các chủ thể khác xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Các văn bản quy phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ được chia thành bốn nhóm, đó là:

Nhóm 1: quy định về điều kiện bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ;

Nhóm 2: quy định về thủ tục xác lập quyền sở hữu trí tuệ đối với các đối tượng mà pháp luật bắt buộc phải đăng ký bảo hộ hoặc khi có yêu cầu của chủ thể quyền;

Nhóm 3: quy định về nội dung, hạn chế quyền sở hữu trí tuệ;

Nhóm 4: quy định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm quyền tự bảo vệ của chủ thể quyền, thẩm quyền và các biện pháp của cơ quan nhà nước bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ khi có hành vi xâm phạm.

Đối tượng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

Phân loại quyền sở hữu trí tuệ theo lĩnh vực 

Theo WIPO, sở hữu trí tuệ được chia thành hai loại: sở hữu công nghiệp, bao gồm sáng chế, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, chỉ dẫn địa lý và quyền tác giả, trong đó bao gồm các tác phẩm văn học và nghệ thuật như tiểu thuyết, thơ, các vở kịch, bộ phim, tác phẩm âm nhạc, tác phẩm nghệ thuật như bản vẽ, tranh vẽ, hình ảnh và tác phẩm điêu khắc, tác phẩm kiến trúc.

Quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm quyền của những nghệ sĩ biểu diễn, quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, quyền của các tổ chức phát sóng đối với chương trình truyền hình, phát thanh.

Như vậy, khi phân loại các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ, WIPO không đề cập đến quyền đối với giống cây trồng.

N Nhưng khi đề cập đến các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ, điều 27.3 (b) Hiệp định TRIPS quy định: “... các thành viên phải bảo hộ giống cây theo hệ thống sáng chế hoặc bằng một hệ thống riêng hữu hiệu, hoặc bằng sự kết hợp giữa hai hệ thống đó dưới bất kỳ hình thức nào. Như vậy có thể hiểu, Hiệp định TRIPS cho phép các quốc gia thành viên có thể chia các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ thành 2 nhóm (bảo hộ giống cây trồng theo hệ thống sáng chế):

– Quyền tác giả và quyền liên quan;

– Quyền sở hữu công nghiệp. Hoặc thành 3 nhóm (bảo hộ giống cây trồng theo hệ thống riêng):

– Quyền tác giả và quyền liên quan;

– Quyền sở hữu công nghiệp;

– Quyền đối với giống cây trồng.

Điều 3 Luật Sở hữu trí tuệ phân loại các đối tượng của quyền sở | hữu trí tuệ thành 3 nhóm:

Nhóm 1: Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa (gọi tắt là chương trình phát sóng).

Nhóm 2: Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.

Nhóm 3: Đối tượng quyền đối với giống cây trồng là vật liệu nhân giống và vật liệu thu hoạch.

Như vậy, Luật Sở hữu trí tuệ đã phân loại các đối tượng của của quyền sở hữu trí tuệ thành 3 nhóm là phù hợp với quy định của Hiệp định TRIPS

Phân loại trên cơ sở phát sinh quyền sở hữu trí tuệ 

a. Nhóm quyền được tự động phát sinh:

Nhóm này bao gồm: quyền tác giả, quyền liên quan, theo đó:

– Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.

– Quyền liên quan phát sinh kể từ khi cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa được định hình hoặc thực hiện mà không gây phương hại đến quyền tác giả.

Tuy nhiên, pháp luật có quy định về việc đăng ký quyền tác giả và quyền liên quan, nhưng việc đăng ký này chỉ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền ghi nhận các thông tin về tác giả, tác phẩm, chủ sở hữu tác phẩm, chủ sở hữu quyền liên quan. Việc nộp đơn để được cấp giấy chứng nhận đăng quyền tác giả, giấy chứng nhận đăng quyền liên quan không phải là thủ tục bắt buộc để được hưởng quyền tác giả, quyền liên quan. Tổ chức, cá nhân đã được cấp giấy chứng nhận đăng quyền tác giả, giấy chứng nhận đăng quyền liên quan không có nghĩa vụ chứng minh quyền tác giả, quyền liên quan thuộc về mình khi có tranh chấp, trừ trường hợp có chứng cứ ngược lại.

b. Nhóm quyền phát sinh có điều kiện:

Nhóm này bao gồm: quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu nổi tiếng, theo đó:

– Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập với điều kiện sử dụng hợp pháp tên thương mại đó;

– Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được xác lập với điều kiện có được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh và thực

hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó;

– Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập với điều kiện sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký.

c. Nhóm quyền phát sinh khi đăng được Nhà nước cấp văn bằng bảo hộ

Nhóm này bao gồm: sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, giống cây trồng. Quyền đối với các đối tượng này chỉ phát sinh với điều kiện:

Điều kiện cần: phải làm thủ tục đăng ký sở hữu trí tuệ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

Điều kiện đủ: được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý, được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng

Các hình thức bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

Tại Việt Nam, có các hình thức bảo hộ sở hữu trí tuệ sau:

1. Bảo hộ độc quyền về sáng chế: Đây là hình thức bảo hộ sở hữu trí tuệ dành cho các sản phẩm, phát minh hoặc cải tiến công nghệ mới. Sáng chế được bảo hộ tại Việt Nam trong thời hạn tối đa 20 năm kể từ ngày đăng ký.

2. Bảo hộ độc quyền về nhãn hiệu: Đây là hình thức bảo hộ sở hữu trí tuệ cho các nhãn hiệu, dấu hiệu thương mại hay tên thương hiệu, để ngăn chặn việc sử dụng không đúng đắn hay gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Nhãn hiệu được bảo hộ tại Việt Nam trong thời hạn tối đa 10 năm và có thể gia hạn nhiều lần.

3. Bảo hộ độc quyền về kiểu dáng công nghiệp: Đây là hình thức bảo hộ sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm có kiểu dáng độc đáo, sáng tạo, đóng góp tích cực cho nghề sản xuất. Kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ tại Việt Nam trong thời hạn tối đa 15 năm và có thể gia hạn nhiều lần.

4. Bảo hộ độc quyền về bản quyền: Đây là hình thức bảo hộ sở hữu trí tuệ cho các tác phẩm, như sách, báo, tạp chí, phim, âm nhạc, hình ảnh, chương trình máy tính và trang web. Bản quyền được bảo hộ tại Việt Nam trong thời hạn tối đa 50 năm kể từ ngày tác phẩm được công bố.

5. Bảo hộ độc quyền về giống cây trồng, vật nuôi: Đây là hình thức bảo hộ sở hữu trí tuệ cho các giống cây trồng và vật nuôi mới, đóng góp cho phát triển nông nghiệp và chăn nuôi. Giống cây trồng và vật nuôi được bảo hộ tại Việt Nam trong thời hạn tối đa 25 năm kể từ ngày đăng ký.

Những hình thức bảo hộ sở hữu trí tuệ này sẽ giúp cho các sản phẩm, dịch vụ, sáng kiến hay tác phẩm được bảo vệ và ngăn chặn các hành vi sao chép, sử dụng trái phép, hoặc khai thác trái phép. Việc bảo hộ sở hữu trí tuệ cũng đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân để sáng tạo và phát triển các sản phẩm, dịch vụ và công nghệ mới.

Ngoài những hình thức bảo hộ sở hữu trí tuệ nêu trên, Việt Nam cũng có các quy định về bảo hộ bí mật công nghiệp và bảo hộ thông tin, nhằm đảm bảo an ninh, quốc phòng và sự bảo vệ các thông tin quan trọng trong các lĩnh vực quan trọng của đất nước.

Việc đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ tại Việt Nam được thực hiện thông qua Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam, một cơ quan thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, và các đơn vị được cấp phép thực hiện đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là gì? Đối tượng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại chuyên mục Dịch vụ sở hữu trí tuệ. Quý độc giả có thể tham khảo các bài viết khác liên quan tại website: luathoangphi.vn

Đánh giá bài viết:
5/5 - (11 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi