• Thứ tư, 30/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 3167 Lượt xem

Lệnh truy nã đỏ là gì?

Lệnh truy nã đỏ hay còn được gọi là thông báo đỏ, được ban hành trên hệ thống mạng của Interpol – Tổ chức Cảnh sát Hình sự quốc tế. Lệnh truy nã đỏ hiện nay được đánh giá là công cụ hữu hiệu nhất đối trong công tác đấu tranh với tội phạm hoạt động xuyên quốc gia.

Ở Việt Nam hiện nay, công tác đấu tranh phòng chống tội phạm đã đạt được những thành tựu nhất định, tỷ lệ phá án hình sự đạt cao hơn 85%/năm. Tuy nhiên tình hình tội phạm vẫn diễn biến phức tạp với hành vi thủ đoạn phạm tội ngày càng tinh vi. Bên cạnh đó, xuất hiện nhiều tình trạng người thực hiện hành vi phạm tội bỏ trốn ra nước ngoài.

Trước tình hình đó, cần có sự liên kết chặt chẽ giữa các quốc gia cũng như sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế trong việc truy tìm tội phạm. Trong đó, truy nã đỏ là một trong những phương pháp hỗ trợ các quốc gia truy tìm tội phạm. Để tìm hiểu mời theo dõi bài viết Lệnh truy nã đỏ là gì?

Lệnh truy nã đỏ là gì?

Lệnh truy nã đỏ hay còn được gọi là thông báo đỏ, được ban hành trên hệ thống mạng của Interpol – Tổ chức Cảnh sát Hình sự quốc tế. Lệnh truy nã đỏ hiện nay được đánh giá là công cụ hữu hiệu nhất đối trong công tác đấu tranh với tội phạm hoạt động xuyên quốc gia.

Lệnh truy nã đỏ được ban hành bởi Tổng thư ký Interpol theo yêu cầu của quốc gia thành viên hoặc một Tòa án quốc tế dựa trên một lệnh bắt giữ hoặc một tuyết định tư pháp hợp lệ.

Tuy nhiên, cần lưu ý, lệnh truy nã đỏ không phải lệnh bắt giữ quốc tế. Trên cơ sở là tổ chức trung lập về chính trị, Interpol hoạt động không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia thành viên. Chính vì vậy, Interpol không thể ép buộc bất kỳ một quốc gia nào bắt giữ một cá nhân là đối tượng của lệnh truy nã đỏ. Việc bắt giữ, dẫn độ tội phạm phụ thuộc vào sự thiện chí của quốc gia thành viên.

Quy trình ban hành lệnh truy nã đỏ

Lệnh truy nã đỏ được ban hành theo trình tự như sau:

– Bước 1: Quốc gia thành viên đưa ra yêu cầu

Cảnh sát của quốc gia thành viên gửi yêu cầu về một lệnh truy nã đỏ thông qua việc cung cấp thông tin về vụ việc.

Yêu cầu được gửi thông qua văn phòng hay trung tâm Interpol ở quốc gia thành viên. Tại Việt Nam, Văn phòng INTERPOL Việt Nam là đơn vị trực thuộc Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an.

– Bước 2: Gửi yêu cầu đến Tổng thư ký Interpol xem xét, quyết định

Yêu cầu về lệnh truy nã đỏ sẽ được Tổng thư ký Interpol xem xét, kiểm tra và chuyển cho các chuyên gia pháp lý của Interpol thẩm định trong vòng một tuần.

Nếu đáp ứng, Tổng thư ký Interpol ký duyệt ban hành lệnh truy nã đỏ. Lệnh truy nã đỏ được thông báo tới các quốc gia thành viên.

Như vậy, ta thấy rằng lệnh truy nã đỏ mang tính quốc tế cao. Thông tin về tội phạm và nghi phạm được gửi đến các lực lượng chức năng của các quốc gia thành viên khiến việc di chuyển của tội phạm trở nên khó khăn.

Sự khác biệt giữa truy nã và truy nã đỏ

Để hiểu rõ lệnh truy nã đỏ là gì?, chúng ta cần đặt nó trong tương quan so sánh với lệnh truy nã thông thường. Truy nã và Truy nã đỏ có sự khác biệt như sau:

Tiêu chíTruy nãTruy nã đỏ
Định nghĩaViệc cơ quan điều tra ra quyết định để truy tìm tung tích của người vi phạm pháp luật hình sự (đã có hoặc chưa có bản án xét xử của tòa án) khi người đó bỏ trốn hoặc không biết đang ở đâu.Truy nã đỏ là quy ước truy nã của Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế (Interpol) thông báo cho các quốc gia thành viên một người bị truy nã dựa trên lệnh bắt giữ hoặc một quyết định tư pháp được ban hành bởi một quốc gia hay Tòa án Quốc tế.
Thẩm quyền ban hànhCơ quan Điều tra Việt NamDo Tổng thư ký Interpol ban hành theo yêu cầu của quốc gia thành viên hoặc một Tòa án quốc tế dựa trên lệnh bắt giữ hợp lệ
Căn cứ ban hành– Đối tượng bị áp dụng: Truy nã có thể được áp dụng với một trong các đối tượng: Bị can, bị cáo; người bị kết án trục xuất, người chấp hành án trục xuất; người bị kết án phạt tù; người bị kết án tử hình; người đang chấp hành án phạt tù, người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, người được hoãn chấp hành án bỏ trốn hoặc không biết đang ở đâu.

– Có đủ căn cứ xác định đối tượng trên đã bỏ trốn hoặc không biết đang ở đâu và đã tiến hành các biện pháp xác minh, truy bắt nhưng không có kết quả;

– Đã xác định chính xác lý lịch, các đặc điểm để nhận dạng đối tượng bỏ trốn.  

Được ban hành khi có yêu cầu của quốc gia thành viên đề nghị Interpol hỗ trợ truy bắt, đưa vào danh sách truy nã đỏ
Hiệu lựcLà lệnh bắt giữ có hiệu lực trên phạm vi lãnh thổ quốc gia Việt NamKhông phải là lệnh bắt giữ quốc tế. Các quốc gia thành viên không có nghĩa vụ bắt buộc phải bắt giữ một cá nhân là đối tượng của lệnh truy nã đỏ. Mỗi quốc gia thành viên tự quyết định giá trị pháp lý đối với lệnh truy nã đỏ trong phạm vi quốc gia họ.

Như vậy, ta thấy rằng, Interpol không đưa ra một lệnh truy nã mà lệnh truy nã đỏ của interpol chỉ mang tính chất thông báo cho các quốc gia thành viên về tình trạng truy nã của một người trên cơ sở lệnh bắt giữ và quyết định tư pháp đã có hiệu lực pháp lý. Đồng thời không có ý nghĩa pháp lý bắt buộc đối với quốc gia thành viên.

Qua bài viết Lệnh truy nã đỏ là gì?, ta thấy được vai trò của Interpol là đầu mối trong hoạt động hợp tác quốc tế đấu tranh phòng, chống tội phạm của Lực lượng Công an nhân dân và lực lượng cảnh sát Việt Nam. Mong rằng những thông tin mà Công ty Luật Hoàng Phi cung cấp sẽ hữu ích với quý bạn đọc. Cảm ơn quý bạn đọc đã theo dõi bài viết.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thời hạn điều tra vụ án hình sự là bao lâu?

Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều...

Dùng dao đâm chết người đi tù bao nhiêu năm?

Trong trường hợp cụ thể, người dùng dao đâm chết người có thể bị truy cứu về một trong các tội khác như: Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ, Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ, Tội vô...

Vay tiền mà không trả phạm tội gì?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ: Vay tiền mà không trả phạm tội gì? Mời Quý vị tham...

Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù không?

Đơn bãi là là yêu cầu rút lại yêu cầu khởi tố của người bị hại, Vậy Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù...

Đi khỏi nơi cư trú khi bị cấm đi khỏi nơi cư trú bị xử lý như thế nào?

Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú không quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi