Trang chủ Dịch vụ Sở hữu trí tuệ Làm thế nào để xác lập quyền đối với giống cây trồng?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Dịch vụ Sở hữu trí tuệ |
  • 643 Lượt xem

Làm thế nào để xác lập quyền đối với giống cây trồng?

Nguyên tắc ưu tiên đối với người đăng ký có quyền yêu cầu được hưởng quyền ưu tiên trong trường hợp đơn đăng ký bảo hộ được nộp trong thời hạn mười hai tháng kể từ ngày nộp đơn đăng ký bảo hộ cùng một giống cây trồng tại nước có ký kết với nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thỏa thuận về bảo hộ giống cây trồng.

Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu.

Vậy Làm thế nào để xác lập quyền đối với giống cây trồng? Khách hàng quan tâm vui lòng theo dõi nội dung bài viết để hiểu rõ.

Đăng ký giống cây trồng

Đăng ký giống cây trồng để được bảo hộ quyền đối với giống cây trồng, theo quy định tại Điều 164 Luật Sở hữu trí tuệ thì tổ chức, cá nhân phải thực hiện việc nộp đơn đăng ký bảo hộ cho cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng.

Chủ thể đăng ký giống cây trồng là tác giả. Tác giả giống cây trồng là người trực tiếp chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng bằng công sức và chi phí của mình. Trong trường hợp tổ chức, cá nhân đầu tư cho tác giả chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng dưới hình thức giao việc, thuê việc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

– Ngoài các chủ thể trên, tổ chức, cá nhân được chuyển giao, thừa kế, kế thừa quyền đăng ký bảo hộ giống cây trồng.

Theo quy định tại khoản 3, nếu giống cây trồng được chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển do sử dụng ngân sách nhà nước hoặc từ dự án do Nhà nước quản lý thì quyền đối với giống cây trồng đó thuộc về Nhà nước.

Theo đó khi Đăng ký quyền đối với giống cây trồng cần đảm bảo:

Theo quy định tại Điều 165 Luật Sở hữu trí tuệ, tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký giống cây trồng nộp đơn đăng ký quyền đối với giống cây trồng (sau đây gọi là đơn đăng ký bảo hộ) trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam.

– Tổ chức là doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ Việt Nam được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, trừ tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam. Có chức năng hoạt động dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng được ghi nhận trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh).

– Người đứng đầu tổ chức hoặc người được người đứng đầu tổ chức ủy quyền phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều này được hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng.

– Cá nhân được phép hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng nếu có chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng. Hoạt động trong một tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng.. Bà Đối với cá nhân đáp ứng các điều kiện là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Thường trú tại Việt Nam, có bằng tốt nghiệp đại học, đã trực tiếp làm công tác pháp luật về quyền đối với giống cây trồng liên tục từ năm năm trở lên hoặc đã trực tiếp làm công tác thẩm định các loại đơn đăng ký quyền đối với giống cây trồng tại cơ quan quốc gia hoặc quốc tế về quyền đối với giống cây trồng liên tục từ năm năm trở lên hoặc đã tốt nghiệp khóa đào tạo pháp luật về quyền đối với giống cây trồng được cơ quan có thẩm quyền công nhận. Không phải là công chức, viên chức đang làm việc tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác lập và bảo đảm thực thi quyền đối với giống cây trồng. Đạt yêu cầu tại kỳ kiểm tra về nghiệp vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng do cơ quan có thẩm quyền tổ chức.

Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên đối với giống cây trồng

Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên đối với giống cây trồng (Điều 166 Luật Sở hữu trí tuệ)

– Trường hợp có từ hai người trở lên độc lập nộp đơn đăng ký bảo hộ vào các ngày khác nhau cho cùng một giống cây trồng thì Bằng bảo hộ giống cây trồng chỉ có thể được cấp cho người đăng ký hợp lệ sớm nhất.

Trường hợp có nhiều đơn đăng ký bảo hộ cho cùng một giống cây trồng được nộp vào cùng một ngày thì Bằng bảo hộ giống cây trồng chỉ có thể được cấp cho người nào đứng tên nộp một đơn duy nhất theo sự thỏa thuận của tất cả những người đăng ký; nếu những người đăng ký không thỏa thuận được thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng sẽ xem xét để cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng trên cơ sở xác định người đầu tiên đã chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng đó.

– Nguyên tắc ưu tiên đối với người đăng ký có quyền yêu cầu được hưởng quyền ưu tiên trong trường hợp đơn đăng ký bảo hộ được nộp trong thời hạn mười hai tháng kể từ ngày nộp đơn đăng ký bảo hộ cùng một giống cây trồng tại nước có ký kết với nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thỏa thuận về bảo hộ giống cây trồng.

Trong thời hạn chậm nhất là ba tháng, kể từ ngày nộp đơn đăng ký, người đăng ký phải cung cấp bản sao các tài liệu về đơn đầu tiên được cơ quan có thẩm quyền xác nhận và các mẫu hoặc bằng chứng khác xác nhận giống cây trồng ở hai đơn là một và phải nộp lệ phí. Người đăng ký có quyền cung cấp thông tin, tài liệu hoặc vật liệu cần thiết cho cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng thẩm định theo quy định tại Điều 176 và Điều 178 của Luật Sở hữu trí tuệ. Đơn đăng ký bảo hộ được hưởng quyền ưu tiên thì ngày ưu tiên là ngày nộp đơn đầu tiên.

Bằng bảo hộ giống cây trồng và Sổ đăng ký quốc gia về giống cây trồng được bảo hộ. Bằng bảo hộ giống cây trồng ghi nhận tên giống và loài cây trồng, tên chủ sở hữu quyền đối với giống cây trồng (sau đây gọi là chủ bằng bảo hộ), tên tác giả giống cây trồng và thời hạn bảo hộ quyền đối với giống cây trồng. Cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng ghi nhận việc cấp bằng bảo hộ và nội dung Bằng bảo hộ vào Sổ đăng ký quốc gia về giống cây trồng được bảo hộ và lưu giữ các thông tin đó (Điều 168 Luật Sở hữu trí tuệ).

Nghĩa vụ của chủ Bằng bảo hộ giống cây trồng

Điều 24 Nghị định quy nghĩa vụ của chủ bằng bảo hộ giống cây trồng

Căn cứ vào khoản 1 Điều 191 của Luật Sở hữu trí tuệ, chủ bằng bảo hộ có các nghĩa vụ sau: Trả thù lao cho tác giả giống cây trồng theo thỏa thuận giữa chủ bằng bảo hộ và tác giả giống cây trồng. Trường hợp không thỏa thuận được, mức thù lao trả cho tác giả là 35% số tiền thu được ghi trên hợp đồng chuyển giao, chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng sau khi nộp thuế theo quy định. Nếu chủ bằng bảo hộ sử dụng giống cây trồng được bảo hộ để sản xuất, kinh doanh thì phải trả cho tác giả 10% số tiền làm lợi mà chủ bằng bảo hộ thu được, trừ trường hợp chủ bằng bảo hộ là bên nhận chuyển nhượng.

Đối với giống cây trồng được chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển bằng nguồn ngân sách nhà nước, chủ bằng bảo hộ trả thù lao cho tác giả theo quy chế nội bộ. Trường hợp không có quy định trong quy chế nội bộ, thì áp dụng như điểm b khoản 1 Điều này. Trong trường hợp giống cây trồng được tạo ra bởi đồng tác giả, mức thù lao quy định tại khoản 1 Điều này là mức dành cho tất cả các đồng tác giả; các đồng tác giả tự thỏa thuận việc phân chia số tiền thù lao do chủ bằng bảo hộ chi trả;

Nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả giống cây trồng tồn tại trong suốt thời hạn bảo hộ của giống cây trồng đó, trừ trường hợp giống cây trồng được bảo hộ đã được chuyển nhượng. Nộp lệ phí duy trì hiệu lực bằng bảo hộ giống cây trồng cho cơ quan bảo hộ giống cây trồng trong thời hạn ba (03) tháng sau ngày cấp bằng bảo hộ đối với năm hiệu lực đầu tiên và tháng đầu tiên của năm hiệu lực tiếp theo đối với các năm sau.

Lưu giữ giống cây trồng được bảo hộ, cung cấp thông tin, tài liệu và vật liệu nhân giống của giống cây trồng được bảo hộ theo yêu cầu của cơ quan bảo hộ giống cây trồng; duy trì tính ổn định của giống cây trồng được bảo hộ theo như các tính trạng mô tả tại thời điểm cấp bằng bảo hộ giống cây trồng.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ

QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.9990981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

Năng lực của Luật Hoàng Phi trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Đăng ký thương hiệu cửa hàng chụp ảnh

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ về Đăng ký thương hiệu cửa hàng chụp ảnh. Mời Quý vị theo...

Đăng ký thương hiệu bao cao su

Đăng ký thương hiệu bao cao su là nội dung được chúng tôi chia sẻ trong bài viết này. Do đó, Quý độc giả đừng bỏ...

Đăng ký thương hiệu lông mi giả

Để giúp Quý độc giả hiểu hơn về Đăng ký thương hiệu lông mi giả, chúng tôi thực hiện bài viết với những chia sẻ này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Đăng ký thương hiệu nước khoáng

Đăng ký thương hiệu nước khoáng như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung bài viết này để có thêm thông tin hữu ích...

Đăng ký thương hiệu sơn chống cháy

Việc đăng ký thương hiệu cho sản phẩm sơn chống cháy đem lại nhiều lợi ích khiến nhiều cá nhân, tổ chức không thể bỏ qua thủ tục...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi