Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Làm sao để biết được những thông tin cơ bản của một doanh nghiệp?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2388 Lượt xem

Làm sao để biết được những thông tin cơ bản của một doanh nghiệp?

Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.

Bất kì một doanh nghiệp nào khi được thành lập doanh nghiệp đều cần có những thông tin cụ thể, chi tiết về mặt pháp lý. Thế nhưng không phải ai cũng biết thông tin doanh nghiệp gồm những gì? và Làm sao để biết được những thông tin cơ bản của một doanh nghiệp?

Thông tin doanh nghiệp gồm những gì?

Trước khi tìm hiểu về nội dung Làm sao để biết được những thông tin cơ bản của một doanh nghiệp? chúng ta cần nắm được những thông tin cơ bản của doanh nghiệp gồm những gì?

Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.

Các thông tin cơ bản của doanh nghiệp luôn được công bố rõ ràng bao gồm: Tên doanh nghiệp; Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài; Tên doanh nghiệp viết tắt; Tình trạng hoạt động; Mã số doanh nghiệp; Loại hình pháp lý; Ngày bắt đầu thành lập; Tên người đại diện theo pháp luật; Địa chỉ trụ sở chính; Ngành nghề kinh doanh theo Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.

Muốn tra cứu mã số thuế doanh nghiệp thì cần phải nắm được những thông tin cơ bản của doanh nghiệp đó.

Quy định của pháp luật về quyền được cung cấp thông tin doanh nghiệp

Theo quy định tại Điều 33 Luật Doanh nghiệp thì tổ chức, cá nhân có quyền đề nghị Cơ quan quản lý nhà nước về đăng ký kinh doanh và Cơ quan đăng ký kinh doanh cung cấp thông tin được lưu giữ trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và phải nộp phí theo quy định của pháp luật.

Cơ quan quản lý nhà nước về đăng ký kinh doanh và Cơ quan đăng ký kinh doanh có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin theo quy định.

Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT quy định về cung cấp thông tin đăng ký doanh nghiệp như sau:

Tổ chức, cá nhân có thể đề nghị để được cung cấp thông tin quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật Doanh nghiệp tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Trung tâm Hỗ trợ nghiệp vụ đăng ký kinh doanh thuộc Cục Quản lý đăng ký kinh doanh) hoặc tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc thông qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và phải trả phí theo quy định.

Trung tâm hỗ trợ nghiệp vụ đăng ký kinh doanh có thẩm quyền cung cấp thông tin của tất cả các doanh nghiệp lưu giữ trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Phòng Đăng ký kinh doanh có thẩm quyền cung cấp thông tin về doanh nghiệp lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong phạm vi địa phương quản lý.

Như vậy cá nhân, tổ chức có thể yêu cầu cung cấp những thông tin của doanh nghiệp tại: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Trung tâm hỗ trợ nghiệp vụ đăng ký kinh doanh thuộc Cục Quản lý đăng ký kinh doanh); tại phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Vì sao cần tra cứu thông tin doanh nghiệp?

Thông tin doanh nghiệp cần được công khai với công chúng để chứng minh rằng tổ chức đó là có thật. Đồng thời, những thông tin chi tiết về doanh nghiệp trên toàn quốc còn tạo dựng nên hệ thống data cho khách hàng, đối tác tra cứu về công ty, doanh nghiệp.

Có rất nhiều lý do thực tế khi tra cứu thông tin của một doanh nghiệp như để biết doanh nghiệp mình dự định thành lập có trùng với tên doanh nghiệp khác đã đặt không? Trạng thái doanh nghiệp tồn tại hay đã giải thể, phá sản, tạm ngừng kinh doanh….

– Các doanh nghiệp thường cung cấp tới khách hàng sản phẩm, dịch vụ cụ thể. Hiểu biết về thông tin doanh nghiệp sẽ giúp khách hàng biết rõ nguồn gốc sản phẩm, dịch vụ mình đang sử dụng.

– Đối với người tìm việc làm: Xác thực được thông tin của doanh nghiệp cung cấp trên trang tuyển dụng, thu thập kiến thức về tổ chức để tham gia tốt các cuộc phỏng vấn.

– Đối với đối tác: Nắm được tình hình hoạt động của doanh nghiệp, đưa ra nhận định xác thực nhất về con đường hợp tác, phát triển phù hợp nhất cho cả hai bên.

– Đối với nhà đầu tư: Nhận định điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp; xúc tiến đầu tư nếu có cơ hội tốt.

Như vậy có thể thấy được rằng việc tra cứu thông tin doanh nghiệp đối với mỗi cá nhân, tổ chức sẽ có ý nghĩa khác nhau.

Tra cứu thông tin doanh nghiệp như thế nào?

Làm sao để biết được những thông tin cơ bản của một doanh nghiệp? để biết được những thông tin cơ bản của doanh nghiệp có thể tiến hành tra cứu theo các cách sau đây:

Cách 1: Tra cứu thông tin doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

– Truy cập vào Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp tại địa chỉ: 

https://dangkykinhdoanh.gov.vn

– Nhập mã số thuế/mã số doanh nghiệp hoặc tên doanh nghiệp vào ô tìm kiếm ở góc trái trên cùng rồi click vào nút tìm kiếm.

– Sau khi ấn vào nút tìm kiếm, kết quả sẽ hiện ra chứa tên doanh nghiệp cần tìm.

+ Nếu tìm theo mã số thuế/mã số doanh nghiệp sẽ hiển thị kết quả chính xác doanh nghiệp cần tìm.

+ Trường hợp tìm theo tên, kết quả hiển thị ra sẽ là các doanh nghiệp có tên giống hoặc gần giống. Người tìm kiếm nhấp vào doanh nghiệp cần tìm để xem thông tin chi tiết.

Cách 2: Tra cứu tại Phòng Đăng ký kinh doanh

Nếu cá nhân, tổ chức có nhu cầu tra cứu thông tin doanh nghiệp thì có thể gửi đơn đề nghị (đối với cá nhân) hoặc công văn (đối với tổ chức).

Trong đó ghi rõ các thông tin quan trọng như: Doanh nghiệp muốn được cung cấp thông tin, lý do xin cung cấp, những thông tin cần cung cấp…

Cách 3: Tra cứu thông tin doanh nghiệp tại Tổng cục thuế 

Hiện nay, Tổng cục Thuế đã tích hợp tính năng tra cứu thông tin doanh nghiệp nội thuế tại địa chỉ: http://tracuunnt.gdt.gov.vn/tcnnt/mstdn.jsp

Tại đây, chỉ điền thông tin về mã số thuế của doanh nghiệp, tên doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở, số CMND/CCCD và mã xác nhận, có thể tra cứu được thông tin về doanh nghiệp. 

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Có được gia hạn thời gian góp vốn điều lệ công ty không?

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp giải đáp: Có được gia hạn thời gian góp vốn điều lệ công ty không? Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mức phạt chậm góp vốn điều lệ mới nhất

Chậm góp vốn điều lệ sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, đồng thời phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng số vốn đã...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi