Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Hình sự Làm giấy tờ giả sẽ bị phạt như thế nào?
  • Thứ ba, 29/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1385 Lượt xem

Làm giấy tờ giả sẽ bị phạt như thế nào?

Giấy tờ giả là các loại giấy tờ không được cấp đúng theo trình tự, thủ tục, tiêu chuẩn đã được pháp luật quy định, giấy tờ giả không do cơ quan có thẩm quyền cấp một cách hợp pháp mà chỉ được làm ra với hình thức giống như giấy tờ thật với mục đích nhằm lừa dối các cơ quan, tổ chức và cá nhân khác để phục vụ các mục đích vụ lợi hoặc phục vụ mục đích khác theo nhu cầu của cá nhân.

Thời gian gần đây các cơ quan chức năng của nhiều địa phương đã triệt phá được các đường dây làm giả giấy tờ của cơ quan, tổ chức. Làm giấy tờ giả sẽ bị phạt như thế nào? Nội dung bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết hơn.

Giấy tờ giả là gì?

Giấy tờ giả là các loại giấy tờ không được cấp đúng theo trình tự, thủ tục, tiêu chuẩn đã được pháp luật quy định. Giấy tờ giả không do cơ quan có thẩm quyền cấp một cách hợp pháp mà chỉ được làm ra với hình thức giống như giấy tờ thật với mục đích nhằm lừa dối các cơ quan, tổ chức và cá nhân khác để phục vụ các mục đích vụ lợi hoặc phục vụ mục đích khác theo nhu cầu của cá nhân.

– Hiện nay trên các phương tiện thông tin đại chúng vẫn nghe đến tình trạng sử dụng tiền giả, Bằng tốt nghiệp đại học giả, Sổ hộ khẩu giả, Chứng minh nhân dân giả, Giấy khám sức khỏe giả…Những giấy tờ này được làm giả hết sức tinh vi nên rất khó có thể phát hiện.

– Việc sử dụng giấy tờ giả là một hành vi vi phạm pháp luật, khi nó được dùng để lừa dối các cơ quan, tổ chức, công dân, gây thiệt hại nghiêm trọng cho các cơ quan, tổ chức, công dân này, nhất là trong các giao dịch mua bán, thế chấp nhà, đất… 

– Dù xuất phát từ hoàn cảnh hay từ lý do nào thì việc sử dụng giấy tờ giả cũng là hành vi vi phạm pháp luật và đã để lại những hệ lụy vô cùng nghiêm trọng. Nó tạo ra một môi trường không bình đẳng, không công bằng với người có được những giấy tờ đó nhưng bằng việc “thi thật”, “học thật”, thực hiện việc cấp theo đúng quy trình, quy định.

Làm giấy tờ giả sẽ bị phạt như thế nào? hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung dưới đây.

Làm giấy tờ giả sẽ bị phạt như thế nào?

Đối với hành vi làm giấy tờ giả nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị xử phạt hành chính theo từng lĩnh vực cụ thể, phụ thuộc vào loại giấy tờ giả mà họ sử dụng là loại giấy tờ gì.

Trong quy định của pháp luật hiện hành không quy định một mức xử phạt hành chính chung cho việc làm các loại giấy tờ giả mà quy định việc xử phạt hành vi này trong từng lĩnh vực cụ thể.

– Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong những hành vi  Làm giả, sử dụng giấy tờ, tài liệu, dữ liệu giả về cư trú để được đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, khai báo thông tin về cư trú, cấp giấy tờ khác liên quan đến cư trú hoặc thực hiện hành vi trái pháp luật khác (Điểm b Khoản 4 Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP)

– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong những hành vi Làm giả, sử dụng giấy tờ, tài liệu, dữ liệu giả để được cấp Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân. (Điểm a Khoản 3 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP)

– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi  Làm giả các loại giấy phép, giấy xác nhận, giấy chứng nhận, chứng chỉ về vũ khí, công cụ hỗ trợ và pháo. (Điểm c Khoản 2 Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP)

– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi Làm giả hồ sơ, tài liệu để đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự. (Điểm c Khoản 3 Điều 12 Nghị định 144/2021/NĐ-CP)

– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi Làm giả Giấy chứng nhận đăng ký mẫu con dấu. (Điểm e Khoản 3 Điều 13 Nghị định 144/2021/NĐ-CP).

Làm giấy tờ giả sẽ bị phạt như thế nào? Đối với hành vi làm giấy tờ giả nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị xử phạt hành chính theo từng lĩnh vực cụ thể, phụ thuộc vào loại giấy tờ giả mà họ sử dụng là loại giấy tờ gì.

Tội làm giấy tờ giả theo quy định của Luật Hình sự

Làm giấy tờ giả sẽ bị phạt như thế nào? đã được giải đáp ở nội dung trên, theo đó nếu có đủ yếu tố cấu thành hình sự thì làm giấy tờ giả sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức theo quy định tại Điều 341 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 như sau:

Điều 341. Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức

1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;

d) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;

đ) Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

e) Tái phạm nguy hiểm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;

b) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

c) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

– Chủ thể tội làm giả con dấu tài liệu của cơ quan tổ chức là người có năng lực trách nhiệm hình sự từ đủ 16 tuổi trở lên. Ngoài ra, những người phạm tội này cũng có thể là người có chức vụ, quyền hạn có trách nhiệm trong việc khắc con dấu, trong việc quản lý con dấu, tài liệu, giấy tờ của cơ quan tiến hành tố tụng, tổ chức.

– Khách thể của tội phạm: Hành vi phạm tội nêu trên xâm phạm đến hoạt động đúng đắn bình thường của các cơ quan Nhà nước; tổ chức

– Mặt chủ quan của tội phạm: Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý trực tiếp nhằm mục đích nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức.

– Mặt khách quan tội làm giả con dấu tài liệu của cơ quan tổ chức

+ Có hành vi sử dụng giấy tờ giả của cơ quan; tổ chức nhằm để lừa dối cơ quan; tổ chức hoặc công dân. Lừa dối ở đây có nghĩa là người phạm tội sử dụng các đối tượng đó trong giao dịch với cơ quan Nhà nước, tổ chức hoặc công dân khiến cho các đối tác giao dịch tin đó là đối tượng thật. 

+ Khi xác định hành vi làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ của cơ quan, tổ chức cũng cần chú ý: Nếu người phạm tội chỉ làm giả con dấu thì chỉ định tội là “làm giả con dấu của cơ quan, tổ chức”, nếu người phạm tội chỉ làm giả tài liệu hoặc giấy tờ của cơ quan, tổ chức thì chỉ định tội là “làm giả tài liệu của cơ quan tổ chức” mà không định tội danh đầy đủ như điều luật quy định.

Trên đây là nội dung bài viết của Công ty Luật Hoàng Phi về vấn đề Làm giấy tờ giả sẽ bị phạt như thế nào? cảm ơn Quý độc giả đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Phạm tội quả tang là gì? Ví dụ về phạm tội quả tang

Phạm tội quả tang là việc chủ thể của luật hình sự đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi phạm tội thì bị phát hiện hoặc bị đuổi...

Trách nhiệm hình sự đối với người không có quốc tịch Việt Nam

Bộ luật hình sự được áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quy định này cũng được áp dụng đối với hành vi phạm tội hoặc hậu quả của hành vi phạm tội xảy ra trên tàu bay, tàu biển mang quốc tịch Việt Nam hoặc tại vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt...

Tội bức cung theo quy định của Bộ luật hình sự mới nhất

Bức cung, được hiểu là hành vi của người tiến hành tố tụng sử dụng các biện pháp trái pháp luật (tức không đúng với quy định của pháp luật) về tố tụng để buộc người bị thẩm vấn khai sai với sự thật khách quan của vụ...

Khi nào toà án áp dụng biện pháp giáo dục tại xã đối với người chưa thành niên phạm tội?

Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án có thể áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn từ 01 năm đến 02 năm đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong những trường hợp sau đây: Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 91 của Bộ luật này; Người từ đủ 14 tuổi đến...

Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan theo Điều 225 Bộ luật hình sự

Quyền liên quan đến tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mạng chương trình được mã...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi