Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Hình sự Làm giấy khám bệnh giả bị xử phạt như thế nào?
  • Thứ tư, 06/09/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 3788 Lượt xem

Làm giấy khám bệnh giả bị xử phạt như thế nào?

Giấy khám bệnh hay giấy khám sức khỏe là xác nhận của cơ sở y tế về điều kiện sức khỏe hiện tại. Nội dung của loại giấy này sẽ cung cấp các thông tin như cân nặng, thị lực, chiều cao, bệnh truyền nhiễm,…

Giấy khám bệnh hay giấy khám sức khỏe là các loại giấy tờ thông dụng được dùng trong nhiều trường hợp khác nhau với mục đích khác nhau. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân việc làm và sử dụng các loại giấy này giả vẫn diễn ra một cách khá thường xuyên trong thực tế.

Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ trình bày một số nội dung liên quan nhằm trả lời cho câu hỏi: Làm giấy khám bệnh giả bị xử phạt như thế nào?

Giấy khám bệnh là gì?

Giấy khám bệnh hay giấy khám sức khỏe là xác nhận của cơ sở y tế về điều kiện sức khỏe hiện tại. Nội dung của loại giấy này sẽ cung cấp các thông tin như cân nặng, thị lực, chiều cao, bệnh truyền nhiễm,…

Các loại Giấy khám bệnh hiện nay phổ biến nhất là có 03 mặt. Loại này được gọi là Giấy khám cứ khỏe A3 – đây là loại Giấy khám sức khỏe chi tiết theo Thông tư số 14/2013/TT-BYT của Bộ Y tế ban hành.

– Thủ tục khi khám sức khỏe:

+ Điền thông tin cá nhân vào tờ Khám sức khỏe (có mẫu).

+ Khai báo tiền sử bệnh:

Ở mục này quý bạn đọc cần điền về tiểu sử bệnh của mình và gia đình. Nếu đang trong quá trình sử dụng hay điều trị bằng thuốc nào cần ghi cụ thể trong mục này.

+ Kiểm tra thể lực:

Trong phần này, bạn sẽ được đo chiều cao, tiến hành cân cân nặng, đo huyết áp, nhịp tim, …

+ Khám lâm sàng:

Khám lâm sàng gồm các khoa sau đây: Khám nội khoa, khám ngoại khoa, khám mắt, tai – mũi – họng, răng hàm mặt, khám da liễu, khám phụ khoa (đối với nữ giới), khám cận lâm sàng, khám cận lâm sàng gồm một số xét nghiệm trong đó, xét nghiệm máu và nước tiểu là bắt buộc.

+ Kết luận:

Từ những kết quả khám trên các khâu khám và chẩn đoán, bác sĩ sẽ xếp loại sức khỏe từ I đến V.

Những giấy tờ cần khi khám bệnh

– Giấy khám sức khỏe có những thông tin cá nhân và ảnh của người đi khám bệnh. Do đó, người đi khám bệnh cần mang theo chứng minh thư nhân dân/Căn cước công dân và ảnh để dán vào Giấy khám sức khỏe.

– Trong trường hợp đi khám sức khỏe định kỳ thì quý bạn đọc cần mang theo Sổ khám sức khỏe của mình. Đối với trường hợp đi khám bệnh theo tổ chức, cơ quan cần mang theo Giấy giới thiệu của cơ quan, tổ chức đó. Bên cạnh đó, những trường hợp mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự cần phải có người giám hộ đi cùng.

Làm giấy khám bệnh giả bị xử phạt như thế nào?

Thứ nhất: Xử phạt hành chính

Căn cứ quy định tại khoản 1 – Điều 46 – Nghị định số 117/2020/NĐ-CP, quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, cụ thể:

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

– Cung cấp giấy khám sức khỏe khi không thực hiện việc khám đầy đủ các nội dung theo yêu cầu.

– Phân loại sức khỏe không đúng với tình trạng sức khỏe của người yêu cầu khám sức khỏe…

Do đó, nếu cá nhân, cơ sở khám chữa bệnh có hành vi cung cấp giấy khám sức khỏe cho người khác mà không thực hiện việc khám bệnh theo đầy đủ những nội dung được yêu cầu thì có thể bị phạt tiền từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng.

Thứ hai: Truy cứu trách nhiệm Hình sự

Căn cứ quy định tại Điều 341 – Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức, cụ thể:

1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;

d) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;

đ) Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

e) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;

b) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

c) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Do đó, trường hợp làm giấy khám bệnh giả đáp ứng được các cấu thành tội phạm của tội danh trên sẽ bị truy cứu trách nhiệm Hình sự với những hình phạt cụ thể trên.

Như vậy, Làm giấy khám bệnh giả bị xử phạt như thế nào? Đã được chúng tôi trả lời trong mục cuối cùng của bài viết. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng phân tích một số nội dung liên quan đến vấn đề giấy khám bệnh hiện nay. Chúng tôi mong rằng với những nội dung đã nêu ở trên sẽ giúp ích được quý bạn đọc.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thời hạn điều tra vụ án hình sự là bao lâu?

Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều...

Dùng dao đâm chết người đi tù bao nhiêu năm?

Trong trường hợp cụ thể, người dùng dao đâm chết người có thể bị truy cứu về một trong các tội khác như: Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ, Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ, Tội vô...

Vay tiền mà không trả phạm tội gì?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ: Vay tiền mà không trả phạm tội gì? Mời Quý vị tham...

Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù không?

Đơn bãi là là yêu cầu rút lại yêu cầu khởi tố của người bị hại, Vậy Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù...

Đi khỏi nơi cư trú khi bị cấm đi khỏi nơi cư trú bị xử lý như thế nào?

Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú không quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi