Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Cán bộ công chức Kỷ luật cảnh cáo là gì? Kỷ luật cảnh cáo có bị cách chức không?
  • Thứ hai, 13/06/2022 |
  • Cán bộ công chức |
  • 7996 Lượt xem

Kỷ luật cảnh cáo là gì? Kỷ luật cảnh cáo có bị cách chức không?

Kỷ luật cảnh cáo là gì? Kỷ luật cảnh cáo có bị cách chức không? Khi có những thắc mắc trên, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi.

Kỷ luật được là những quy tắc xử sự chung do một cơ quan, tổ chức đặt ra yêu cầu tất cả các thành viên trong cơ quan, tổ chức đó phải thực hiện theo, thường được đặt ra trong các cơ quan nhà nước. Người vi phạm kỷ luật bị xử lý kỷ luật theo các hình thức khác nhau. Trong bài viết Kỷ luật cảnh cáo là gì? này, chúng tôi sẽ đem đến những thông tin hữu ích về hình thức kỷ luật cảnh cáo.

Kỷ luật cảnh cáo là gì?

Cảnh cáo được hiểu là một hình thức xử phạt vi phạm khi một người nào đó khi bị vi phạm kỷ luật, làm sai nguyên tắc, quy tắc hay yêu cầu ở mức có thể sửa sai. Hình thức kỷ luật cảnh cáo thường được áp dụng như hình thức xử phạt, xử lý kỷ luật đối với đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức, trong lĩnh vực hành chính, hình sự,…

Kỷ luật cảnh cáo trong một số lĩnh vực

Cảnh cáo trong pháp luật hình sự

Cảnh cáo trong pháp luật hình sự là một trong những hình phạt chính áp dụng với người phạm tội ít nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nhưng chưa đến mức miễn hình phạt. Đây là hình phạt nhẹ nhất trong các hình phạt đối với người phạm tội. Hình phạt này không áp dụng với pháp nhân thương mại phạm tội.

Trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn 01 năm.

Một số trường hợp có thể áp dụng hình phạt cảnh cáo trong pháp luật hình sự là:

+ Người nào vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm. (khoản 1 Điều 138. Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác);

+ Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. (khoản 1 Điều 155. Tội làm nhục người khác);

+ Người nào lừa gạt, mua chuộc, cưỡng ép hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở công dân thực hiện quyền bầu cử, quyền ứng cử hoặc quyền biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm. (khoản 1 Điều 160. Tội xâm phạm quyền của công dân về bầu cử, ứng cử hoặc biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân);…

Cảnh cáo trong pháp luật hành chính

Cảnh cáo là một trong những hình thức xử phạt chính trong xử phạt vi phạm hành chính. Cảnh cáo được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và theo quy định thì bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện. Cảnh cáo được quyết định bằng văn bản.

Cảnh cáo trong xử lý kỷ luật đảng viên

Khoản 4 Điều 2 Quy định số 102-QĐ/TW ngày 15 tháng 11 năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm thì:

Hình thức kỷ luật: Đối với đảng viên chính thức gồm: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ; đối với đảng viên dự bị: Khiển trách, cảnh cáo.

Đảng viên vi phạm đến mức khai trừ thì phải khai trừ, không áp dụng hình thức xóa tên; cấp ủy viên vi phạm đến mức cách chức thì phải cách chức, không cho thôi giữ chức; đảng viên dự bị vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật thì kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo, không đủ tư cách thì xóa tên trong danh sách đảng viên.

Như vậy, cảnh cáo là một trong những hình thức xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm. Thời hiệu xử lý kỷ luật đảng là 10 năm đối với những hành vi vi phạm đến mức phải kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo.

Kỷ luật cảnh cáo có bị cách chức không?

Hiểu được Kỷ luật cảnh cáo là gì? song nhiều người băn khoăn kỷ luật cảnh cáo có bị cách chức không?

Theo Nghị định số 112/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ về Xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức thì hình thức kỷ luật cách chức chỉ áp dụng với cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và viên cức quản lý. Cụ thể theo Điều 12 và Điều 18 Nghị định này:

Điều 12. Áp dụng hình thức kỷ luật cách chức đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý

Hình thức kỷ luật cách chức áp dụng đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc một trong các trường hợp sau đây:

1. Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức giáng chức theo quy định tại Điều 11 Nghị định này mà tái phạm hoặc cán bộ đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo theo quy định tại Điều 9 Nghị định này mà tái phạm;

2. Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định này;

3. Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 8 Nghị định này nhưng chưa đến mức buộc thôi việc, người vi phạm có thái độ tiếp thu, sửa chữa, chủ động khắc phục hậu quả và có nhiều tình tiết giảm nhẹ;

4. Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được bầu, phê chuẩn, bổ nhiệm vào chức vụ.

Điều 18. Áp dụng hình thức kỷ luật cách chức đối với viên chức quản lý

Hình thức kỷ luật cách chức áp dụng đối với viên chức quản lý thuộc một trong các trường hợp sau đây:

1. Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo theo quy định tại Điều 17 Nghị định này mà tái phạm;

2. Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 16 Nghị định này;

3. Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 17 Nghị định này;

4. Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được bổ nhiệm chức vụ.

Như vậy, cán bộ đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo theo quy định tại Điều 9 Nghị định này mà tái phạm hoặc viên chức quản lý đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo theo quy định tại Điều 17 Nghị định này mà tái phạm có thể bị cách chức.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Công an có được lấy vợ theo đạo không?

Công an là lực lượng giữ vai trò đảm cho an ninh và trật tự xã hội. Vậy Công an có được lấy vợ theo đạo...

Công chức có được làm thêm không?

Hiện nay không có quy định nào về việc cán công chức không được làm thêm ngoài giờ làm việc, do đó công chức hoàn toàn có quyền được làm thêm để kiếm thêm thu nhập ngoài giờ làm...

Viên chức có được hưởng phụ cấp công vụ không?

Phụ cấp công vụ áp dụng cho nhiều đối tượng như cán bộ, công chức, công an, quân đội. Vậy viên chức có được hưởng phụ cấp công vụ...

Công chức có được đi du lịch nước ngoài không?

Pháp luật hiện hành không có quy định cấm công chức đi du lịch nước ngoài tuy nhiên nếu công chức có nhu cầu đi du lịch nước ngoài phải xin phép và phải được sự đồng ý của thủ trưởng đơn vị công...

Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ là văn bản gì?

Chỉ thị là một loại văn bản hành chính hình thành trong quá trình chỉ đạo, điều hành, giải quyết công việc của các cơ quan, tổ...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi