Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư Vấn Luật Thuế – Lệ Phí – Hóa đơn Khu phi thuế quan là gì? Danh sách khu vực phi thuế quan
  • Thứ ba, 24/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 7059 Lượt xem

Khu phi thuế quan là gì? Danh sách khu vực phi thuế quan

Khu phi thuế quan là khu vực kinh tế nằm trong lãnh thổ Việt Nam, được thành lập theo quy định của pháp luật, có ranh giới địa lý xác định, ngăn cách với khu vực bên ngoài bằng hàng rào cứng, bảo đảm điều kiện cho hoạt động kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan của cơ quan hải quan và các cơ quan có liên quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và phương tiện, hành khách xuất cảnh, nhập cảnh; quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa giữa khu phi thuế quan với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu.

Khu công nghiệp, khu phi thuế quan, khu chế xuất… không còn là những cụm từ những khu vực quá xa lạ với chúng ta hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng có những hiểu biết đối với những khu vực này.

Trong bài viết lần này chúng tôi sẽ cung cấp một số kiến thức cơ bản của khu phi thuế quan là gì? để quý độc giả tìm hiểu được rõ hơn.

Khu phi thuế quan là gì?

Khu phi thuế quan là khu vực kinh tế nằm trong lãnh thổ Việt Nam, được thành lập theo quy định của pháp luật, có ranh giới địa lý xác định, ngăn cách với khu vực bên ngoài bằng hàng rào cứng, bảo đảm điều kiện cho hoạt động kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan của cơ quan hải quan và các cơ quan có liên quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và phương tiện, hành khách xuất cảnh, nhập cảnh; quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa giữa khu phi thuế quan với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu.

Bên cạnh đó, theo văn bản hợp nhất 16/VBHN-BTC và quyết định 100/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ khu phi thuế quan bao gồm:

+ Khu chế xuất;

+ Doanh nghiệp chế xuất;

+ Kho bảo thuế;

+ Khu bảo thuế;

+ Kho ngoại quan;

+ Khu kinh tế thương mại đặc biệt;

+ Khu thương mại – công nghiệp;

+ Các khu vực kinh tế khác được thành lập và được hưởng ưu đãi về thuế như khu phi thuế quan theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Quan hệ mua bán trao đổi hàng hóa giữa các khu này với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu.

Khu phi thuế quan tiếng Anh là gì?

Khu phi thuế quan tiếng Anh là Non-tariff zones

Ví dụ về khu phi thuế quan

Ví dụ 1: Khu chế xuất Tân Thuận tại Thành phố Hồ Chí Minh

Ví dụ 2: Khu chế xuất Linh Trung I và II tại thành phố Hồ Chí Minh

 

Hoạt động của khu phi thuế quan

Ở phần nội dung trên đã giải thích được cho độc giả nắm được rõ hơn về khái niệm khu phi thuế quan là gì? nội dung sau chúng tôi sẽ nêu ra một số hoạt động của khu phi thuế quan.

Quyết định 100/2009/QD-TTg của Thủ tướng  Chính phủ về việc ban hành quy chế hoạt động của khu phi thuế quan trong khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu cũng ghi nhận về khái niệm khu phi thuế quan như sau:

“Khu phi thuế quan là khu vực địa lý có ranh giới xác định, được ngăn cách với lãnh thổ bên ngoài bằng hàng rào cứng, có cổng và cửa ra vào bảo đảm điều kiện cho sự kiểm soát của cơ quan Hải quan và các cơ quan chức năng có liên quan, có cơ quan Hải quan giám sát, kiểm tra hàng hóa và phương tiện ra vào khu.”

Khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu bao gồm: khu bảo thuế, khu kinh tế thương mại dặc biệt, khu thương mại công nghiệp, khu thương mại tự do và các khu có tên gọi khác được thành lập theo quyết định của Thủ tướng chính phủ, có quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa giữa khu vực này với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu.

Nội địa là phần lãnh thổ Việt Nam bên ngoài khu phi thuế quan.

Ranh giới địa lý của khu phi thuế quan: ranh giới địa lý của khu phi thuế quan được xác định trong quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.

Các hoạt động trong khu phi thuế quan: các hoạt động thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ và các hoạt động khác quy định tại Luật Thương mại; sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp, chế biến hàng hóa. Các hoạt động quy định nêu trên phải tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan của Việt Nam về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện.

Những đối tượng được phép hoạt động trong khu phi thuế quan (sau đây gọi chung là doanh nghiệp khu phi thuế quan) bao gồm:

+ Thương nhân Việt Nam.

+ Chi nhánh, văn phòng đại diện của thương nhân Việt Nam.

+ Chi nhánh, văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam.

+ Nhà đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.

Danh sách khu vực phi thuế quan

Theo Văn bản hợp nhất số 16/VBHN-BTC và Quyết định 100/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ gồm:

Khu phi thuế quan bao gồm:

– Khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho bảo thuế, khu bảo thuế, kho ngoại quan, khu kinh tế thương mại đặc biệt, khu thương mại – công nghiệp.

– Các khu vực kinh tế khác được thành lập và được hưởng các ưu đãi về thuế như khu phi thuế quan theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Quan hệ mua bán trao đổi hàng hóa giữa các khu này với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu.

Khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu bao gồm:

– Khu bảo thuế, khu kinh tế thương mại đặc biệt, khu thương mại công nghiệp, khu thương mại tự do.

– Các khu có tên gọi khác được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, có quan hệ mua bán trao đổi hàng hóa giữa khu này với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu. Nội địa là phần lãnh thổ Việt Nam bên ngoài khu phi thuế quan.

Điều kiện thành lập khu phi thuế quan

Điều kiện để thành lập khu phi thuế quan như sau:

1. Có ranh giới xác định

2. Được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

3. Được ngăn cách với lãnh thổ bên ngoài, có hàng rào cứng bao quanh khu (trừ Khu Kinh tế – Thương mại đặc biệt Lao Bảo, tỉnh Quảng Trị và Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, tỉnh Hà Tĩnh)

4. Có cổng và cửa ra vào bảo đảm điều kiện cho sự kiểm tra, giám sát, kiểm soát của Cơ quan Hải quan và các Cơ quan chức năng khác có liên quan, có Tổ chức Hải quan thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hóa và phương tiện ra, vào khu.

5. Không có dân cư sinh sống bên trong

6. Có quy chế kiểm soát hàng hóa ra vào chặt chẽ

7. Mua bán hàng hóa trong khu phi thuế quan sẽ được coi là hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu.

8. Khu phi thuế quan có thể nằm trong Khu Công nghiệp và thỏa mãn yêu cầu trên.

Ưu điểm của khu phi thuế quan

Khu phi thuế quan góp phần hạn chế tình trạng thất nghiệp cho xã hội. Hiện nay nước ta đang có nguồn lao động ngày càng tăng cao, thêm vào đó tỷ lẹ thất nghiệp gây tệ nạn xã hội ngày càng nhiều. Những khu phi thuế quan được xây dựng góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, đào tạo những kỹ năng cho người lao động ngày càng nâng cao tay nghề hơn.

Thuận lợi cho việc sản xuất kinh doanh trao đổi hàng hóa tại khu kinh tế cửa khẩu. Khu phi thuế quan có thể phục vụ cho các tư nhân trẻ cũng như doanh nghiệp nhỏ, vừa và lớn có cơ hội tiếp xúc và thương lượng với nhau trên các cửa khẩu khác nhau. Là cầu nối cho sự giao lưu và hội nhập sản phẩm hàng hóa với thị trường quốc tế trong và ngoài nước.

Tạo nên những ưu đãi về thuế thu nhập cho doanh nghiệp. Trong khu vực phi thuế quan doanh nghiệp có thể được hưởng rất nhiều ưu đãi. Cụ thể, doanh nghiệp khi xuất khẩu hàng hóa đi nước ngoài được miễn giảm thuế, không phải chịu bất kỳ một loại thuế thu nhập cá nhân hay thuế giá trị gia tăng nào. Đồng thời doanh nghiệp cũng có thể đưa sản phẩm đó xuất khẩu ra nước ngoài hoặc những nhà đầu tư nước ngoài cũng có thể vào Việt Nam để cung cấp mặt hàng theo yêu cầu.

Nhược điểm của khu phi thuế quan

Khu phi thuế quan có thể kiểm định được chất lượng sản phẩm, kiểm soát, giám sát một phần nào những người xuất – nhập cảnh vào Việt Nam nhưng vẫn còn để xảy ra những tình trạng như thực phẩm bẩn hay không đạt yêu cầu về sức khỏe bị trà trộn vào Việt Nam. Quản lý về con người nhưng hiện nay vẫn còn tình trạng rất nhiều người nhập cư trái quy định pháp luật hoặc di cư một cách vô tội vạ.

Khu thuế quan kiểm tra và thu thuế, những ưu đãi, những chế độ đãi ngộ của nhà nước đối với thuế quan cho các doanh nghiệp nước ngoài cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đối với đất nước. Làm tăng tình trạng hàng hóa khiến sản phẩm thị trường hàng hóa của Việt Nam bị tiêu thụ chậm lại do những mặt hàng của nước ngoài du nhập vào đa phần đều là những loại hàng hóa giá rẻ hơn mà kiểu sản phẩm có phần lại tương tự nên đã ảnh hưởng rất nhiều tới hàng hóa trong nước.

Như vậy, trên đây là toàn bộ những vấn đề xoay quanh nội dung khu phi thuế quan là gì?

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Quy trình hoàn thuế thu nhập cá nhân 2024

Thuế thu nhập cá nhân là thuế trực thu nghĩa là việc tính thuế dựa trên thu nhập của người nộp thuế khi đã trừ đi các khoản thu nhập được tính vào miễn thuế và các khoản được giảm trừ theo quy định của Luật Thuế thu nhập cá nhân cùng các văn bản, hướng dẫn có liên...

Lợi nhuận trước thuế là gì? Công thức tính lợi nhuận trước thuế 2024?

Lợi nhuận trước thuế được tính toán và ghi nhận trong báo cáo tài chính định kỳ của doanh nghiệp. Lợi nhuận trước thuế thể hiện việc kinh doanh của doanh nghiệp và là cơ sở quyết định đầu tư của các nhà đầu...

Thủ tục chứng minh căn nhà duy nhất

Để giúp Quý độc giả thực hiện Thủ tục chứng minh căn nhà duy nhất, chúng tôi thực hiện bài viết với những chia sẻ này. Mời Quý độc giả theo...

Doanh nghiệp mới thành lập có được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp?

Doanh nghiệp mới thành lập tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp và lĩnh vực hoạt động mà sẽ nhận được các chính sách về miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp khác...

Mức phạt chậm nộp báo cáo sử dụng chứng từ khấu trừ thuế TNCN

Tổ chức trả thu nhập sử dụng chứng từ khấu trừ khi sáp nhập, hợp nhất, giải thể, chuyển đổi hình thức sở hữu, phá sản, ngừng hoạt động, phải báo cáo quyết toán sử dụng chứng từ khấu trừ đã phát hành với cơ quan thuế nơi đăng ký sử dụng chứng từ khấu trừ trong thời hạn chậm nhất là 05 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định sáp nhập, hợp nhất, giải thể, chuyển...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi