• Thứ năm, 07/09/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2171 Lượt xem

Khi nào phát lệnh truy nã?

Lệnh truy nã được phát khi bị can trốn hoặc không biết rõ bị can đang ở đâu, khi có lệnh truy nã tội phạm, tất cả các cơ quan có thẩm quyền phối hợp thực hiện ngay để truy tìm tung tích của tội phạm thật nhanh chóng để phòng trừ những hậu quả về sau.

Truy nã tội phạm là một trong những biện pháp trong đấu tranh phòng, chống tội phạm nhằm phát hiện, tìm kiếm, bắt giữ người có hành vi phạm tội đang lẩn trốn. Vậy Khi nào phát lệnh truy nã?

Truy nã là gì?

Truy nã là việc cơ quan điều tra ra quyết định để truy tìm tung tích của người vi phạm pháp luật hình sự đã có hoặc chưa có bản án xét xử của tòa án khi người đó bỏ trốn hoặc không biết đang ở đâu.

Đối tượng bị truy nã bao gồm:

– Bị can, bị cáo bỏ trốn hoặc không biết đang ở đâu.

– Người bị kết án trục xuất, người chấp hành án phạt trục xuất bỏ trốn.

– Người bị kết án phạt tù bỏ trốn.

– Người bị kết án tử hình bỏ trốn.

– Người đang chấp hành án phạt tù, người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, người được hoãn chấp hành án bỏ trốn.

Khi nào phát lệnh truy nã?

Theo quy định tại Điều 231 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về truy nã bị can như sau:

Điều 231. Truy nã bị can

1. Khi bị can trốn hoặc không biết rõ bị can đang ở đâu thì Cơ quan điều tra phải ra quyết định truy nã bị can.

2. Quyết định truy nã ghi rõ họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của bị can, đặc điểm để nhận dạng bị can, tội phạm mà bị can đã bị khởi tố và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này; kèm theo ảnh bị can (nếu có).

Quyết định truy nã bị can được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và thông báo công khai để mọi người phát hiện, bắt người bị truy nã.

3. Sau khi bắt được bị can theo quyết định truy nã thì Cơ quan điều tra đã ra quyết định truy nã phải ra quyết định đình nã. Quyết định đình nã được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và thông báo công khai.

Lệnh truy nã là một văn bản quy phạm pháp luật được ban hành tức là quyết định của cơ quan điều ra để truy tìm tung tích của người phạm tội đã bỏ trốn khỏi trại giam. 

Khi nào phát lệnh truy nã? theo quy định trên thì lệnh truy nã được phát khi bị can trốn hoặc không biết rõ bị can đang ở đâu.

Khi có lệnh truy nã tội phạm, tất cả các cơ quan có thẩm quyền phối hợp thực hiện ngay để truy tìm tung tích của tội phạm thật nhanh chóng để phòng trừ những hậu quả về sau.

Thời hạn xóa lệnh truy nã là bao lâu?

Theo quy định của Bộ luật Hình sự hiện nay chỉ quy định về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự tại Điều 27 cụ thể như sau:

Điều 27. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự

1. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

2. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:

a) 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng;

b) 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng;

c) 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng;

d) 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Đối với các đối tượng đã có quyết định truy nã thì thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính lại kể từ khi người đó ra đầu thú hoặc bị bắt giữ.

Bên cạnh đó, Bộ luật Hình sự cũng quy định về thời hiệu thi hành bản án là thời hạn mà cá nhân hoặc pháp nhân phải chấp hành bản án đã tuyên. Nếu quá thời hạn này thì không phải thực hiện bản án nữa. Cụ thể được nêu tại Điều 60 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 như sau:

Điều 60. Thời hiệu thi hành bản án

1. Thời hiệu thi hành bản án hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó người bị kết án, pháp nhân thương mại bị kết án không phải chấp hành bản án đã tuyên.

2. Thời hiệu thi hành bản án hình sự đối với người bị kết án được quy định như sau:

a) 05 năm đối với các trường hợp xử phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc xử phạt tù từ 03 năm trở xuống;

b) 10 năm đối với các trường hợp xử phạt tù từ trên 03 năm đến 15 năm;

c) 15 năm đối với các trường hợp xử phạt tù từ trên 15 năm đến 30 năm;

d) 20 năm đối với các trường hợp xử phạt tù chung thân hoặc tử hình.

3. Thời hiệu thi hành bản án hình sự đối với pháp nhân thương mại là 05 năm.

Thời hiệu thi hành bản án tính lại kể từ khi người đó ra trình diện hoặc bị bắt giữ.

Từ những phân tích trên thấy được rằng hiện nay không có quy định cụ thể về thời hạn xóa lệnh truy nã do đó chỉ khi người phạm tội ra đầu thú, trình diện hoặc bị bắt giữ thì cơ quan ra quyết định truy nã mới ra quyết định đình nã, dừng việc truy nã lại.

Truy nã và truy tìm khác nhau như thế nào?

Hiện nay rất nhiều người bị nhầm lẫn giữa 2 khái niệm truy nã và truy tìm vậy điểm khác nhau giữa 2 khái niệm này như thế nào?

– Truy nã là việc cơ quan tìm hiểu ra quyết định hành động truy nã nhằm mục đích phát hiện, tìm kiếm, bắt giữ người có hành vi phạm tội đang lẩn trốn cho công tác làm việc tìm hiểu, truy tố, xét xử, thi hành án phạt tù hoặc tử hình.

Đối tượng của truy nã chỉ áp dụng cho phạm vi trong lĩnh vực tố tụng hình sự, các tội phạm về hình sự.

– Truy tìm là việc tìm kiếm nạn nhân chưa rõ tung tích, người mất tích, đối tượng gây án bỏ trốn chưa rõ lai lịch, nhân chứng vật chứng của vụ án hình sự phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử.

Truy tìm được áp dụng cho tất cả những đối tượng không rõ tung tích, phạm vi tìm kiếm rộng hơn truy nã.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thời hạn điều tra vụ án hình sự là bao lâu?

Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều...

Dùng dao đâm chết người đi tù bao nhiêu năm?

Trong trường hợp cụ thể, người dùng dao đâm chết người có thể bị truy cứu về một trong các tội khác như: Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ, Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ, Tội vô...

Vay tiền mà không trả phạm tội gì?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ: Vay tiền mà không trả phạm tội gì? Mời Quý vị tham...

Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù không?

Đơn bãi là là yêu cầu rút lại yêu cầu khởi tố của người bị hại, Vậy Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù...

Đi khỏi nơi cư trú khi bị cấm đi khỏi nơi cư trú bị xử lý như thế nào?

Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú không quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi