• Thứ ba, 24/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 6639 Lượt xem

Khi nào phải đóng thuế thu nhập cá nhân?

Thuế thu nhập cá nhân là thuế trực thu, tính trên thu nhập của người nộp thuế sau khi đã trừ các thu nhập miễn thuế và các khoản được giảm trừ gia cảnh.

Khi nào phải đóng thuế thu nhập cá nhân là vấn đề được nhiều người quan tâm, bài viết dưới đây sẽ đem đến cho bạn thông tin pháp lý về thuế thu nhập cá nhân và trả lời cho câu hỏi Khi nào phải đóng thuế thu nhập cá nhân?

Thuế thu nhập cá nhân là gì?

Thuế thu nhập cá nhân là một cụm từ phổ biến mà hầu hết mọi người biết đến, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ các quy định pháp luật về thuế thu nhập cá nhân cũng như Khi nào phải đóng thuế thu nhập cá nhân?

Hiện nay, chưa có định nghĩa chính xác, cụ thể về thuế thu nhập cá nhân (thuế thu nhập cá nhân). Tuy nhiên, dựa trên các quy định của pháp luật được ghi nhận tại Luật thuế thu nhập cá nhân, các Nghị định, Thông tư hướng dẫn, có thể hiểu thuế thu nhập cá nhân như sau:

Thuế thu nhập cá nhân là thuế trực thu, tính trên thu nhập của người nộp thuế sau khi đã trừ các thu nhập miễn thuế và các khoản được giảm trừ gia cảnh. Thuế thu nhập cá nhân được đánh trên nguyên tắc công bằng để đảm bảo đời sống cho những người có thu nhập thấp và trung bình.

Tại sao phải nộp thuế thu nhập cá nhân?

Cần phải nộp thuế thu nhập cá nhân là bởi vì:

Thứ nhất: Thuế là nguồn thu ngân sách quan trọng cho Nhà nước để thực hiện nhiều dự án cộng đồng và đảm bảo phúc lợi xã hội cho mọi người.

Thứ hai: Nộp thuế thu nhập cá nhân giúp cán cân của nền kinh tế được cân đối giữa thu nhập, tiêu dùng và tiết kiệm.

Thứ ba: Việc kê khai thu nhập cũng nhằm đảm bảo tính minh bạch trong nguồn hình thành thu nhập tránh những nguồn thu bất hợp pháp.

Thứ tư: Những người nộp thuế là những người có mức thu nhập cao, việc nộp thuế cũng nhằm mục đích giảm khoảng cách giàu và nghèo trong xã hội.

Khi nào phải đóng thuế thu nhập cá nhân?

Khi nào phải đóng thuế thu nhập cá nhân? Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 quy định về mức giảm trừ gia cảnh như sau:

1. Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm);

2. Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng”.

Như vậy, căn cứ theo cách tính thuế theo quy định pháp luật và quy định về mức giảm trừ gia cảnh theo Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 có thể kết luận:

Các cá nhân có thu nhập từ 11.000.000đ/tháng trở lên có thể phải đóng thuế thu nhập cá nhân cho Nhà nước.

Các cá nhân có thu nhập dưới 11.000.000đ/tháng thì chắc chắn không cần phải đóng thế thu nhập cá nhân.

Cách tính thuế thu nhập cá nhân

Khi nào phải đóng thuế thu nhập cá nhân? Cách tính thế nào? Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 quy định về mức giảm trừ gia cảnh như sau:

1. Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm);

2. Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng”.

Như vậy, căn cứ theo cách tính thuế theo quy định pháp luật và quy định về mức giảm trừ gia cảnh theo Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 có thể kết luận:

Các cá nhân có thu nhập từ 11.000.000đ/tháng trở lên có thể phải đóng thuế thu nhập cá nhân cho Nhà nước.

Các cá nhân có thu nhập dưới 11.000.000đ/tháng thì chắc chắn không cần phải đóng thế thu nhập cá nhân.

Thời điểm tính thuế thu nhập cá nhân là thời điểm chi trả thu nhập.

a. Cách tính thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú:

Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam phải nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật.

Trong đó, theo quy định tại Điều 2 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 cá nhân cư trú là người đáp ứng  một trong các điều kiện sau đây:

+ Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;

+ Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.

Số thuế thu nhập cá nhân phải nộp của cá nhân cư trú được tính như sau:

Thứ nhất: Trường hợp ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên:

Công thức tính thuế:

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế thu nhập cá nhân x Thuế suất

Trong đó:

 (1) Thu nhập tính thuế được xác định như sau:

Thu nhập tính thuế thu nhập cá nhân = Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân – Các khoản giảm trừ

Trong đó:

– Thu nhập chịu thuế được xác định như sau:

Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân = Tổng thu nhập – Các khoản thu nhập được miễn thuế thu nhập cá nhân

+ Tổng thu nhập được xác định theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC và Khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 11 Thông tư 92/2015/TT-BTC.

+ Các khoản thu nhập được miễn thuế là thu nhập được quy định tại Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC.

– Các khoản giảm trừ bao gồm:

+ Các khoản giảm trừ gia cảnh:

Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm);

Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.

+ Các khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện theo hướng dẫn tại Khoản 2 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC.

+ Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học theo hướng dẫn tại Khoản 3 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC.

(2) Thuế suất thuế thu nhập cá nhân

Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công là tổng số thuế tính theo từng bậc thu nhập. Số thuế tính theo từng bậc thu nhập bằng thu nhập tính thuế của bậc thu nhập nhân (×) với thuế suất tương ứng của bậc thu nhập đó.

Thứ hai: Trường hợp không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng

Theo điểm i, khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư 113) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.

Trong đó, tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác trả cho cá nhân bao gồm:

– Tiền hoa hồng đại lý bán hàng hóa, tiền hoa hồng môi giới; tiền tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, kỹ thuật; tiền tham gia các dự án, đề án; tiền nhuận bút theo quy định của pháp luật về chế độ nhuận bút; tiền tham gia các hoạt động giảng dạy; tiền tham gia biểu diễn văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao; tiền dịch vụ quảng cáo; tiền dịch vụ khác, thù lao khác.

– Tiền nhận được từ tham gia hiệp hội kinh doanh, hội đồng quản trị doanh nghiệp, ban kiểm soát doanh nghiệp, ban quản lý dự án, hội đồng quản lý, các hiệp hội, hội nghề nghiệp và các tổ chức khác.

Như vậy, thuế thu nhập cá nhân trong trường hợp này sẽ được tính như sau:

Thuế thu nhập cá nhân bị khấu trừ = Thu nhập tính thuế thu nhập cá nhân x Thuế suất 10%.

b. Cách tính thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân không cư trú:

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú được xác định như sau:

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân x Thuế suất 20%

Trong đó, thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú được xác định như đối với thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công của cá nhân cư trú.

Việc xác định thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công tại Việt Nam trong trường hợp cá nhân không cư trú làm việc đồng thời ở Việt Nam và nước ngoài nhưng không tách riêng được phần thu nhập phát sinh tại Việt Nam  thực hiện theo công thức sau:

Thứ nhất: Đối với trường hợp cá nhân người nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam:

Tổng thu nhập phát sinh tại Việt Nam=Số ngày làm việc cho công việc tại Việt NamxThu nhập từ tiền lương, tiền công toàn cầu (trước thuế)+Thu nhập chịu thuế khác (trước thuế) phát sinh tại Việt Nam
Tổng số ngày làm việc trong năm

Thứ hai: Đối với các trường hợp cá nhân người nước ngoài hiện diện tại Việt Nam:

Tổng thu nhập phát sinh tại Việt Nam=Số ngày có mặt ở Việt NamxThu nhập từ tiền lương, tiền công toàn cầu (trước thuế)+Thu nhập chịu thuế khác (trước thuế) phát sinh tại Việt Nam
365 ngày

Thu nhập chịu thuế khác (trước thuế) phát sinh tại Việt Nam tại điểm a, b nêu trên là các khoản lợi ích khác bằng tiền hoặc không bằng tiền mà người lao động được hưởng ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả hoặc trả hộ cho người lao động.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi nhằm giải đáp thắc mắc Khi nào phải đóng thuế thu nhập cá nhân? để bạn đọc tham khảo. Nếu Quý khách còn thắc mắc gì vấn đề này hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết thì vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số 1900 6557.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Tăng vốn điều lệ có phải nộp thêm thuế môn bài?

Doanh nghiệp có thay đổi vốn điều lệ thì căn cứ để xác định mức thu thuế môn bài là vốn điều lệ của năm trước liền kề năm tính thuế môn...

Chuyển nhượng cổ phần có phải xuất hóa đơn không?

Từ quy định trên thấy được rằng khi doanh nghiệp thực hiện việc chuyển nhượng vốn của doanh nghiệp thì doanh nghiệp vẫn phải thực hiện việc xuất hóa đơn GTGT. Do đó chuyển nhượng cổ phấn vẫn phải xuất hóa đơn theo quy...

Bài viết được tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam có được bảo hộ quyền tác giả không?

Tác phẩm trí tuệ nhân tạo là sản phẩm của các thuật toán có khả năng tạo ra các tác phẩm hình ảnh, âm thanh hoặc văn học… một cách tự...

Nộp tờ khai thuế TNCN chuyển nhượng cổ phần ở đâu?

Cá nhân có thu nhập từ chuyển nhượng cổ phần sẽ thực hiện khai thuế tại cơ quan quản lý công ty phát hành cổ phần, tùy từng trường hợp cụ thể việc chậm nộp tờ khai thuế TNCN từ việc chuyển nhượng vốn sẽ bị xử phạt theo quy...

Bố chuyển nhượng cổ phần cho con thì có phải chịu thuế thu nhập cá nhân không?

Cổ phần được tự do chuyển nhượng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi