Trang chủ Dịch vụ Doanh nghiệp Hợp tác xã có phải là doanh nghiệp không?
  • Thứ ba, 17/10/2023 |
  • Dịch vụ Doanh nghiệp |
  • 2202 Lượt xem

Hợp tác xã có phải là doanh nghiệp không?

Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.

Hợp tác xã là một tổ chức kinh tế tập thể được thành lập khá nhiều ở nước ta hiện nay. Liên quan đến hợp tác xã có nhiều người băn khoăn và đặt câu hỏi Hợp tác xã có phải là doanh nghiệp không?

Chúng tôi sẽ giúp quý bạn đọc giải đáp vấn đề này thông qua bài viết Hợp tác xã có phải là doanh nghiệp không?

Hợp tác xã là gì?

Trước khi đi vào tìm hiểu xem hợp tác xã có phải là doanh nghiệp không, chúng ta cần tìm hiểu hợp tác xã là gì?

Theo quy định tại điều 3 Luật Hợp tác xã 2012 quy định:

“ Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.”

Từ quy định nêu trên chúng ta có thể nhận thấy hợp tác xã có những đặc điểm như sau:

+ Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu.

+ Hợp tác xã do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã

+ Hợp tã xã có tư cách pháp nhân

Liên quan đến hợp tác xã thì chúng ta có khái niệm liên hiệp hợp tác xã. Liên hiệp hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 04 hợp tác xã tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu chung của hợp tác xã thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý liên hiệp hợp tác xã.

Hợp tác xã có phải là doanh nghiệp không?   

Sau khi tìm hiểu được về hợp tác xã và những đặc điểm của nó, chúng ta đã có những cái nhìn chung nhất về hợp tác. Vậy hợp tác xã có phải là doanh nghiệp không?

Theo khoản 10 điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 thì doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.

Hiện nay theo Luật doanh nghiệp 2020 thì có các loại hình doanh nghiệp sau đây.

– Doanh nghiệp tư nhân

– Công ty cổ phần

– Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

– Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

– Công ty hợp danh.

Theo khoản 1 Điều 3 Luật hợp tác xã 2012 có quy định về hợp tác xã như sau: Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.

Như vậy hợp tác xã không phải là một doanh nghiệp mà chỉ là một tổ chức kinh tế tập thể. Tuy nhiên hợp tác xã là tổ chức có tư cách pháp nhân.

Quyền và nghĩa vụ của hợp tác xã

– Quyền của hợp tác xã:

+ Thực hiện mục tiêu hoạt động của hợp tác xã; tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động của mình.

+ Quyết định tổ chức quản lý và hoạt động của hợp tác xã; thuê và sử dụng lao động.

+ Tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm theo ngành, nghề đã đăng ký nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên.

+ Cung ứng, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ, việc làm cho thành viên và ra thị trường nhưng phải bảo đảm hoàn thành nghĩa vụ đối với thành viên.

+ Kết nạp mới, chấm dứt tư cách thành viên

+ Tăng, giảm vốn điều lệ trong quá trình hoạt động; huy động vốn và hoạt động tín dụng nội bộ theo quy định của pháp luật.

+ Liên doanh, liên kết, hợp tác với tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài để thực hiện mục tiêu hoạt động của hợp tác xã

+ Góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp nhằm mục tiêu hỗ trợ hoạt động của hợp tác xã

+ Quản lý, sử dụng, xử lý vốn, tài sản và các quỹ của hợp tác xã

+ Thực hiện việc phân phối thu nhập, xử lý các khoản lỗ, khoản nợ của hợp tác xã

+ Tham gia các tổ chức đại diện của hợp tác xã

+ Khiếu nại hoặc thông qua người đại diện tố cáo các hành vi vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của hợp tác xã; xử lý thành viên vi phạm điều lệ và giải quyết tranh chấp nội bộ.

– Nghĩa vụ của hợp tác xã

+ Thực hiện các quy định của điều lệ.

+ Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của thành viên theo quy định của Luật hợp tác xã

+ Hoạt động đúng ngành, nghề đã đăng ký.

+ Thực hiện hợp đồng dịch vụ giữa hợp tác xã với thành viên

+ Thực hiện quy định của pháp luật về tài chính, thuế, kế toán, kiểm toán, thống kê.

+ Quản lý, sử dụng vốn, tài sản và các quỹ của hợp tác xã theo quy định của pháp luật.

+ Quản lý, sử dụng đất và tài nguyên khác được Nhà nước giao hoặc cho thuê theo quy định của pháp luật.

+ Ký kết và thực hiện hợp đồng lao động, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các chính sách khác cho người lao động theo quy định của pháp luật.

+ Giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, cung cấp thông tin cho thành viên

+ Thực hiện chế độ báo cáo về tình hình hoạt động của hợp tác xã theo quy định của Chính phủ.

+ Bồi thường thiệt hại do mình gây ra cho thành viên theo quy định của pháp luật.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về nội dung Hợp tác xã có phải là doanh nghiệp không? Chúng tôi hi vọng rằng nội dung bài viết sẽ hữu ích và giúp quý bạn đọc hiểu rõ về nội dung này.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (8 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ

QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.9990981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

Năng lực của Luật Hoàng Phi trong lĩnh vực Doanh nghiệp

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thay đổi địa chỉ công ty tại Thanh Hóa

Để giúp Quý độc giả có thêm thông tin về Thay đổi địa chỉ công ty tại Thanh Hóa, chúng tôi thự chiện bài viết với những chia sẻ này. Do đó, Quý vị đừng bỏ qua...

Thay đổi địa chỉ công ty tại Phú Thọ

Thay đổi địa chỉ công ty tại Phú Thọ là thủ tục hành chính được thực hiện tại Sở kế hoạch đầu tư để ghi nhận địa chỉ công ty mới trên giấy chứng nhận đăng ký kinh...

Thay đổi địa chỉ công ty tại Hà Nam

Thay đổi địa chỉ công ty nhưng không làm thay đổi cơ quan quản lý thuế là trường hợp doanh nghiệp chuyển địa chỉ khỏi nơi đã đăng ký tới một địa chỉ mới trong cùng quận/huyện/thành phố trực thuộc...

Thành lập hộ kinh doanh cá thể tại quận Ba Đình

Theo khoản 1 Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, đăng ký hộ kinh doanh được thực hiện tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh...

Mã ngành kinh doanh thực phẩm chức năng khi thành lập công ty

Mã ngành kinh doanh thực phẩm chức năng khi thành lập công ty là gì? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ, do đó, Quý vị đừng bỏ...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi