• Thứ năm, 31/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 3340 Lượt xem

Hôi của là gì?

Hôi của là hành vi lấy cắp đồ công khai của người khác do nhiều người cùng thực hiện, xảy ra khi người bị nạn không đủ khả năng bảo vệ tài sản của mình trước số đông nhiều người.

“Hôi của” không còn là hành động xa lạ đối với tất cả chúng ta. Tình trạng hôi của đang thực sử trở thành những thực trạng gây nhức nhối trong dư luận.

Trong bài viết lần này, chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung liên quan tới vấn đề: Hôi của là gì?

Hôi của là gì?

Hôi của là một hành vi lấy đồ của người khác do nhiều người thực hiện cùng một lúc, hành vi xấu này xảy ra khi chủ tài sản không đủ khả năng bảo vệ tài sản của mình trước số đông nhiều người.

Căn nguyên của tệ nạn hôi của cũng như nhiều vấn nạn khác, là trách nhiệm cá nhân đã bị coi nhẹ trong cộng đồng, tâm lý đám đông đã ngấm vào máu.

Hôi của là hành vi lấy cắp đồ công khai của người khác do nhiều người cùng thực hiện, xảy ra khi người bị nạn không đủ khả năng bảo vệ tài sản của mình trước số đông nhiều người. Mặc dù, bị dư luận xã hội lên án gay gắt nhưng hành vi đáng xấu hổ này vẫn liên tiếp xảy ra trong thời gian qua.

Ngoài việc giải đáp hôi của là gì? chúng tôi còn chia sẻ những thông tin hữu ích liên quan đến hôi của theo quy định pháp luật, do đó, Quý vị đừng bỏ lỡ.

Hôi của có vi phạm pháp luật không? 

Hôi của thực chấy là hành vi lợi dụng việc người bị tai nạn bị ngã, choáng, ngất, thậm chí đã chết… để nhặt, lấy đồ đạc, tiền bạc (hổi của) người bị tai nạn giao thông không chỉ là hành vid dáng lên án về mặt đạo đức mà còn là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử lý nghiêm khắc. Tùy từng trường hợp cụ thể mà người có hành vi “hôi của” có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Công nhiên chiếm đoạt tài sản” hay “trộm cắp tài sản”.

Hôi của bị xử lý như thế nào?

Hành vi hôi của bị xử lý như sau:

– Xử phạt hành chính:

Trong trường hợp hành vi “hôi của” chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì người thực hiện hành vi hôi của sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.

Cụ thể, Điều 15 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 15. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Trộm cắp tài sản, xâm nhập vào khu vực nhà ở, kho bãi hoặc địa điểm khác thuộc quản lý của người khác nhằm mục đích trộm cắp, chiếm đoạt tài sản;

b) Công nhiên chiếm đoạt tài sản;

c) Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc đến thời điểm trả lại tài sản do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng, mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

d) Không trả lại tài sản cho người khác do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng nhưng sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản;

đ) Thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của cá nhân, tổ chức, trừ trường hợp vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều 21 Nghị định này;

b) Dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản;

c) Gian lận hoặc lừa đảo trong việc môi giới, hướng dẫn giới thiệu dịch vụ mua, bán nhà, đất hoặc các tài sản khác;

d) Mua, bán, cất giữ hoặc sử dụng tài sản của người khác mà biết rõ tài sản đó do vi phạm pháp luật mà có;

đ) Sử dụng, mua, bán, thế chấp, cầm cố trái phép hoặc chiếm giữ tài sản của người khác;

e) Cưỡng đoạt tài sản nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 và các điểm a, b, c và đ khoản 2 Điều này;

b) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các điểm c, d và đ khoản 2 Điều này;

b) Buộc trả lại tài sản do chiếm giữ trái phép đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm đ và e khoản 2 Điều này;

c) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.

Như đã đề cập trên đây về khái niệm hôi của, những người hôi của lợi dụng tình trạng chủ sở hữu không thể bảo vệ được tài sản của mình để chiếm đoạt tài sản. Đây chính là hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sả. Theo quy định trên, người thực hiện hành vi vi phạm bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng và bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm.

– Xử lý hình sự:

Công nhiên chiếm đạo tài sản là hành vi vông khai chiếm đoạt tài sản của người khác trong hoàn cảnh người chủ tài sản không có điều kiện ngăn cản.

Căn cứ quy định tại Điều 172 – Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định, cụ thể:

Điều 172. Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản

1. Người nào công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 173, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; 

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

b) Hành hung để tẩu thoát;

c) Tái phạm nguy hiểm;

d) Chiếm đoạt tài sản là hàng cứu trợ;

đ) Công nhiên chiếm đoạt tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại một trong các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

Bên cạnh đó, người hôi của còn có thể bị truy tố với tội danh Trộm cắp tài sản. Quy định tại Điều 173 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017, cụ thể:

Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ 2.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xáo án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Đối với tội Trộm cắp tài sản cũng có ba khung hình phạt nặng hơn; trong đó mức hình phạt cao nhất cho tội này có thể là tù chung thân; người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Trong các trường hợp có hiện tượng hôi của xảy ra lực lượng công an địa phương phải có trách nhiệm phối hợp với chính quyền bảo vệ tài sản của người bị nạn.

Nếu định lượng được giá trị tài sản đã bị những người hôi của chiếm đoạt thì hành vi của những người hôi của đã cấu thành tội phạm hình sự. Trong trường hợp này, để xác định rõ tội danh những người hôi của, các cơ quan chức năng phải có trách nhiệm xác định các dấu hiệu liên quan. Tuy nhiên, qua các vụ hôi của đã xảy ra cho thấy, hành vi này có thể xem xét xử lý về các tội trộm cắp tài sản, hoặc công nhiên chiếm đoạt tài sản.

Cần làm gì để hạn chế tình trạng hôi của?

Để hạn chế tình trạng hôi của và những ảnh hưởng của nó tới chủ sở hữu tài sản, đạo đức xã hội cần thực hiện các biện pháp giáo dục như:

+ Giáo dục để cải thiện nhận thức của mỗi người, tránh tư duy hám của, không làm mà hưởng qua trường lớp, gia đình, các hoạt động đoàn thể,…

+ Nhân rộng những tấm gương người tốt, việc tốt, khơi gợi sự học tập, phát huy những truyền thống tốt đẹp như giúp đỡ người khác trong hoàn cảnh khó khăn. Để khi người có tài sản ở trong tình trạng khó khăn không thể bảo vệ tài sản của mình vẫn sẵn sàng có những người bảo vệ, giúp đỡ, thay vì lợi dụng để làm lợi cho mình.

+ Phổ biến pháp luật, biện pháp xử phạt hôi của dưới góc độ pháp luật để ngăn chặn, răn đe những người có suy nghĩ lệch lạc.

+ Tuyên truyền cần được đẩy mạnh, đặc biệt là thông qua các phương tiện truyền thông để mọi người hiểu rõ về hôi của, có thái độ phù hợp, từ đó có hành động đúng đắn.

Trên đây là nội dung bài viết của Công ty Luật Hoàng Phi về hôi của là gì? Bên cạnh đó, chúng tôi cũng phân tích một số quy định của pháp luật liên quan tới vấn đề hôi của hiện nay cũng như các hình thức xử lý đối với hành vi này.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thời hạn điều tra vụ án hình sự là bao lâu?

Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều...

Dùng dao đâm chết người đi tù bao nhiêu năm?

Trong trường hợp cụ thể, người dùng dao đâm chết người có thể bị truy cứu về một trong các tội khác như: Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ, Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ, Tội vô...

Vay tiền mà không trả phạm tội gì?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ: Vay tiền mà không trả phạm tội gì? Mời Quý vị tham...

Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù không?

Đơn bãi là là yêu cầu rút lại yêu cầu khởi tố của người bị hại, Vậy Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù...

Đi khỏi nơi cư trú khi bị cấm đi khỏi nơi cư trú bị xử lý như thế nào?

Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú không quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi