Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Hình sự Học sinh đánh nhau ai phải chịu trách nhiệm?
  • Thứ ba, 29/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 637 Lượt xem

Học sinh đánh nhau ai phải chịu trách nhiệm?

Trường hợp học sinh thực hiện hành vi đánh nhau ngoài phạm vi trường học mà gây ra thiệt hại thì cha, mẹ, người giám hộ của người chưa đủ mười lăm tuổi tiến hành bồi thường thiệt hại. 

Việc học sinh đánh nhau sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nhà trường, gia đình và xã hội, một trong những vấn đề được nhiều người băn khoăn hiện nay đó là Học sinh đánh nhau ai phải chịu trách nhiệm? Trong nội dung bài viết sau sẽ giải đáp chi tiết hơn.

Các hành vi học sinh không được làm

Điều 37 Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT ban hành điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học quy định về những hành vi mà học sinh không được làm gồm có:

– Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, người khác và học sinh khác;

– Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi, tuyển sinh;

– Mua bán, sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất gây nghiện, các chất kích thích khác và pháo, các chất gây cháy nổ;

– Sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp mà không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép;

– Đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và ngoài nhà trường;

– Sử dụng, trao đổi sản phẩm văn hóa có nội dung kích động bạo lực, đồi trụy, sử dụng đồ chơi hoặc chơi trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạng của bản thân.

Xử lý kỷ luật với hành vi học sinh đánh nhau

Đối với hành vi đánh nhau, gây rối trật tự công cộng, an ninh trong và ngoài nhà trường thì học sinh sẽ bị xử lý kỷ luật theo khoản 2 điều 38 Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT cụ thể:

2. Học sinh vi phạm khuyết điểm trong quá trình học tập, rèn luyện được giáo dục hoặc xử lý kỷ luật theo các hình thức sau đây:

a) Nhắc nhở, hỗ trợ, giúp đỡ trực tiếp để học sinh khắc phục khuyết điểm.

b) Khiển trách, thông báo với cha mẹ học sinh nhằm phối hợp giúp đỡ học sinh khắc phục khuyết điểm.

c) Tạm dừng học ở trường có thời hạn và thực hiện các biện pháp giáo dục khác theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Riêng đối với học sinh tiểu học thì sẽ xử lý theo quy định tại Khoản 3 Điều 38 Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:

Điều 38. Khen thưởng và kỷ luật

3. Học sinh có khuyết điểm trong quá trình học tập, rèn luyện và các phong trào thi đua, tuỳ theo mức độ vi phạm có thể thực hiện các biện pháp kỉ luật sau: nhắc nhở, hỗ trợ giúp đỡ trực tiếp để học sinh tiến bộ hơn; thông báo với cha mẹ học sinh nhằm phối hợp giúp đỡ học sinh khắc phục khuyết điểm. Giáo viên không được phê bình học sinh trước cả lớp, trước toàn trường hoặc trong cuộc họp chung với cha mẹ học sinh.

Trách nhiệm hành chính của học sinh khi tham gia đánh nhau

Căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 5 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, đối tượng bị xử phạt hành chính bao gồm:

– Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý

– Người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính.

Đối chiếu theo quy định tại Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình thì với hành vi:

– Tổ chức, thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, kích động người khác cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác hoặc xâm phạm danh dự, nhân phẩm của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

– Tổ chức thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ hoặc kích động người khác gây rối, làm mất trật tự công cộng thì bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

– Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.

– Gây rối trật tự công cộng mà có mang theo các loại vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ hoặc công cụ, đồ vật, phương tiện khác có khả năng sát thương thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.

Ngoài ra, người thực hiện hành vi cố ý gây thương tích hay tổ chức, thuê, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, kích động người khác cố ý gây thương tích thì bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và buộc phải chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh.

Như vậy, trường hợp đánh nhau mà các em học sinh đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi sẽ bị xử phạt hành chính đối với hành vi do lỗi cố ý còn các em học sinh từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt hành chính với mọi hành vi mà không phân biệt do lỗi cố ý hay lỗi vô ý.

Trách nhiệm dân sự của học sinh khi tham gia đánh nhau

Tại Điều 586 Bộ luật Dân sự năm 2015, quy định năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân:

– Người đủ mười tám tuổi trở lên: người đủ mười tám tuổi trở lên mà gây thiệt hại thì phải tự mình bồi thường.

– Người chưa đủ mười lăm tuổi: người chưa đủ mười lăm tuổi mà gây thiệt hại và còn cha mẹ thì cha mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại. Nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu.

– Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi: người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thực hiện hành vi gây ra thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình. Nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.

– Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi: người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thực hiện hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường. Nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình hay người giám họ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không lấy tài sản của mình để bồi thường.

Trách nhiệm hình sự sự của học sinh khi tham gia đánh nhau

Tùy vào tính chất, mức độ tổn thương của người bị đánh mà khi học sinh đánh nhau các em có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về tội “Cố ý gây thương tích” tại Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 22 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017.

Đồng thời tại Điều 12 Bộ luật hình sự năm 2015 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 cũng quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự như sau:

– Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.

– Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định của Bộ luật này.

Như vậy, với học sinh đánh nhau từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng trong tội danh cố ý gây thương tích.

Học sinh đánh nhau ai phải chịu trách nhiệm?

Đối với trường hợp học sinh có thực hiện hành vi đánh nhau trong phạm vi trường học

Khoản 1 Điều 599 Bộ luật Dân sự năm 2015, người chưa đủ mười lăm tuổi trong thời gian trường học trực tiếp quản lý mà có thực hiện hành vi gây ra thiệt hại thì trường học phải bồi thường những thiệt hại xảy ra đó.

Phía nhà trường cần chứng minh mình không có lỗi trong công tác quản lý học sinh thì cha, mẹ; người giám hộ của người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hành vi phải tiến hành bồi thường.

Còn bên phía nhà trường không chứng minh được mình không có lỗi trong công tác quản lý học sinh thì nhà trường phải bồi thường thiệt hại.

Như vậy, khi học sinh chưa đủ mười lăm tuổi đánh nhau trong phạm vi nhà trường và trong thời gian nhà trường trực tiếp quản lý dẫn đến có thiệt hại xảy ra thì nhà trường phải bồi thường thiệt hại xảy ra.

Đối với trường hợp học sinh đánh nhau ngoài phạm vi trường học

Trường hợp học sinh thực hiện hành vi đánh nhau ngoài phạm vi trường học mà gây ra thiệt hại thì cha, mẹ, người giám hộ của người chưa đủ mười lăm tuổi tiến hành bồi thường thiệt hại.

Nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, ngoại trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 599 Bộ luật Dân sự năm 2015.

Do đó, học sinh chưa đủ mười lăm tuổi đánh nhau ngoài phạm vi của nhà trường sẽ có hai trường xảy ra:

Trường hợp 1: Học sinh đánh nhau ngoài phạm vi nhà trường và thời gian thực hiện hành vi không trong thời gian nhà trường trực tiếp quản lý có gây ra thiệt hại thì khoản bồi thường sẽ do cha, mẹ, người giám hộ của người chưa đủ mười lăm tuổi sẽ thực hiện bồi thường thiệt hại.

Trường hợp 2: Học sinh đánh nhau ngoài phạm vi nhà trường và thời gian thực hiện hành vi nằm trong thời gian nhà trường trực tiếp quản lý thì khoản bồi thường sẽ do nhà trường bồi thường thiệt hại xảy ra.

Trên đây là một số chia sẻ của Công ty Luật Hoàng Phi về Học sinh đánh nhau ai phải chịu trách nhiệm? Khách hàng theo dõi nội dung bài viết, có vướng mắc khác vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật 1900.6557 để được hỗ trợ tư vấn nhanh chóng, nhiệt tình.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (18 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thời hạn điều tra vụ án hình sự là bao lâu?

Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều...

Dùng dao đâm chết người đi tù bao nhiêu năm?

Trong trường hợp cụ thể, người dùng dao đâm chết người có thể bị truy cứu về một trong các tội khác như: Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ, Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ, Tội vô...

Vay tiền mà không trả phạm tội gì?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ: Vay tiền mà không trả phạm tội gì? Mời Quý vị tham...

Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù không?

Đơn bãi là là yêu cầu rút lại yêu cầu khởi tố của người bị hại, Vậy Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù...

Đi khỏi nơi cư trú khi bị cấm đi khỏi nơi cư trú bị xử lý như thế nào?

Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú không quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi