Trang chủ Dịch vụ Sở hữu trí tuệ Hành vi xâm phạm quyền tác giả trên internet
  • Thứ năm, 22/09/2022 |
  • Dịch vụ Sở hữu trí tuệ |
  • 787 Lượt xem

Hành vi xâm phạm quyền tác giả trên internet

Quyền tác giả trên internet là quyền mà tác giả, chủ sở hữu có được đối với các tác phẩm của mình trên Internet. Và khi có hành vi xâm phạm quyền tác giả xảy ra thì các tác phẩm này sẽ được pháp luật bảo hộ.

Internet ngày càng phát triển và phổ biến rộng rãi. Cùng với sự phát triển đó, tài sản trí tuệ cũng là một yếu tố đính kèm. Có thể thấy rằng, Internet là một thị trường màu mỡ khi các tác phẩm lần lượt ra đời. Kéo theo đó chính là sự xuất hiện các hành vi xâm phạm quyền tác giả trên internet. Vậy tác giả sao ý thức được hành vi nào là đang xâm phạm quyền tác giả của mình. Cùng luật Hoàng Phi thông qua bài viết dưới đây để tìm hiểu về hành vi xâm phạm quyền tác giả trên internet nhé.

Hành vi xâm phạm quyền tác giả

Trước khi tìm hiểu hành vi xâm phạm quyền tác giả trên internet thì cùng tìm hiểu những hành vi nào được xem là xâm phạm quyền tác giả. Cụ thể căn cứ theo Luật SHTT thì các hành vi sau được xem là xâm phạm:

+ Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.

+ Mạo danh tác giả.

+ Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả.

+ Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó.

+ Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

+ Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả. Trừ trường hợp tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân. Hoặc trường hợp sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu.

+ Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh. Trừ trường hợp Chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị.

+ Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật. Trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 25 của Luật SHTT

+ Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.

+ Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

+ Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

+ Cố ý hủy bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.

+ Cố ý xóa, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tác phẩm.

+ Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.

+ Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo.

+ Xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

Hành vi xâm phạm quyền tác giả trên internet

Quyền tác giả trên internet là quyền mà tác giả, chủ sở hữu có được đối với các tác phẩm của mình trên Internet. Và khi có hành vi xâm phạm quyền tác giả xảy ra thì các tác phẩm này sẽ được pháp luật bảo hộ.

Vậy có thể nói, hành vi xâm phạm quyền tác giả trên internet là hành vi xâm phạm các quyền của tác giả trên các nền tảng như mạng xã hội, Youtube,… Hoặc những hành vi xâm phạm quyền tác giả nêu trên nhưng được diễn ra trên Internet.

Các nền tảng thường dùng để tạo ra các tác phẩm có thể kể đến như Facebook, Instagram, Tik Tok, Youtube, Google…

Cơ quan nhà nước quản lý quyền tác giả trên Internet

Theo điểm b Khoản 1 Điều 18 của Luật An ninh mạng thì vi phạm bản quyền và sở hữu trí tuệ trên không gian mạng. Trong khi đó, quyền tác giả là đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ. Vậy quyền tác giả trên không gian mạng cũng được nhà nước bảo vệ như quyền tác giả ngoài thực tế.

Cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm đối với hành vi xâm phạm quyền tác giả trên internet chính là Cục bản quyền Việt Nam.

Xử lý của Hành vi xâm phạm quyền tác giả trên internet

Quyền tác giả cũng là một quyền của sở hữu trí tuệ. Vì vậy, khi xảy ra những hành vi xâm phạm quyền tác giả trên internet thì cũng áp dụng những biện pháp xử lý của Luật SHTT để xử lý. Cụ thể như:

Biện pháp dân sự:

+ Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm;

+ Buộc xin lỗi, cải chính công khai;

+ Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;

+ Buộc bồi thường thiệt hại;

+ Buộc tiêu hủy hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại

Biện pháp hành chính:

Cơ quan có thẩm quyền có thể áp dụng các hình thức xử phạt hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả. Đối với từng trường hợp sẽ áp dụng các biện pháp phù hợp để xử lý.

Biện pháp hình sự:

Trường hợp cá nhân, pháp nhân thương mại còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Khi cá nhân, pháp nhân thương mại hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đủ yếu tố cấu thành tội phạm.

Chúng ta vừa tìm hiểu những hành vi xâm phạm quyền tác giả trên internet. Mong rằng, bài viết của Luật Hoàng Phi giúp bạn phần nào hiểu hơn về những hành vi này. Nếu có vấn đề gì thắc mắc hay cần được tư vấn, hãy liên hệ số: điện thoại: 0981378999 hoặc gọi tới Hotline: 19006557 – 02462852839 – 02873090686 nhé.

>>>>> Tham khảo bài viết: Đăng ký bản quyền tác giả

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ

QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.9990981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

Năng lực của Luật Hoàng Phi trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Đăng ký thương hiệu sơn chống cháy

Việc đăng ký thương hiệu cho sản phẩm sơn chống cháy đem lại nhiều lợi ích khiến nhiều cá nhân, tổ chức không thể bỏ qua thủ tục...

Đăng ký thương hiệu tỏi đen

Để giúp Quý độc giả hiểu hơn về thủ tục Đăng ký thương hiệu tỏi đen, chúng tôi thực hiện bài viết với những chia sẻ này. Mời Quý vị theo dõi nội...

Đăng ký thương hiệu tai nghe không dây

Khi Thương hiệu đã được bảo hộ, chủ sở hữu thương hiệu về tai nghe không dây được độc quyền sử dụng thương hiệu đó, mọi hành vi sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn đều bị coi là hành vi xâm phạm quyền đối với thương...

Đăng ký thương hiệu trà bí đao

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ về Đăng ký thương hiệu trà bí đao. Mời Quý vị theo dõi, tham khảo nội...

Đăng ký thương hiệu phòng khám sản phụ khoa

Đăng ký thương hiệu phòng khám sản phụ khoa như thế nào? Khi có thắc mắc này, Quý độc ỉa có thể tham khảo bài viết của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi