Trang chủ Dịch vụ Sở hữu trí tuệ Hành vi cạnh tranh không lành mạnh được quy định thế nào?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Dịch vụ Sở hữu trí tuệ |
  • 431 Lượt xem

Hành vi cạnh tranh không lành mạnh được quy định thế nào?

Những hành vi xâm phạm cạnh tranh không lành mạnh được xác định theo quy định tại Điều 130 Luật Sở hữu trí tuệ, là hành vi sử dụng những dấu hiệu làm nhãn hiệu hàng hóa trùng hoặc tương tự như nhãn hiệu đã được công nhận của chủ thể kinh doanh khác không dễ gì phân biệt được.

Hành vi cạnh tranh không lành mạnh được quy định tại Điều 130 Luật Sở hữu trí tuệ. Các hành vi canh tranh không lành mạnh được thể hiện dưới các hình thức khác nhau.

Vậy cụ thể Hành vi cạnh tranh không lành mạnh được quy định thế nào? Khách hàng quan tâm vui lòng theo dõi nội dung bài viết sau đây.

Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh

1. Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, hoạt động kinh doanh, nguồn gốc thương mại của hàng hóa, dịch vụ.

2. Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về xuất xứ, cách sản xuất, tính năng, chất lượng, số lượng hoặc đặc điểm của hàng hóa, dịch vụ; về điều kiện cung cấp hàng hóa, dịch vụ. N 3. Sử dụng dịch vụ tại một nước thành viên. Điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu sử dụng nhãn hiệu đó mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên, nếu người sử dụng cũng là người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu và việc sử dụng đó không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu và không có lý do chính đáng.

Cách xác định hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Những hành vi xâm phạm cạnh tranh không lành mạnh được xác định theo quy định tại Điều 130 Luật Sở hữu trí tuệ, là hành vi sử dụng những dấu hiệu làm nhãn hiệu hàng hóa trùng hoặc tương tự như nhãn hiệu đã được công nhận của chủ thể kinh doanh khác không dễ gì phân biệt được.

Xâm phạm các dấu hiệu của nhãn hiệu là các yếu tố độc đáo, dễ nhận biết. Những dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu đã được bảo hộ đến mức gây nhầm lẫn và gây nhầm lẫn với cả các nhãn hiệu hàng hóa đang được bảo hộ theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia. Những nhãn hiệu trùng và tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu nêu trong đơn yêu cầu cấp Bằng bảo hộ và đã nộp cho cơ quan có thẩm quyền với ngày ưu tiên sớm hơn, kể cả đối với các đơn về nhãn hiệu được nộp theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia.

Cạnh tranh không lành mạnh còn được thể hiện bằng hành vi sử dụng nhãn hiệu trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của chủ thể kinh doanh khác đã hết hiệu lực hoặc bị đình chỉ. Nhãn hiệu trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của thể kinh doanh khác được coi là “nổi tiếng”, theo quy định tại Điều 6 bis Công ước Paris hoặc với nhãn hiệu hàng hóa được phép sử dụng và được thừa nhận một cách rộng rãi.

Hành vi sử dụng nhãn hiệu trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với tên thương mại của chủ thể kinh doanh khác đang được bảo hộ hoặc nhầm lẫn, không thể phân biệt được với chỉ dẫn địa lý hoặc tên gọi xuất xứ hàng hóa đang còn hiệu lực. B Sử dụng kiểu dáng trùng với kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ hoặc chủ thể kinh doanh đã nộp đơn yêu cầu cấp Bằng bảo hộ với ngày ưu tiên sớm hơn. Nhãn hiệu trùng với một biểu tượng, nhân vật đã thuộc quyền tác giả của chủ thể khác không được phép của người đó.

Hành vi cạnh tranh không lành mạnh còn được thể hiện trong việc đăng ký, chiếm hữu quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại được bảo hộ của chủ thể kinh doanh khác hoặc chỉ dẫn địa lý mà mình không có quyền sử dụng nhằm mục đích chiếm giữ tên miền, lợi dụng hoặc làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý hành vi canh tranh không lành mạnh được thể hiện như sử dụng chỉ dẫn thương mại bằng cách gắn các chỉ dẫn thương mại đó lên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch kinh doanh, phương tiện quảng cáo, bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán, nhập khẩu hàng hóa có gắn chỉ dẫn thương mại đó.

Về tên miền, được hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 14/2016/TTLT-BTTT-BKHCN ngày 08 tháng 6 năm 2016 của Bộ Thông tin và Truyền thống – Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn trình tự, thủ tục thay đổi, thu hồi tên miền vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ. Nguyên tắc chung được quy định tại Điều 4 Thông tư liên tịch số 14/2016/TTLT-BTTT-BKHCN:

1) Việc xác định hành vi đăng ký và sử dụng tên miền “.vn” vi phạm pháp Luật Sở hữu trí tuệ và áp dụng biện pháp buộc thay đổi thông tin tên miền, buộc trả lại tên miền, thu hồi tên miền “.vn” được thực hiện theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ, công nghệ thông tin, viễn thông, do cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hoặc người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ kết luận hoặc quyết định.

2) Biện pháp buộc thay đổi thông tin tên miền, buộc trả lại tên miền, thu hồi tên miền “.vn” vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ được xem xét, áp dụng trong trường hợp sau:

a) Tên miền trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với đối tượng sở hữu trí tuệ đang được bảo hộ và nội dung đăng tải trên trang thông tin điện tử đi kèm theo tên miền vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ.

b) Tên miền được sử dụng để đăng tải các nội dung thông tin vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ. thi Theo quy định tại Điều 5 Thông tư liên tịch số 14/2016/TTLT BTTT-BKHCN, biện pháp khắc phục hậu quả buộc thay đổi thông tin tên miền “.vn”, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc thay đổi thông tin tên miền trong trường hợp trang thông tin điện tử đi kèm theo tên miền có đăng tải các thông tin vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ như thông tin quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, chào hàng, bán hàng hóa, dịch vụ trùng, tương tự hoặc có liên quan, làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng hoặc vật chất đối với chủ sở hữu nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ.

Những biện pháp khắc phục hậu quả buộc trả lại tên miền “.vn”, quy định tại Điều 6 Thông tư liên tịch số 14/2016/TTLT BTTT-BKHCN: Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính áp dụng biện pháp buộc trả lại tên miền “.vn” trong trường hợp chủ thể sử dụng tên miền “.vn” thực hiện hành vi vi phạm pháp Luật Sở hữu trí tuệ, đáp ứng đầy đủ các nội dung: –

+ Tên miền “.vn” trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ mà chủ sở hữu nhãn hiệu, tên thương mại hoặc chỉ dẫn địa lý là người có quyền hoặc lợi ích hợp pháp.

+ Chủ thể sử dụng tên miền “.vn” không có quyền và lợi ích hợp pháp đối với nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ.

+ Nội dung trang thông tin điện tử đi kèm theo tên miền “.vn” có chứa các thông tin quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, chào bán hàng hóa, dịch vụ trùng, tương tự hoặc có liên quan, làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng hoặc vật chất đối với chủ sở hữu nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý; hoặc chứa các thông tin bôi nhọ, nói xấu sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tương ứng của chủ sở hữu nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý. Biện pháp thu hồi tên miền “.vn” quy định tại Điều 7 Thông tư liên tịch số 14/2016/TTLT-BTTT-BKHCN: Cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm áp dụng biện pháp thu hồi tên miền “.vn” trong các trường hợp sau đây:

+ Chủ thể sử dụng tên miền “.vn” vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ không thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả là thay đổi thông tin tên miền “.vn” hoặc trả lại tên miền “.vn” theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày quyết định xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực thi hành.

+ Chủ thể sử dụng tên miền “.vn” không thực hiện việc ngăn chặn, loại bỏ thông tin vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ trên trang thông tin điện tử đi kèm theo tên miền “.vn” theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Việc áp dụng biện pháp thu hồi tên miền “.vn” và yêu cầu cơ quan quản lý tên miền thực hiện các nghiệp vụ kỹ thuật liên quan đến tên miền “.vn” trên hệ thống máy chủ tên miền quốc gia được nêu rõ trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Những trình tự, thủ tục thay đổi thông tin tên miền, trả lại tên miền và thu hồi tên miền: “.vn” (Điều 8):

+ Trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính có áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc thay đổi thông tin tên miền “.vn”, thì cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm gửi quyết định xử phạt vi phạm hành chính cho các bên liên quan và cơ quan quản lý tên miền, nhà đăng ký tên miền “.vn” đang quản lý tên miền để biết và phối hợp.

+ Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày quyết định xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực thi hành, chủ thể sử dụng tên miền “.vn” vi phạm có trách nhiệm loại bỏ nội dung thông tin vị phạm đăng tải trên trang thông tin điện tử đi kèm theo tên miền và có văn bản báo cáo với người ra quyết định xử phạt, cơ quan quản lý tên miền “.vn” và nhà đăng ký tên miền “.vn” đang quản lý tên miền.

+ Những trình tự, thủ tục trả lại tên miền “.vn” (Điều 9): Trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính có áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc trả lại tên miền “.vn” thì cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm gửi quyết định xử phạt vi phạm hành chính cho các bên liên quan và cơ quan quản lý tên miền “.vn”, nhà đăng ký tên miền “.vn” đang quản lý tên miền để biết và phối hợp.

Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày quyết định xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực thi hành, chủ thể sử dụng tên miền “.vn” phải thực hiện thủ tục trả lại tên miền “.vn” tại nhà đăng ký tên miền “.vn” đang quản lý tên miền. Trình tự, thủ tục trả lại tên miền được thực hiện theo quy định tại Điều 10 Thông tư số 24/2015/TT-BTTTT ngày 18 tháng 8 năm 2015 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày chủ thể sử dụng tên miền “.vn” vi phạm thực hiện xong thủ tục trả lại tên miền, nhà đăng ký tên miền “.vn” đang quản lý tên miền có trách nhiệm gửi văn bản thông báo tới người ra quyết định xử phạt, cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm và cơ quan quản lý tên miền “.vn” về việc trả lại tên miền.

+ Trình tự, thủ tục thu hồi tên miền “.vn” (Điều 10):

– Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn thi hành biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 1 Điều 7 Thông tư này, cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm gửi văn bản yêu cầu cơ quan quản lý tên miền “.vn” thu hồi tên miền “.vn” đã nêu trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

– Đối với các trường hợp phải thu hồi tên miền theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 7 Thông tư liên tịch số 14/2016/TTLT BTTT-BKHCN, cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm gửi văn bản yêu cầu cơ quan quản lý tên miền “.vn” thu hồi (tịch thu) tên miền “.vn” đã nêu trong quyết định, xử phạt vi phạm hành chính.

– Khi nhận được văn bản yêu cầu thu hồi tên miền của cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm, cơ quan quản lý tên miền “.vn” thực hiện các nghiệp vụ kỹ thuật liên quan đến tên miền “.vn” trên hệ thống máy chủ tên miền quốc gia để thu hồi tên miền trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản và gửi văn bản thông báo kết quả cho cơ quan xử lý vi phạm hành chính và nhà đăng ký tên miền “.vn” có liên quan. Trách nhiệm của nhà đăng ký tên miền “.vn” đang quản lý tên miền có nghĩa vụ gửi thông báo thu hồi tên miền cho chủ thể sử dụng tên miền “.vn” vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ về việc thu hồi tên miền “.vn” trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản thông báo của cơ quan quản lý tên miền “.vn” về việc thu hồi tên miền.

Thực hiện nghiệp vụ thu hồi tên miền “.vn” và gửi văn bản báo cáo cho cơ quan quản lý tên miền “.vn” trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ khi hoàn tất việc thu hồi tên miền.

– Khi quyền, lợi ích hợp pháp của chủ thể sản xuất kinh doanh hoặc người tiêu dùng bị người thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh gây thiệt hại thì những người bị thiệt hại (là tổ chức, cá nhân) có nghĩa vụ chứng minh những thiệt hại là do có hành vi cạnh tranh không lành mạnh gây ra.

Tổ chức, cá nhân thực hiện quyền yêu cầu xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh có nghĩa vụ chứng minh với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc của tổ chức, cá nhân do mình đại diện đang bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh gây ra.

Người bị thiệt hại là chủ thể sản xuất kinh doanh, là người tiêu dùng phải chứng minh được chủ thể cạnh tranh không lành mạnh đã sử dụng các chỉ dẫn thương mại để làm sai lệch nhận thức và thông tin về chủ thể kinh doanh, hoạt động kinh doanh, hàng hóa, dịch vụ thông qua các hành vi cụ thể:

– Lợi dụng uy tín, danh tiếng của mình trong việc sản xuất kinh doanh của người cạnh tranh;

– Làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của mình;

– Gây nhầm lẫn về xuất xứ, cách sản xuất, tính năng, chất lượng, số lượng, đặc điểm khác của hàng hóa, dịch vụ, về điều kiện cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng trong quá trình nhận biết, chọn lựa hàng hóa, dịch vụ hoặc hoạt động kinh doanh.

Người bị cạnh tranh không lành mạnh bị người cạnh tranh cố ý chiếm đoạt, sử dụng thành quả đầu tư của mình trái với ý muốn thì phải chứng minh được hành vi cạnh tranh không lành mạnh nhằm vào mục đích trên hoặc đang thực hiện hoặc đã thực hiện hoặc có cơ sở chứng minh hành vi xâm phạm quyền của mình bắt đầu được thực hiện hoặc đang được chuẩn bị để thực hiện có nguy cơ bị thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh gây ra.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ

QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.9990981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

Năng lực của Luật Hoàng Phi trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Đăng ký thương hiệu sơn chống cháy

Việc đăng ký thương hiệu cho sản phẩm sơn chống cháy đem lại nhiều lợi ích khiến nhiều cá nhân, tổ chức không thể bỏ qua thủ tục...

Đăng ký thương hiệu tỏi đen

Để giúp Quý độc giả hiểu hơn về thủ tục Đăng ký thương hiệu tỏi đen, chúng tôi thực hiện bài viết với những chia sẻ này. Mời Quý vị theo dõi nội...

Đăng ký thương hiệu tai nghe không dây

Khi Thương hiệu đã được bảo hộ, chủ sở hữu thương hiệu về tai nghe không dây được độc quyền sử dụng thương hiệu đó, mọi hành vi sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn đều bị coi là hành vi xâm phạm quyền đối với thương...

Đăng ký thương hiệu trà bí đao

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ về Đăng ký thương hiệu trà bí đao. Mời Quý vị theo dõi, tham khảo nội...

Đăng ký thương hiệu phòng khám sản phụ khoa

Đăng ký thương hiệu phòng khám sản phụ khoa như thế nào? Khi có thắc mắc này, Quý độc ỉa có thể tham khảo bài viết của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi