Trang chủ Dịch vụ Giấy phép Giấy phép lao động còn thời hạn khi chấm dứt hợp đồng lao động giải quyết như thế nào?
  • Chủ nhật, 24/03/2024 |
  • Dịch vụ Giấy phép |
  • 285 Lượt xem

Giấy phép lao động còn thời hạn khi chấm dứt hợp đồng lao động giải quyết như thế nào?

Giấy phép lao động có thời hạn tối đa 02 năm. Giấy phép lao động còn thời hạn khi chấm dứt hợp đồng lao động giải quyết như thế nào?

Giấy phép lao động cho người nước ngoài là giấy tờ thể hiện sự cho phép của chính quyền với người lao động nước ngoài muốn làm việc tại Việt Nam. Giấy phép lao động theo quy định có thời hạn không quá 02 năm. Vậy Giấy phép lao động còn thời hạn khi chấm dứt hợp đồng lao động giải quyết như thế nào?

Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam có cần giấy phép không?

Căn cứ Điều 151 Bộ luật Lao động năm 2019 thì điều kiện của người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam cần đáp ứng các điều kiện sau đây:

– Người từ đủ 18 tuổi và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

– Có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề, kinh nghiệm làm việc; có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;

– Không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc pháp luật Việt Nam;

– Có giấy phép ld do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp (trừ một số trường hợp được miễn tại Điều 154 Bộ luật Lao động).

Như vậy, người lao động nước ngoài không phải là các đối tượng quy định tại điều 154  khi muốn làm việc tại Việt Nam thì bắt buộc phải xin giấy phép lao động.

Hồ sơ xin giấy phép lao động tại Việt Nam

Hồ sơ xin giấy phép lao động gồm có các thành phần sau đây:

– Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động của người sử dụng lao động;

– Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc giấy khám sức khỏe do cơ quan có thẩm quyền cấp;

– Phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản xác nhận người lao động nước ngoài không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự của nước ngoài hoặc của Việt Nam cấp.

– Văn bản, giấy tờ chứng minh là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật và một số nghề, công việc được quy định.

– 02 ảnh màu.

– Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài trừ những trường hợp không phải xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.;

– Bản sao hộ chiếu;

– Một số giấy tờ khác có liên quan.

Xin giấy phép lao động ở đâu?

Theo quy định tại Bộ luật Lao động năm 2019 và Nghị định 152/2020/NĐ-CP thì thẩm quyền xin giấy phép lao động là Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh/ thành phố nơi người nước ngoài sẽ làm việc tại Việt Nam.

Giấy phép lao động khi nào hết hiệu lực?

Các trường hợp hết hiệu lực của giấy phép lao động được quy định tại Điều 156 Bộ luật Lao động như sau:

– Giấy phép lao động hết thời hạn.

– Chấm dứt hợp đồng lao động.

– Nội dung của hợp đồng lao động không đúng với nội dung của giấy phép lao động đã được cấp.

– Làm việc không đúng với nội dung trong giấy phép lao động đã được cấp.

– Hợp đồng trong các lĩnh vực là cơ sở phát sinh giấy phép lao động hết thời hạn hoặc chấm dứt.

– Có văn bản thông báo của phía nước ngoài thôi cử lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

– Doanh nghiệp, tổ chức, đối tác phía Việt Nam hoặc tổ chức nước ngoài tại Việt Nam sử dụng lao động là người nước ngoài chấm dứt hoạt động.

– Giấy phép lao động bị thu hồi.

Giấy phép lao động còn thời hạn khi chấm dứt hợp đồng lao động giải quyết như thế nào?

Điều 20 Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định về các trường hợp bị thu hồi giấy phép lao động của người nước ngoài như sau:

Điều 20. Các trường hợp bị thu hồi giấy phép lao động

1. Giấy phép lao động hết hiệu lực theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 156 của Bộ luật Lao động.

2. Người sử dụng lao động hoặc người lao động nước ngoài không thực hiện đúng quy định tại Nghị định này.

3. Người lao động nước ngoài trong quá trình làm việc ở Việt Nam không thực hiện đúng pháp luật Việt Nam làm ảnh hưởng tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Như vậy, chấm dứt hợp đồng lao động thuộc trường hợp giấy phép lao động hết hiệu lực theo Khoản 1 Điều 20 Nghị định 152/2020/NĐ-CP, theo đó, khi giấy phép lao động còn thời hạn khi chấm dứt hợp đồng lao động sẽ bị thu hồi.

Trình tự thu hồi giấy phép lao động

Thu hồi giấy phép lao động được thực hiện theo trình tự như sau:

– Đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 20 Nghị định này thì trong 15 ngày kể từ ngày giấy phép lao động hết hiệu lực, người sử dụng lao động thu hồi giấy phép lao động của người lao động nước ngoài để nộp lại Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã cấp giấy phép lao động đó kèm theo văn bản nêu rõ lý do thu hồi, trường hợp thuộc diện thu hồi nhưng không thu hồi được.

– Đối với trường hợp quy định tại khoản 2, 3 Điều 20 Nghị định này thì Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã cấp giấy phép lao động ra quyết định thu hồi giấy phép lao động theo Mẫu số 13/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và thông báo cho người sử dụng lao động để thu hồi giấy phép lao động của người lao động nước ngoài và nộp lại cho Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã cấp giấy phép lao động đó.

– Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy phép lao động đã thu hồi, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có văn bản xác nhận đã thu hồi giấy phép lao động gửi người sử dụng lao động.

Trên đây là nội dung bài viết Giấy phép lao động còn thời hạn khi chấm dứt hợp đồng lao động giải quyết như thế nào? của Luật Hoàng Phi, Quý khách hàng cần giải đáp thắc mắc hoặc liên hệ dịch vụ vui lòng gọi đến Hotline: 0981.378.999

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ

QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.9990981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

Năng lực của Luật Hoàng Phi trong lĩnh vực Giấy phép Doanh nghiệp

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Rượu bao nhiêu cồn thì không được phép quảng cáo?

Rượu bao nhiêu cồn thì không được phép quảng cáo? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này để có thêm thông tin làm rõ...

Thủ tục xin giấy phép quảng cáo tại Tiền Giang

Trước khi chuẩn bị hồ sơ để thực hiện thủ tục xin giấy phép quảng cáo tại Tiền Giang thì tổ chức, cá nhân cần xác định loại hình quảng cáo để chuẩn bị hồ sơ cho phù...

Thủ tục xin giấy phép quảng cáo tại Thái Bình

Quảng cáo không chỉ là cầu nối tiếp thị, truyền tải thông tin, thông điệp của doanh nghiệp đến khách hàng tiềm năng của mình mà việc thiết lập các chiến lược về sản phẩm, giả thành, nơi phân phối,... cũng trở nên dễ dàng...

Thủ tục xin giấy phép quảng cáo tại Thừa Thiên Huế

Quảng cáo tài sản mà pháp luật quy định tài sản đó phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng thì phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài...

Thủ tục xin giấy phép quảng cáo tại Thanh Hóa

Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi