• Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1118 Lượt xem

Giám hộ là gì?

Về mặt thuật ngữ Luật dân sự thì giám hộ là việc chăm sóc quản lý tài sản, thực hiện các quyền dân sự, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.

Giám hộ trở thành một chế định quan trọng của pháp luật dân sự của các nước, chế định này được quy định trong các văn bản pháp luật khác nhau, như  Bộ luật Dân sự, Luật Hôn nhân gia đình,…

Ở Việt Nam, giám hộ được quy định tại Bộ luật Dân sự, Luật Hôn nhân gia đình 2014 đã bỏ các quy định về đỡ đầu giữa các thành viên trong gia đình và vận dụng những nguyên tắc chung trong Bộ luật dân sự để giải quyết vấn đề này. Nội dung bài viết sau sẽ giải thích về Giám hộ là gì?

Giám hộ là gì?

Về mặt ngôn ngữ đơn thuần, từ “giám” được hiểu là sự theo dõi kiểm tra, đôn đốc và từ “hộ” được hiểu là sự theo dõi, kiểm tra, đôn đốc và từ “hộ” được hiểu là bảo vệ, gìn giữ. Giám hộ là một danh từ có nghĩa là người có đủ tư cách trông nom một người thanh thiếu niên chưa trưởng thành.

Về mặt thuật ngữ Luật dân sự thì giám hộ là việc chăm sóc quản lý tài sản, thực hiện các quyền dân sự, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ. Về phương diện Luật học thì giám hộ là các chế định tổng hợp của nhiều ngành luật. Các quy định của giám hộ trước tiên được quy định như một chế định của Luật Hôn nhân và gia đình.

Ngoài ra, chế định giám hộ điều chỉnh các quan hệ xã hội với mục đích nhằm khắc phục tình trạng không tương đồng giữa sự bình đẳng về năng lực pháp luật với không bình đẳng về năng lực hành vi dân sự của những người có năng lực hành vi một phần, những người không có năng lực hành vi, bị mất năng lực hành vi.

Đăng ký việc Giám hộ?

Đăng ký việc giám hộ được hiểu là hành vi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ghi nhận việc xác lập quan hệ giám hộ, là cơ sở pháp lý làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quan hệ giám hộ.

Chế định giám hộ có liên quan đến việc chăm sóc, giáo dục và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự. Vì vậy, việc giám hộ phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 46 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: Việc giám hộ phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về hộ tịch. Người giám hộ đương nhiên mà không đăng ký việc giám hộ thì vẫn phải thực hiện nghĩa vụ của người giám hộ.

Về thẩm quyền đăng ký giám hộ, chấm dứt giám hộ được quy định tại Điều 19 Luật Hộ tịch 2014 như sau:

Điều 19. Thẩm quyền đăng ký giám hộ, chấm dứt giám hộ

Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ hoặc người giám hộ thực hiện đăng ký giám hộ.

Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký giám hộ thực hiện đăng ký chấm dứt giám hộ.

Về thủ tục đăng ký việc giám hộ: Luật Hộ tịch 2014 phân biệt thủ tục đăng ký giám hộ cử với thủ tục Đăng ký giám hộ đương nhiên tại Điều 20 và Điều 21.

Đối với giám hộ cử: Người yêu cầu đăng ký giám hộ nộp tờ khai đăng ký giám hộ theo mẫu quy định và văn bản cử người giám hộ theo quy định của Bộ Luật Dân sự cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ nêu trên nếu thấy đủ điều kiện theo quy định pháp luật thì công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch và cùng người đi đăng ký giám hộ ký vào Sổ hộ tịch, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu (Điều 20 Luật Hộ tịch 2014).

Đối với giám hộ đương nhiên: Người yêu cầu đăng ký giám hộ nộp tờ khai đăng ký giám hộ theo mẫu quy định và giấy tờ chứng minh điều kiện giám hộ đương nhiên theo quy định của Bộ luật Dân sự cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp có nhiều người cùng đủ điều kiện làm giám hộ đương nhiên thì nộp thêm văn bản thỏa thuận về việc cử một người làm giám hộ đương nhiên. Trình tự đăng đý giám hộ đương nhiên được thực hiện theo quy định về trình tự đăng ký giám hộ cử đã nêu trên (Điều 21 Luật Hộ tịch 2014). Các giấy tờ chứng minh điều kiện giám hộ đương nhiên của người giám hộ bao gồm sổ hộ khẩu, chứng minh thư nhân dân,… các giấy tờ khác chứng minh tư cách giám hộ đương nhiên của người giám hộ,

Về đăng ký chấm dứt giám hộ: nếu việc giám hộ phải đăng ký để tạo điều kiện cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo dõi, kiểm tra việc giám hộ, giải quyết khi có tranh chấp thì đăng ký chấm dứt giám hộ cũng có ý nghĩa tương tự. Việc đăng ký chấm dứt giám hộ được thực hiện theo Điều 22 Luật Hộ tịch 2014, theo đó người yêu cầu đăng ký chấm dứt giám hộ nộp tờ khai đăng ký chấm dứt giám hộ theo mẫu quy định và giấy tờ làm căn cứ chấm dứt giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự cho cơ quan đăng ký hộ tịch.

Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định trên, nếu thấy việc chấm dứt giám hộ đủ điều kiện theo quy định của Bộ luật dân sự, công chức tư pháp hộ tịch ghi việc chấm dứt giám hộ vào Sổ hộ tịch, cùng người đi đăng ký chấm dứt giám hộ ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.

Về đăng ký thay đổi giám hộ: Trường hợp yêu cầu thay đổi người giám hộ theo quy định của Bộ luật Dân sự và có người khác đủ điều kiện nhận làm giám hộ, thì các bên làm thủ tục đăng ký chấm dứt giám hộ trước đó và đăng ký giám hộ mới theo quy định trên.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về nội dung Giám hộ là gì? Mọi thắc mắc hoặc yêu cầu của Quý Khách hàng xin phản hồi trực tiếp đến Luật Hoàng Phi để được giải đáp kịp thời và nhanh chóng. Trân trọng cảm ơn Quý Khách hàng đã theo dõi.

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Pháp luật nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thể hiện ý chí của?

Pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, thể hiện quyền làm chủ của nhân dân Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội (chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo...

Bảo hiểm cháy nổ chung cư bao nhiêu tiền?

Theo quy định tại Phụ lục Nghị định 97/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 23/2018/NĐ-CP quy định tỷ lệ phí bảo hiểm cháy nổ là 0,05%/năm đối với chung cư có hệ thống chữa cháy tự động; 0,1%/năm đối với chung cư không có hệ thống chữa cháy tự...

Pháp luật không bao gồm đặc trưng nào dưới đây?

Để ban hành ra được pháp luật thì phải trải qua rất nhiều các quy trình, thủ tục phức tạp với sự tham gia làm việc của rất nhiều các chủ thể như các tổ chức, cá nhân, cơ quan nhà nước để đảm bảo được nội dung của pháp luật luôn có tính chặt chẽ, khả năng áp dụng rộng...

Thời hiệu khởi kiện là gì?

Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện, căn cứ theo khoản 3 điều 150 Bộ luật dân...

Tư vấn pháp luật miễn phí cho người nghèo

Tư vấn pháp luật miễn phí cho người nghèo là dịch vụ được Luật Hoàng Phi triển khai trong thời gian qua và đã mang lại lợi ích cho nhiều đối...

Xem thêm