• Thứ tư, 13/07/2022 |
  • Cán bộ công chức |
  • 1315 Lượt xem

Giảm biên chế là gì?

Mặc dù biên chế thường được xem là “bảo đảm” cho cán bộ, công chức, viên chức có việc làm đến khi nghỉ hưu với các chế độ lương, phụ cấp ổn định nhưng vẫn có trường hợp bị tinh giản biên chế – đưa ra khỏi biên chế.

Khi vào làm việc tại cơ quan Nhà nước, nhiều người vẫn coi đó là được vào “biên chế”. Vậy biên chế là gì? Giảm biên chế là gì? Khách hàng quan tâm vui lòng theo dõi nội dung bài viết để có thêm thông tin.

Biên chế là gì?

Mặc dù biên chế là từ được khá nhiều người dùng cũng như xuất hiện khá nhiều trong các văn bản về cán bộ, công chức, viên chức nhưng tại Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức hay trong các văn bản về tinh giản biên chế… không có định nghĩa cụ thể biên chế là gì.

Tuy nhiên, tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 108/2014/NĐ-CP có quy định biên chế trong tinh giản biên chế được sử dụng tại Nghị định này được hiểu gồm:

“Biên chế” sử dụng trong Nghị định này được hiểu gồm: biên chế cán bộ, biên chế công chức, số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập và lao động hợp đồng được cấp có thẩm quyền giao theo quy định của pháp luật.

Như vậy, có thể hiểu biên chế là số lượng người làm việc trong cơ quan Nhà nước, mang tính chất ổn định, lâu dài, vô thời hạn và được duy trì công việc, chế độ lương, phụ cấp đến khi nghỉ hưu và áp dụng với cán bộ, công chức cùng 03 đối tượng viên chức.

Giảm biên chế là gì?

Giảm biên chế được hiểu là những người đang làm ở trong cơ quan hành chính sự nghiệp Nhà nước, sau một khoảng thời gian làm việc thì có thể bị cho vào diện xét tinh giảm biên chế.

Thực chất, giảm biên chế là cắt bớt, loại bỏ 1 số người trong biên chế nhà nước khi thấy họ không còn phù hợp hay không có năng lực ở vị trí ấy nữa. Hơn nữa, họ cũng không thể sắp xếp vào một vị trí phù hợp khác thì các đối tượng này sẽ bị tinh giảm biên chế.

Khi nào cán bộ, công chức, viên chức bị tinh giản biên chế?

Mặc dù biên chế thường được xem là “bảo đảm” cho cán bộ, công chức, viên chức có việc làm đến khi nghỉ hưu với các chế độ lương, phụ cấp ổn định nhưng vẫn có trường hợp bị tinh giản biên chế – đưa ra khỏi biên chế.

Các đối tượng bị đưa ra khỏi biên chế là người dôi dư; không đáp ứng được yêu cầu công việc của vị trí việc làm; cơ quan, đơn vị không thể bố trí, sắp xếp công tác khác và những người này sẽ được giải quyết chế độ, chính sách tương ứng.

Trong đó, các đối tượng đang hưởng chế độ biên chế giờ thuộc diện tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định 108/2014/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 143/2020/NĐ-CP gồm:

– Dôi dư do rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc đơn vị sự nghiệp thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về nhiệm vụ, tài chính.

– Dôi dư do cơ cấu lại cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm nhưng đơn vị không bố trí được việc làm khác.

– Chưa đạt trình độ đào tạo theo yêu cầu của vị trí việc làm nhưng không có vị trí khác thay thế và không thể đào tạo để chuẩn hóa chuyên môn, nghiệp vụ hoặc tự nguyện tinh giản, được cơ quan đồng ý khi cơ quan, đơn vị bố trí việc làm khác.

– Có chuyên môn không phù hợp với vị trí đang làm việc nên không hoàn thành nhiệm vụ được giao nhưng không thể bố trí việc làm khác hoặc tự nguyện tinh giản, được cơ quan đồng ý khi trước đó được bố trí việc làm khác.

– Có hai năm liên tiếp tại thời điểm xét tinh giản biên chế mà:

+ Có một năm xếp loại hoàn thành nhiệm vụ, một năm không hoàn thành nhiệm vụ, không thể bố trí việc làm phù hợp hoặc không hoàn thành nhiệm vụ trong năm trước liền kề nhưng tự nguyện tinh giản và được đồng ý.

+ Có một năm xếp loại hoàn thành, một năm không hoàn thành nhưng không bố trí được việc khác phù hợp hoặc không hoàn thành nhiệm vụ trong năm trước liền kề nhưng tự nguyện tinh giản và được đồng ý.

+ Từng năm có tổng số ngày nghỉ bằng hoặc cao hơn số ngày nghỉ ốm đau tối đa, có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh và cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc năm trước liền kề có hai điều kiện này nhưng cá nhân tự nguyện tinh giản và được cơ quan đồng ý.

– Cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý thôi giữ chức vụ do sắp xếp tổ chức bộ máy theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, tự nguyện tinh giản và được đồng ý…

Như vậy, nếu thuộc các trường hợp bị tinh giản biên chế này thì cán bộ, công chức, viên chức đang được hưởng “biên chế” sẽ bị đưa ra khỏi biên chế.

Các chế độ được hưởng khi tinh giản biên chế

Khi nghỉ theo chế độ tinh giản biên chế thì các cán bộ, công chức, viên chức và những người lao động có thể hưởng theo 2 chế độ chính  là: chế độ nghỉ hưu trước tuổi hay thôi việc ngay. Tùy theo độ tuổi và thời gian công tác để được giải quyết theo 1 trong 2 chế độ trên.

Bên cạnh chế độ của chính sách tinh giản biên chế thì các đối tượng nghỉ theo chế độ tinh giản biên chế còn được hưởng theo chế độ bảo hiểm xã hội, mặc dù vậy đối với mỗi đối tượng hưởng là khác nhau.

Theo Nghị định của Chính phủ cũng quy định cụ thể và rõ ràng về chính sách tinh giản biên chế  bao gồm: Chính sách về hưu trước tuổi; Chính sách thôi việc; Chính sách chuyển sang làm việc tại các tổ chức không hưởng lương thường xuyên từ ngân sách nhà nước; Chính sách đối với những người thôi giữ chức vụ lãnh đạo hay được bổ nhiệm, bầu cử vào chức vụ khác có phụ cấp chức vụ lãnh đạo mới thấp hơn do sắp xếp tổ chức.

Cụ thể, những đối tượng thuộc đối tượng tinh giản biên chế có tuổi đời ít hơn 53 tuổi đối với nam, dưới 48 tuổi với nữ và không đáp ưng đủ điều kiện để hưởng chính sách về hưu trước tuổi hay có tuổi đời dưới 58 tuổi với nam, dưới độ tuổi 53 tuổi đối với nữ và không đáp ứng đủ điều kiện để hưởng chính sách về hưu trước tuổi theo quy định, trong trường hợp thôi việc ngay thì sẽ được hưởng trợ cấp 3 tháng tiền lương hiện hưởng để có thể tìm việc làm và được trợ cấp 1,5 tháng tiền lương hàng năm năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội….

Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về Giảm biên chế là gì? Khách hàng quan tâm có vướng mắc khác vui lòng phản hồi trực tiếp để chúng tôi hỗ trợ.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Công an có được lấy vợ theo đạo không?

Công an là lực lượng giữ vai trò đảm cho an ninh và trật tự xã hội. Vậy Công an có được lấy vợ theo đạo...

Công chức có được làm thêm không?

Hiện nay không có quy định nào về việc cán công chức không được làm thêm ngoài giờ làm việc, do đó công chức hoàn toàn có quyền được làm thêm để kiếm thêm thu nhập ngoài giờ làm...

Viên chức có được hưởng phụ cấp công vụ không?

Phụ cấp công vụ áp dụng cho nhiều đối tượng như cán bộ, công chức, công an, quân đội. Vậy viên chức có được hưởng phụ cấp công vụ...

Công chức có được đi du lịch nước ngoài không?

Pháp luật hiện hành không có quy định cấm công chức đi du lịch nước ngoài tuy nhiên nếu công chức có nhu cầu đi du lịch nước ngoài phải xin phép và phải được sự đồng ý của thủ trưởng đơn vị công...

Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ là văn bản gì?

Chỉ thị là một loại văn bản hành chính hình thành trong quá trình chỉ đạo, điều hành, giải quyết công việc của các cơ quan, tổ...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi