Trang chủ Dịch vụ Doanh nghiệp Điều Kiện Thành Lập Công Ty Logistics Mới Nhất?
  • Thứ ba, 12/09/2023 |
  • Chưa được phân loại |
  • 2016 Lượt xem

Điều Kiện Thành Lập Công Ty Logistics Mới Nhất?

Điều Kiện Thành Lập Công Ty Logistics là gì? Thủ tục thành lập Công ty Logistics ở Việt Nam có khó khăn gì không? Hãy liên hệ Luật Hoàng Phi ngay để tư vấn.

Từ khi ra đời cho đến nay, Logistics luôn là ngành nghề có những bước phát triển mạnh mẽ bởi được tạo điều kiện từ cơ sở hạ tầng và hệ thống giao thông đa dạng, thuận tiện của Việt Nam. Để có thể kinh doanh hợp pháp ngành nghề này, doanh nghiệp cần phải đáp ứng các điều kiện nhất định. Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ về Điều kiện thành lập công ty logistics. Mời Quý vị tham khảo:

Cơ sở pháp lý khi thành lập công ty Logistics

– Luật doanh nghiệp 2020;

– Nghị định 163/2017/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ logistics

Các loại dịch vụ Logistics tại Việt Nam

Logistics là vòng tròn bao gồm các hoạt động như: lưu trữ hàng hóa, bao bì, đóng gói, kho bãi, luân chuyển hàng hóa, làm thủ tục hải quan… nhằm đạt được mục đích sau cùng là chuyển sản phẩm, hàng hóa từ nhà cung cấp đến tay người tiêu dùng một cách tối ưu nhất.

Logistics được phân loại như sau:

– Dịch vụ xếp dỡ container, trừ dịch vụ cung cấp tại các sân bay.

– Dịch vụ kho bãi container thuộc dịch vụ hỗ trợ vận tải biển.

– Dịch vụ kho bãi thuộc dịch vụ hỗ trợ mọi phương thức vận tải.

– Dịch vụ chuyển phát.

– Dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa.

– Dịch vụ đại lý làm thủ tục hải quan (bao gồm cả dịch vụ thông quan).

– Dịch vụ khác, bao gồm các hoạt động sau: Kiểm tra vận đơn, dịch vụ môi giới vận tải hàng hóa, kiểm định hàng hóa, dịch vụ lấy mẫu và xác định trọng lượng; dịch vụ nhận và chấp nhận hàng; dịch vụ chuẩn bị chứng từ vận tải.

– Dịch vụ hỗ trợ bán buôn, hỗ trợ bán lẻ bao gồm cả hoạt động quản lý hàng lưu kho, thu gom, tập hợp, phân loại hàng hóa và giao hàng.

– Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải biển.

– Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường thủy nội địa.

– Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường sắt.

– Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường bộ.

– Dịch vụ vận tải hàng không.

– Dịch vụ vận tải đa phương thức.

– Dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật.

– Các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác.

– Các dịch vụ khác do thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics và khách hàng thỏa thuận phù hợp với nguyên tắc cơ bản của Luật thương mại

Điều kiện kinh doanh dịch vụ Logistics

– Điều kiện chung

+ Doanh nghiệp khi muốn kinh doanh một hoặc nhiều dịch vụ Logistics kể trên phải đáp ứng các điều kiện đầu tư, kinh doanh theo quy định của pháp luật đối với dịch vụ đó.

+ Doanh nghiệp tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh logistics bằng phương tiện điện tử có kết nối mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác còn phải tuân thủ thêm các quy định về thương mại điện tử.

– Điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài

Ngoài việc đáp ứng các điều kiện chung, nhà đầu tư nước ngoài thuộc nước, vùng lãnh thổ là thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới được cung cấp dịch vụ logistics theo các điều kiện sau:

– Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải biển (trừ vận tải nội địa):

+ Được thành lập các công ty vận hành đội tàu treo cờ Việt Nam hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49%. Tổng số thuyền viên nước ngoài làm việc trên các tàu treo cờ quốc tịch Việt Nam (hoặc được đăng ký ở Việt Nam) thuộc sở hữu của các công ty này tại Việt Nam không quá 1/3 định biên của tàu. Thuyền trưởng hoặc thuyền phó thứ nhất phải là công dân Việt Nam.

+ Công ty vận tải biển nước ngoài được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp.

– Trường hợp kinh doanh dịch vụ xếp dỡ container thuộc các dịch vụ hỗ trợ vận tải biển (có thể dành riêng một số khu vực để cung cấp các dịch vụ hoặc áp dụng thủ tục cấp phép tại các khu vực này), được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 50%. Nhà đầu tư nước ngoài được phép thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh.

– Trường hợp kinh doanh dịch vụ xếp dỡ container thuộc các dịch vụ hỗ trợ mọi phương thức vận tải, trừ dịch vụ cung cấp tại các sân bay, được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 50%.

– Trường hợp kinh doanh dịch vụ thông quan thuộc dịch vụ hỗ trợ vận tải biển, được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó có vốn góp của nhà đầu tư trong nước. Nhà đầu tư nước ngoài được phép thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh.

– Trường hp kinh doanh các dịch vụ khác, bao gồm các hoạt động sau: Kiểm tra vận đơn, dịch vụ môi giới vận tải hàng hóa, kiểm định hàng hóa, dịch vụ lấy mẫu và xác định trọng lượng; dịch vụ nhận và chấp nhận hàng; dịch vụ chuẩn bị chứng từ vận tải, được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó có vốn góp của nhà đầu tư trong nước.

– Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường thủy nội địa, dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường sắt, được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49%.

– Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường bộ, được thực hiện thông qua hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 51%. 100% lái xe của doanh nghiệp phải là công dân Việt Nam.

– Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng không thực hiện theo quy định của pháp luật về hàng không.

– Trường hợp kinh doanh dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật

+ Đối với những dịch vụ được cung cấp để thực hiện thẩm quyền của Chính phủ được thực hiện dưới hình thức doanh nghiệp trong đó có vốn góp của nhà đầu tư trong nước sau ba năm hoặc dưới hình thức doanh nghiệp trong đó không hạn chế vốn góp nhà đầu tư nước ngoài sau năm năm, kể từ khi nhà cung cấp dịch vụ tư nhân được phép kinh doanh các dịch vụ đó.

+ Không được kinh doanh dịch vụ kiểm định và cấp giấy chứng nhận cho các phương tiện vận tải.

+ Việc thực hiện dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật bị hạn chế hoạt động tại các khu vực địa lý được cơ quan có thẩm quyền xác định vì lý do an ninh quốc phòng.

– Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thuộc đối tượng áp dụng của các điều ước quốc tế có quy định khác nhau về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics, nhà đầu tư được lựa chọn áp dụng điều kiện đầu tư quy định tại một trong các điều ước đó.

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ Logistics

Doanh nghiệp đăng ký thành lập công ty logistics cần đăng ký các mã ngành kinh doanh sau:

5229 – Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải . Chi tiết : Logistics

5225 – Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường bộ

5224 – Bốc xếp hàng hóa

5210 – Kho bãi và lưu giữ hàng hóa

4933 – Vận tải hàng hóa bằng đường bộ

5221 – Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường sắt

5222 – Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường thủy

Thành lập công ty Logistics tại Luật Hoàng Phi như thế nào?

Khách hàng có nhu cầu thành lập công ty, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả nhất. Luật Hoàng Phi trực tiếp thực hiện toàn bộ quy trình thành lập doanh nghiệp cho khách hàng:

– Soạn thảo hồ sơ thành lập : Dựa trên thông tin khách hàng cung cấp, chúng tôi sẽ soạn thảo đầy đủ các đầu mục hồ sơ ,tương ứng với từng loại hình doanh nghiệp khách hàng dự định thành lập, sau đó gửi đến khách hàng kiểm tra và ký hồ sơ.

– Nộp hồ sơ đến cơ quan Nhà nước: Luật Hoàng Phi đại diện cho khách hàng đến cơ quan Nhà nước để nộp hồ sơ, nộp các khoản phí, lệ phí. Đồng thời , theo sát quá trình xử lý hồ sơ của cơ quan có thẩm quyển, và nhận kết quả giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

– Giao kết quả thành lập kèm con dấu pháp nhân: Chúng tôi sẽ tiến hành trao kết quả thành lập sớm nhất đến khách hàng đồng thời hỗ trợ đặt dấu. Kèm theo dấu là các nội dung hỗ trợ khác sau thành lập công ty.

Khách hàng có nhu cầu tìm hiểu thêm về điều kiện thành lập công ty Logistics hoặc muốn sử dụng dịch vụ, vui lòng liên hệ với chúng tôi:

SĐT : 0981.378.999 ( Mr. Nam) , 0981.150.868 ( Ms. Hương)

Email : lienhe@luathoangphi.vn

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ

QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.9990981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Đăng ký nhãn hiệu độc quyền cho kem đánh răng

Việc đăng ký nhãn hiệu độc quyền thành công sẽ bảo vệ chủ sở hữu trước các hành vi xâm hại tới sản phẩm mang nhãn hiệu đã đăng ký bảo hộ độc quyền của chủ thể khác như các hành vi làm giả, sao chép làm nhái sản phẩm của đối thủ cạnh...

Đăng ký nhãn hiệu cho nước tăng lực

Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Nhãn hiệu nói chung và nhãn hiệu nước tăng lực nói riêng muốn được bảo hộ cần đáp ứng các điều kiện theo Điều 72 Luật Sở hữu trí...

Không đổi biển xe cũ sang biển số định danh có bị phạt không?

Đối với chủ xe là tổ chức thì biển số xe được quản lý theo mã định danh điện tử của tổ chức do hệ thống định danh và xác thực điện tử xác lập; trường hợp chưa có mã định danh điện tử của tổ chức thì quản lý theo mã số thuế hoặc quyết định thành...

Chứng chỉ nghiệp vụ hải quan là gì? Điều kiện thi chứng chỉ nghiệp vụ hải quan

Chứng chỉ nghiệp vụ hải quan có tên đầy đủ là chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan, là chứng chỉ do Tổng cục Hải quan cấp cho người thi đỗ trong kỳ thi cấp chứng chỉ nghiệp vụ khai hải...

Đăng ký nhãn hiệu cho quán cơm

Đăng ký nhãn hiệu cho quán cơm là thủ tục pháp lý, theo đó, cá nhân, tổ chức có nhu cầu bảo hộ nhãn hiệu quán cơm thực hiện chuẩn bị hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được cấp văn bằng bảo hộ - giấy chứng nhận đăng ký nhãn...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi