Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Hình sự Phân tích điều 50 Bộ luật Hình sự
  • Thứ năm, 07/09/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1151 Lượt xem

Phân tích điều 50 Bộ luật Hình sự

Khi quyết định hình phạt thì Toà án phải cân nhắc đồng thời cả hai loại tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự, nội dung bài viết sau sẽ phân tích điều 50 Bộ luật Hình sự.

Điều 50 Bộ Luật Hình sự 2015 quy định về nội dung gì? Trong nội dung bài viết dưới đây sẽ Phân tích điều 50 Bộ luật Hình sự để quý độc giả tham khảo.

Nội dung điều 50 Bộ luật Hình sự gồm những gì?

Điều 50 Bộ Luật Hình sự 2015 quy định như sau:

Điều 50. Căn cứ quyết định hình phạt

1. Khi quyết định hình phạt, Tòa án căn cứ vào quy định của Bộ luật này, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự.

2. Khi quyết định áp dụng hình phạt tiền, ngoài căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này, Tòa án căn cứ vào tình hình tài sản, khả năng thi hành của người phạm tội.

Phân tích nội dung điều 50 Bộ luật Hình sự

Điều luật xác định các căn cứ quyết định hình phạt trong Khoản 1 và xác định bổ sung căn cứ quyết định hình phạt tiền trong khoản 2. Quyết định hình phạt là sự lựa chọn loại hình phạt và xác định mức hình phạt (đối với loại hình phạt có các mức khác nhau) trong phạm vi luật định để áp dụng đối với chủ thể chịu trách nhiệm hình sự (bao gồm người phạm tội và pháp nhân thương mại).

Quyết định hình phạt chỉ đặt ra cho các trường hợp chủ thể chịu trách nhiệm hình sự không được miễn trách nhiệm hình sự hoặc hình phạt. Đây là trường hợp cần thiết phải áp dụng hình phạt nhằm trừng trị và giáo dục chủ thể chịu trách nhiệm hình sự.

Đa số các khung hình phạt được quy định gồm nhiều loại hình phạt khác nhau. Quyết định hình phạt đối với chủ thể chịu trách nhiệm hình sự là sự lựa chọn một trong số các hình phạt chính và xác định mức phạt đối với loại hình phạt có các mức khác nhau trong khung hình phạt được quy định. Nếu khung hình phạt được quy định chỉ có một loại hình phạt chính có các mức khác nhau thì quyết định hình phạt trong trường hợp này là xác định mức hình phạt trong phạm vi khung hình phạt được quy định.

Quyết định hình phạt bổ sung có nội dung tương tự như quyết định hình phạt chính. Đó là việc lựa chọn một hoặc nhiều loại hình phạt bổ sung  tùy sự cho phép của luật và xác định mức hình phạt trong khung quy định để áp dụng kèm theo hình phạt chính.

Quyết định hình phạt theo nghĩa hẹp là quyết định hình phạt chính và quyết định hình phạt bổ sung.

Quyết định hình phạt cũng có thể được hiểu theo nghĩa rộng là quyết định biện pháp xử lý đối với chủ thể chịu trách nhiệm hình sự. Theo nghĩa này, quyết định hình phạt là hoạt động tiếp theo việc định tội của Tòa án, bao gồm quyết định miễn hình phạt, quyết định hình phạt chính, hình phạt bổ sung, quyết định các biện pháp tư pháp và quyết định biện pháp chấp hành hình phạt (như quyết định cho hưởng án treo).

Điều luật xác định các căn cứ phải dựa vào khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội bao gồm các căn cứ đối với các hình phạt nói chung cũng như các căn cứ bổ sung đối với hình phạt tiền nói riêng.

1. Theo quy định khoản 1 của điều luật, cac căn cứ quyết định hình phạt đối với người phạm tội bao gồm:

– Các quy định của BLHS;

– Tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội;

– Nhân thân người phạm tội;

– Các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự.

Về căn cứ thứ nhất – các quy định của BLHS

Khi quyết định hình phạt, Tòa án phải căn cứ vào các quy định của BLHS để lựa chọn và xác định mức hình phạt cụ thể áp dụng đối với người phạm tội. Những quy định này bao gồm các quy định trong Phần thứ nhất của BLHS – Những quy định chung và các quy định trong phần thứ hai của BLHS – Các tội phạm.

Các quy định trong phần thứ nhất của BLHS là:

– Quy định về cơ sở của trách nhiệm hình sự (khoản 1 Điều 2 BLHS)

– Quy định về nguyên tắc xử lý đối với người phạm tội (khoản 1 Điều 3 BLHS)

– Các quy định về hình phạt đối với người phạm tội ( Điều 30 – 45 BLHS)

– Các quy định về các biện pháp tư pháp đối với người phạm tội (Điều 46 – 49 BLHS);

– Các quy định vè căn cứ quyết định hình phạt đối với người phạm tội (Điều 50 BLHS), về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự (Điều 51), các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự (Điều 52), về tái phạm, tái phạm nguy hiểm (Điều 53);

– Các quy định về quyết định hình phạt trong các trường hợp cụ thể (Điều 54 – 59 BLHS);

– Quy định về án treo (Điều 65 BLHS).

Các quy định trong phầm thứ hai của BLHS là các quy định về khung hình phạt chính cũng như hình phạt bổ sung cho từng tội phạm.

Việc xác định “các quy định của Bộ luật này” là căn cứ đầu tiên của quyết định hình phạt được xem như sự đảm bảo để thực hiện nguyên tắc pháp chế trong quyết định hình phạt đối với người phạm tội đồng thời cũng để thực hiện các nguyên tắc khác của luật hình sự, vì trong các quy định của BLHS đều thể hiện các nguyên tắc đó.

Về căn cứ thứ hai – tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội.

Các khung chế tài của các tội phạm được xây dựng chủ yếu dựa trên tính chất nguy hiểm cho xã hội của từng tội phạm nhưng khi quyết định hình phạt cụ thể trong phạm vi khung chế tài xác định, đòi hỏi tòa án vẫn phải cân nhắc tính chất nguy hiểm cho xã hội của từng tôi phạm. Điều này đặc biệt có ý nghĩa khi quyết định hình phạt cho người phạm tội hoặc cho nhiều người phạm nhiều tội. Hình phạt cụ thể được quyết định mặc dù chỉ trong phạm vi khung chế tài cho phép nhưng phải tương xứng với tính chất nguy hiểm của từng tội phạm trong sự so sánh với những tội phạm khác. Có như vậy mới đảm bảo được tính thống nhất trong quyết định hình phạt đối với tất cả các hành vi phạm tội.

Cân nhắc mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội khi quyết định hình phạt sẽ đảm bảo được tính thống nhất và sự công bằng trong quyết định hình phạt đối với các trường hợp phạm tội khác nhau của cùng tội phạm. Vì quyết định hình phạt là quyết định tọng phạm vi khung hình phạt cho phéo nên có quan điểm cho rằng quyết định hình phạt chủ yếu căn cứ vào mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội phụ thuộc trước hết vào những yếu tố sau:

– Tính chất của hành vi phạm tội như thủ đoạn, công cụ, phương tiện, hình thức thể hiện…

– Tính chất và mức độ của hậu quả đã gây ra hoặc đe dọa gây ra;

– Mức độ lỗi như tính chất của động cơ, quyết tâm phạm tội…;

– Hoàn cảnh phạm tội;

– Những tình tiết về nhân thân có ảnh hưởng đến mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội…

Về căn cứ thứ ba – nhân thân người phạm tội

Nguyên tắc cá thể hóa hình phạt đòi hỏi loại và mức hình phạt cụ thể không chỉ tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội mà còn phải phù hợp với nhân thân người phạm tội để đảm bảo hình phạt đã tuyên đạt được mục đích từng trị và giáo dục người phạm tội.

Những đặc điểm nhân thân của người phạm tội cần cân nhắc trong tổng thể khi quyết định hình phạt là những đặc điểm nhân thân sau:

– Những đặc điểm nhân thân của người phạm tội có ảnh hưởng đến mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội như phạm tội lần đầu hay đã có tiền án, tiền sự, tái phạm thường hay tái phạm nguy hiểm, phạm tội có tính chất chuyên nghiệp hay không, là người chưa thành niên phạm tội hay đã thành niên…;

– Những đặc điểm nhân thân của người phạm tội phản ánh khả năng giáo dục họ như có thái độ tự thú hoặc hối cải, lập công chuộc tội hay có thái độ ngoan cố…

– Những đặc điểm nhân thân của người phạm tội phản ánh hoàn cảnh đặc biệt của họ như là người bị bệnh hiểm nghèo, già yếu, phụ nữ có thai hoặc nuôi con nhỏ hoặc là người có hoàn cảnh bản thân ay gia đình đặc biệt khó khăn…

Về căn cứ thứ tư – các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự

Các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự được nêu trong căn cứ này là những tình tiết đã được quy định cụ thể tại Điều 51 và Điều 52 BLHS và có thẻ được phân thành ba nhóm khác nhau:

– Các tình tiết làm giảm xuống hoặc tăng lên đáng kể mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội;

– Các tình tiết phản ánh khả năng giáo dục người phạm tội;

– Các tình tiết phản ánh hoàn cảnh đặc biệt của người phạm tội.

Như vậy, các tình tiết này thực ra đã thuộc về nội dung của căn cứ thứ hai và thứ ba. Mặc dù vậy, luật hình sự Việt Nam vẫn coi các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự là căn cứ quyết định hình phạt độc lập mà Tòa án phải cân nhắc (nếu có) trong mối liên hệ với toàn bộ vụ án để quyết định giảm nhẹ hoặc tăng nặng trách nhiệm hình sự trong phạm vi khung hình phạt cho phép.

2. Khoản 2 của điều luật xác định các căn cứ bổ sung, ngoài các căn cứ nêu tại khoản 1, khi quyết định hình phạt tiền đối với người phạm tội. Theo đó, khi lựa chọn hình phạt tiền và xác định mức phạt tiền áp dụng đối với người phạm tội (có thể là hình thức phạt chính hoặc hình phạt bổ sung), Tòa án còn phải căn cứ vào tình hình tài sản và khả năng thi hành của người phạm tội. Đây là các căn cứ đảm bảo cho hình phạt này được thi hành trên thực tế để đạt được mục đích của hình phạt.

Trên đây là nội dung bài viết của Công ty Luật Hoàng Phi về vấn đề Phân tích điều 50 Bộ luật Hình sự mong rằng đã cung cấp đến quý độc giả những thông tin cần thiết.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thời hạn điều tra vụ án hình sự là bao lâu?

Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều...

Dùng dao đâm chết người đi tù bao nhiêu năm?

Trong trường hợp cụ thể, người dùng dao đâm chết người có thể bị truy cứu về một trong các tội khác như: Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ, Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ, Tội vô...

Vay tiền mà không trả phạm tội gì?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ: Vay tiền mà không trả phạm tội gì? Mời Quý vị tham...

Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù không?

Đơn bãi là là yêu cầu rút lại yêu cầu khởi tố của người bị hại, Vậy Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù...

Đi khỏi nơi cư trú khi bị cấm đi khỏi nơi cư trú bị xử lý như thế nào?

Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú không quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi