Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Hình sự Phân tích điều 12 Bộ luật hình sự
  • Thứ tư, 06/09/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2429 Lượt xem

Phân tích điều 12 Bộ luật hình sự

Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật hình sự có quy định khác.

Tuổi chịu trách nhiệm hình sự là một vấn đề vô cùng quan trọng và thu hút sự quan tâm đông đảo của người dân. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự được quy định cụ thể tại điều 12 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.

Chúng tôi sẽ đề cập đầy đủ về vấn đề này để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn thông qua bài viết Phân tích điều 12 Bộ luật hình sự.

Điều 12 Bộ luật hình sự quy định như thế nào?

Trước khi đi vào phân tích điều 12 Bộ luật hình sự chúng tôi chia sẻ nội dung quy định này. Điều 12 Bộ luật hình sự 2015 quy định về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, tuy nhiên khoản 2 điều 12 đã được sửa đổi bổ sung theo quy định tại Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi 2017. Như vậy của Bộ luật hình sự hiện hành về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự như sau:

Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự

1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.

2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.

Phân tích điều 12 Bộ luật hình sự

Tuổi chịu trách nhiệm hình sự là một vấn đề rất quan trọng trong việc xác định trách nhiệm hình sự đối với một người nào đó, đây cũng là vấn đề mà nhiều người dân quan tâm. Xác định tuổi chịu trách nhiệm hình sự có ý nghĩa quan trọng để xác định tội danh, định khung hình phạt, quyết định hình phạt và áp dụng các biện pháp xử lý hình sự khác đối với người phạm tội.

Theo như quy định tại điều 12 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 thì tội chịu trách nhiệm hình sự được quy định cụ thể như sau:

– Người từ đủ 16 tuổi sẽ chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ các tội sau:

+ Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 145 Bộ luật hình sự)

+ Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi (Điều 146 Bộ luật hình sự

+ Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm (Điều 147 bộ luật hình sự)

+ Tội dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người dưới 18 tuổi phạm pháp (Điều 325 Bộ luật hính sự)

+ Tội mua dâm người dưới 18 tuổi (Điều 329 Bộ luật hình sự)

– Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Cụ thể:

 Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;

Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
Quy định về phân loại tội phạm như trên có thể thấy có hai mức tuổi như sau: từ đủ 16 tuổi trở lên và từ đủ 14 tuổi đến 16 tuổi. Cụ thể:

+ Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng

+ Người từ đủ 16 tuổi sẽ chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm trừ một số tội phạm được áp dụng đối với người đủ 18 tuổi như đã trình bày trên.

Vấn đề đặt ra là tại sao có sự khác nhau về trách nhiệm hình sự đối với mức tuổi như trên, đó là tại vì việc xác định tuổi chịu trách nhiệm hình sự được Khoa học luật Hình sự xác định chủ yếu dựa vào tiêu chuẩn về sự phát triển tâm sinh lý của con người mà chủ yếu là sự phát triển về quá trình nhận thức của con người và những nội dung liên quan đến đấu tranh phòng chống tối phạm.

Người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi được coi là người chưa có năng lực trách nhiệm hình sự đầy đủ. Do đó họ cũng chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về một số tội phạm theo quy định của pháp luật chứ không chịu trách nhiệm hình sự về tất cả các tội phạm. Người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi phạm tội do vô ý thì họ chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng.

Người chưa đủ 14 tuổi về mặt sinh lý trí tuệ chưa phát triển đầy đủ nên chưa nhận thức được hành vi của mình cũng như tính nguy hiểm của hành vi nên pháp luật không đặt ra trách nhiệm hình sự đối với độ tuổi này.

Người từ đủ 16 tuổi sẽ chịu trách nhiệm hình sự đã có năng lực hành vi và nhận thức được về các hành vi của mình mà phạm tội thì phải chịu trách nhiệm đối với các loại tội phạm trừ các tội sau do yêu cầu về độ tuổi của người thực hiện hành vi phải đủ 18 tuổi.

Trên đây là nội dung bài viết Phân tích điều 12 Bộ luật hình sự. Nếu có thắc mắc về vấn đề này bạn đọc vui lòng liên hệ đến Công ty Luật Hoàng Phi để được giải đáp chi tiết hơn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (13 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thời hạn điều tra vụ án hình sự là bao lâu?

Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều...

Dùng dao đâm chết người đi tù bao nhiêu năm?

Trong trường hợp cụ thể, người dùng dao đâm chết người có thể bị truy cứu về một trong các tội khác như: Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ, Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ, Tội vô...

Vay tiền mà không trả phạm tội gì?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ: Vay tiền mà không trả phạm tội gì? Mời Quý vị tham...

Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù không?

Đơn bãi là là yêu cầu rút lại yêu cầu khởi tố của người bị hại, Vậy Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù...

Đi khỏi nơi cư trú khi bị cấm đi khỏi nơi cư trú bị xử lý như thế nào?

Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú không quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi