Trang chủ Dịch vụ Sở hữu trí tuệ Đăng ký thương hiệu thức ăn chăn nuôi
  • Thứ tư, 24/01/2024 |
  • Dịch vụ Sở hữu trí tuệ |
  • 1031 Lượt xem

Đăng ký thương hiệu thức ăn chăn nuôi

Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung liên quan đến nội dung: Đăng ký thương hiệu thức ăn chăn nuôi.

Thức ăn chăn nuôi luôn là một trong những sản phẩm hàng hóa có nhu cầu tiêu thụ lớn tại Việt Nam. Chính vì thế, việc sở hữu một thương hiệu thức ăn chăn nuôi luôn là một ước mơ của rất nhiều cá nhân, tổ chức.

Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung liên quan đến nội dung: Thủ tục Đăng ký thương hiệu thức ăn chăn nuôi.

Thức ăn chăn nuôi là gì?

Thức ăn chăn nuôi là những sản phẩm thức ăn mà vật nuôi (vật nuôi trên cạn và thủy sản) được cho ăn, uống hoặc bổ sung vào môi trường đối với vật nuôi thủy sản nhằm duy trì sự sinh trưởng, phát triển và sản xuất sản phẩm của vật nuôi. Thức ăn chăn nuôi có thể ở dạng tươi sống, dạng đã qua sơ chế, chế biến và bảo quản, thức ăn dạng dinh dưỡng hoặc dạng thực phẩm chức năng.

Các loại thức ăn chăn nuôi hiện nay

– Theo tính chất:

+ Thức ăn tinh.

+ Thức ăn thô.

+ Thức ăn tươi.

+ Thức ăn khoáng.

+ Thức ăn giàu protein.

+ Thức ăn giàu năng lượng.

+ Thức ăn ủ chua.

+ Thức ăn thô khô.

+ Đồng cỏ.

– Theo nguồn gốc:

+ Thức ăn có nguồn gốc thực vật.

+ Thức ăn có nguồn gốc động vật.

+ Thức ăn khoáng chất.

+ Thức ăn tổng hợp hóa học.

+ Phụ phẩm nông nghiệp.

+ Vi sinh vật (thức ăn vi sinh).

– Phân loại khác:

+ Thức ăn bổ sung.

+ Thức ăn thương mại là loại thức ăn được sản xuất dùng để trao đổi, mua bán trên thị trường.

+ Thức ăn đậm đặc (Primix) là thức ăn hỗn hợp có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn so với nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi dùng để pha trộn với các loại nguyên liệu khác tạo thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh.

+ Thức ăn chăn nuôi hỗn hợp hay thức ăn hỗn hợp (Compound feed).

+ Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh là loại thức ăn đã được phối trộn từ nhiều loại nguyên liệu (ngô, cám gạo, khô đậu tương, thóc, bột xương thịt, bột huyết, bột cá, …) theo công thức đã lập đảm bảo đầy đủ các chất dinh cho từng đối tượng vật nuôi (lợn con, lợn choai, lợn vỗ béo, lợn nái chửa, nái nuôi con, …)

Phân nhóm sản phẩm/ dịch vụ cho thương hiệu thức ăn chăn nuôi

– Nhóm 31: Thức ăn chăn nuôi (thức ăn cho thủy sản, gia cầm, gia súc, thú cưng); nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi (cho thủy sản, gia cầm, gia súc, thú cưng) bao gồm: cám gạo, bột cá, bột tôm, bột bắp (làm thức ăn cho động vật). 

– Nhóm 35: Mua bán: dược phẩm, dược chất, hóa chất dùng trong sản xuất thuốc, thuốc đông y, thuốc thú y, thực phẩm dinh dưỡng dùng trong y tế, thực phẩm chức năng, nước súc miệng, trang thiết bị y tế và dụng cụ y tế, dụng cụ tránh thai, que thử thai, bao cao su, bơm kim tiêm dùng một lần, dây truyền dịch, bông y tế, băng y tế, băng dán y tế, vật tư y tế như: vật tư y tế tiêu hao như: mỡ bôi y tế dùng cho điện tim, điện não, nội soi và siêu âm, điện cực dán y tế, đệm chống loét, giường hỗ trợ bệnh nhân liệt, mỹ phẩm, nước hoa, dầu gội đầu, kem dưỡng da, sữa rửa mặt, xà phòng, nước rửa chén, tinh dầu, lương thực, thực phẩm, yến sào (tổ chim yến), yến sào đã qua sơ chế, yến sào tinh chế, thực phẩm làm từ yến sào (chè yến, yến chưng đường phèn, súp yến, yến chưng có collagen), bánh, kẹo, gạo, bột ngũ cốc, chè, cà phê, cacao, gia vị, sữa và các sản phẩm từ sữa, thịt, cá, gia cầm, trứng, dầu ăn thực vật, nước giải khát, nước uống tinh khiết, nước giải khát làm từ yến (đồ uống không cồn), nước yến (đồ uống không cồn), nước yến có chứa collagen, bia, rượu, thức ăn chăn nuôi cho gà, lợn, cá, tôm, con giống vật nuôi làm thuốc, cây giống dược liệu, con giống, cây giống, hạt giống, dược liệu tươi, trái cây tươi, rau tươi; quảng cáo và giới thiệu sản phẩm. 

Thủ tục Đăng ký thương hiệu thức ăn chăn nuôi mới nhất

Thứ nhất: Điều kiện để thực hiện thủ tục

– Đối với thức ăn chăn nuôi mới:

Sau khi có quyết định công nhận thức ăn chăn nuôi mới của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Nếu tổ chức, cá nhân có thức ăn chăn nuôi mới có nhu cầu lưu hành tại Việt Nam.

– Phải tiến hành công bố tiêu chuẩn áp dụng theo quy định của Pháp luật về xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn và có chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng. Phải công bố hợp quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng (nếu có).

– Những sản phẩm thức ăn chăn nuôi có một tiêu chuẩn chất lượng được công bố chỉ được đặt 01 tên thương mại tương ứng.

– Lưu ý: Khi tiến hành đăng ký thương hiệu thức ăn chăn nuôi phải thực hiện thủ tục xin giấy phép đăng ký lưu hành thức ăn chăn nuôi:

+ Căn cứ theo quy định tại nghị định số 39/2017/ND-CP trước khi muốn lưu hành thức ăn chăn nuôi thì phải thực hiện thủ tục công bố lưu hành thức ăn chăn nuôi.

+ Thủ tục đăng ký lưu hành thức ăn chăn nuôi là bắt buộc đối với tất cả các nhà sản xuất hay kinh doanh trước khi đưa sản phẩm ra ngoài thị trường nhằm đảm bảo an toàn cho sản phẩm lẫn chất lượng.

+ Hành vi lưu hành thức ăn chăn nuôi mà chưa có Giấy phép đăng ký lưu hành thì sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 4 – Điều 7 – Nghị định số 64/2018/ND-CP với mức phạt là phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng căn cứ vào hành vi vi phạm và tổng giá trị lô sản phẩm vi phạm.

Thứ hai: Thành phần hồ sơ đăng ký nhãn hiệu thức ăn chăn nuôi

– Mẫu nhãn hiệu với kích thước lớn hơn 03x03cm và nhỏ hơn 08×08 cm.

– Tờ khai đăng ký nhãn hiệu (đối với các trường hợp khách hàng ủy quyền cho một tổ chức, cá nhân chuyên nghiệp thực hiện thủ tục thì tờ khai sẽ do người đại diện sở hữu công nghiệp của tổ chức, cá nhân ký).

– Danh mục hàng hóa dịch vụ cần đăng ký thương hiệu.

– Ủy quyền cho đại diện cá nhân, tổ chức đại diện nộp đơn đăng ký thương hiệu.

– Chứng từ nộp phí và lệ phí đăng ký nhãn hiệu.

Đăng ký thương hiệu thức ăn chăn nuôi mất bao nhiêu lâu?

– Thời gian đơn đăng ký được thẩm định hình thức là 1 tháng kể từ ngày nộp đơn.

– Thời gian công bố đơn trên công báo sở hữu công nghiệp là 2 tháng sau thời điểm có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ.

– Thời gian thẩm định nội dung là 9 tháng từ sau thời điểm công báo đơn.

– Thời gian cấp giấy chứng nhận đăng ký là 1 tháng.

Như vậy, tổng thời gian đăng ký thương hiệu cho thức ăn chăn nuôi theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ là 13 tháng tính từ ngày nộp đơn. Tuy nhiên, trên thực tế, tổng thời gian cho việc đăng ký thương hiệu nói chung kể từ khi nộp đơn thường kéo dài từ 20 – 24 tháng. Có trường hợp thời gian đăng ký nhãn hiệu có thể kéo dài đến 02 – 03 năm phụ thuộc vào tình trạng đơn có phải thông báo sửa đổi, bổ sung, phản đối hay khiếu nại từ chối cấp văn bằng bảo hộ… ngoài ra còn ảnh hưởng bởi số lượng đơn đăng ký ở Cục Sở hữu trí tuệ quá nhiều, dẫn đến kéo dài thời gian cấp văn bằng bảo hộ…

Dịch vụ đăng ký thương hiệu thức ăn chăn nuôi tại Luật Hoàng Phi

Luật Hoàng Phi là một trong các tổ chức Đại diện Sở hữu công nghiệp, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong việc tư vấn, đăng ký bảo hộ thương hiệu, chúng tôi đã tư vấn và đăng ký thành công cho hàng nghìn nhãn hàng. Hiện tại chúng tôi vẫn tiếp tục cung cấp dịch vụ trọn gói tư vấn và tiến hành Đăng ký bảo hộ thương hiệu của cá nhân, tổ chức, Doanh nghiệp, thương hiệu sản phẩm một cách nhanh, hiệu quả và chính xác.

Khách hàng khi tin tưởng đến với dịch vụ Đăng ký thương hiệu của chúng tôi, chúng tôi sẽ hỗ trợ thực hiện các công việc như sau:

– Tra cứu khả năng đăng ký thành công của thương hiệu mà khách hàng dự định đăng ký;

– Tư vấn và hướng dẫn khách hàng thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu;

– Cung cấp tờ khai đăng ký thương hiệu miễn phí cho khách hàng khi có yêu cầu;

– Hướng dẫn khách hàng cách chuẩn bị hồ sơ đăng ký bảo hộ thương hiệu;

– Thay mặt khách hàng trực tiếp soạn thảo hồ sơ đăng ký thương hiệu logo;

– Nộp hồ sơ đăng ký logo đến Cục SHTT;

– Nhận Văn bằng bảo hộ và trao tận tay cho khách hàng;

– Và một số công việc khách khi phát sinh hoặc khách hàng yêu cầu.

Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về Thủ tục Đăng ký thương hiệu thức ăn chăn nuôi đã được chúng tôi hướng dẫn cụ thể trong bài viết phía trên. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã phân tích một số nội dung liên quan đến sản phẩm thức ăn chăn nuôi hiện nay.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (20 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ

QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.9990981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

Năng lực của Luật Hoàng Phi trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Đăng ký thương hiệu sơn chống cháy

Việc đăng ký thương hiệu cho sản phẩm sơn chống cháy đem lại nhiều lợi ích khiến nhiều cá nhân, tổ chức không thể bỏ qua thủ tục...

Đăng ký thương hiệu tỏi đen

Để giúp Quý độc giả hiểu hơn về thủ tục Đăng ký thương hiệu tỏi đen, chúng tôi thực hiện bài viết với những chia sẻ này. Mời Quý vị theo dõi nội...

Đăng ký thương hiệu tai nghe không dây

Khi Thương hiệu đã được bảo hộ, chủ sở hữu thương hiệu về tai nghe không dây được độc quyền sử dụng thương hiệu đó, mọi hành vi sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn đều bị coi là hành vi xâm phạm quyền đối với thương...

Đăng ký thương hiệu trà bí đao

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ về Đăng ký thương hiệu trà bí đao. Mời Quý vị theo dõi, tham khảo nội...

Đăng ký thương hiệu phòng khám sản phụ khoa

Đăng ký thương hiệu phòng khám sản phụ khoa như thế nào? Khi có thắc mắc này, Quý độc ỉa có thể tham khảo bài viết của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi