Trang chủ Dịch vụ Sở hữu trí tuệ Các bước đăng ký thương hiệu cho dịch vụ mua bán xe ô tô
  • Thứ ba, 23/01/2024 |
  • Dịch vụ Sở hữu trí tuệ |
  • 291 Lượt xem

Các bước đăng ký thương hiệu cho dịch vụ mua bán xe ô tô

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ về Đăng ký thương hiệu cho dịch vụ mua bán xe ô tô. Mời Quý vị theo dõi.

Nhu cầu sử dụng xe ô tô gia tăng, hoạt động mua bán xe ô tô diễn ra sôi nổi làm cho mức độ cạnh tranh giữa những đơn vị cùng hoạt động dịch vụ mua bán xe ô tô gay gắt hơn. Vậy làm thế nào để Quý vị có thể tạo ra chỗ đứng trên thị trường này khi hoạt động dịch vụ mua bán xe ô tô? Bỏ qua các yếu tố về chất lượng sản phẩm, dịch vụ, trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ về đăng ký thương hiệu cho dịch vụ mua bán xe ô tô  – biện pháp pháp lý không thể bỏ qua khi muốn xây dựng và bảo vệ thương hiệu dịch vụ mua bán xe ô tô.

Đăng ký thương hiệu cho dịch vụ mua bán xe ô tô là gì?

Đăng ký thương hiệu cho dịch vụ mua bán xe ô tô là đăng ký nhãn hiệu cho dịch vụ mua bán xe ô tô, theo đó, cá nhân, tổ chức có nhãn hiệu có thể tự mình hoặc ủy quyền cho chủ thể khác thực hiện nộp hồ sơ (đơn) đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ để được cấp văn bằng bảo hộ tương ứng – Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho dịch vụ mua bán xe ô tô.

Tại sao không nên bỏ qua đăng ký thương hiệu cho dịch vụ mua bán xe ô tô?

Đăng ký thương hiệu cho dịch vụ mua bán xe ô tô là thủ tục không thể bỏ qua nếu muốn xây dựng và bảo vệ thương hiệu khi hoạt động mua bán xe ô tô trên thị trường.

Theo điểm a khoản 3 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu (trừ nhãn hiệu nổi tiếng) chỉ được xác lập dựa trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Theo đó, chỉ khi đăng ký nhãn hiệu thành công, cá nhân, tổ chức chủ đơn mới trở thành chủ sở hữu nhãn hiệu, có các quyền đối với nhãn hiệu đã đăng ký như:

– Độc quyền sử dụng nhãn hiệu, không chủ thể nào khác được sử dụng trái phép nhãn hiệu đã đăng ký, sử dụng nhãn hiệu tương tự, gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã đăng ký.

– Chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu của mình cho chủ thể khác để thu lợi qua các hình thức hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu (hợp đồng li-xăng), hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu.

– Có căn cứ để thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền đối với nhãn hiệu của mình trước các hành vi xâm phạm như:

+ Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;

+ Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại;

+ Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

+ Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Phân nhóm dịch vụ mua bán xe ô tô khi đăng ký thương hiệu

Theo quy định Luật Sở hữu trí tuệ, phạm vi quyền và cách tính chi phí đăng ký thương hiệu sẽ phụ thuộc vào nhóm sản phẩm/ dịch vụ mà thương hiệu đang sử dụng để phân nhóm và tính phí. Phân nhóm hàng hóa được áp dụng theo bảng phân loại hàng hóa, dịch vụ Ni-xơ. Theo đó dịch vụ mua bán xe ô tô được phân vào nhóm số 35.

Nhóm 35: Bán buôn, bán lẻ, xuất nhập khẩu: ô tô, phụ tùng ô tô, thùng xe ô tô; tổ chức các hoạt động truyền thông sản phẩm mới, chiến dịch mới trên nền tảng công nghệ số; quảng cáo để bán hàng; tổ chức sự kiện và triển lãm cho mục đích thương mại hoặc quảng cáo; mua bán ô tô (cũ và mới); mua bán phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của ô tô và xe có động cơ khác; mua bán đồ trang trí nội ngoại thất ô tô; đại lý bán xe ô tô và các bộ phận và phụ tùng của chủng; đại lý quảng cáo xe ô tô; đại lý xuất nhập khẩu xe ô tô và các bộ phận và phụ tùng của chúng.

Điều kiện bảo hộ thương hiệu cho dịch vụ mua bán xe ô tô

Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ quy định Điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ như sau:

Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;

2. Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.

Theo đó, điều kiện bảo hộ nhãn hiệu cho dịch vụ mua bán xe ô tô là:

Thứ nhất: Là dấu hiệu nhìn thấy được

Nhãn hiệu được thể hiện dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.

Lưu ý: Các dấu hiệu sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu theo Điều 73 Luật Sở hữu trí tuệ:

1. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của các nước;

2. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép;

3. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài;

4. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận;

5. Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ.

Thứ nhất: Có khả năng phân biệt

Nhãn hiệu được coi là có khả năng phân biệt nếu được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ và không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 74 Luật Sở hữu trí tuệ.

Các bước đăng ký thương hiệu cho dịch vụ mua bán xe ô tô

Bước 1: Chuẩn bị nhãn hiệu

Quý vị thực hiện thiết kế nhãn hiệu để có mẫu nhãn hiệu phục vụ đăng ký. Khi thiết kế nhãn hiệu cần lưu ý các điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ, đó là:

– Nhãn hiệu là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;

– Nhãn hiệu có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.

Bước 2: Tra cứu nhãn hiệu

Để phần nào đánh giá trước khả năng nhãn hiệu được bảo hộ (đăng ký thành công), Quý vị nên thực hiện thủ tục tra cứu nhãn hiệu. Có hai hình thức tra cứu là tra cứu sơ bộ và tra cứu chuyên sâu. Trong đó, chúng tôi khuyến khích Quý vị thực hiện tra cứu chuyên sâu với khả năng chính xác lên tới 80%.

Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký nhãn hiệu

Hồ sơ hay đơn đăng ký nhãn hiệu gồm các tài liệu tối thiểu như sau:

– 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu, đánh máy theo mẫu số: 04-NH Phụ lục A của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN;

– 05 Mẫu nhãn hiệu kèm theo (mẫu nhãn hiệu kèm theo phải giống hệt mẫu nhãn hiệu dán trên tờ khai đơn đăng ký kể cả về kích thước và màu sắc. Mẫu nhãn hiệu phải được trình bày rõ ràng với kích thước của mỗi thành phần trong nhãn hiệu không lớn hơn 80mm và không nhỏ hơn 8mm, tổng thể nhãn hiệu phải được trình bày trong khuôn mẫu nhãn hiệu có kích thước 80mm x 80mm. Nếu yêu cầu bảo hộ màu sắc thì tất cả các mẫu nhãn hiệu trên tờ khai và kèm theo đều phải được trình bày đúng màu sắc cần bảo hộ);

– Chứng từ nộp phí, lệ phí.

Trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu là nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận, ngoài các tài liệu tối thiểu nêu trên, đơn đăng ký cần phải có thêm các tài liệu sau:

– Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận;

– Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);

– Bản đồ khu vực địa lý (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc nhãn hiệu chứa địa danh hoặc dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).

– Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép sử dụng địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương để đăng ký nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).

Trong trường hợp cụ thể, đơn đăng ký nhãn hiệu phải có thêm các tài liệu khác để chứng mình thông tin cần thiết:

– Giấy uỷ quyền (nếu nộp đơn đăng ký nộp thông qua các tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);

– Tài liệu xác nhận được phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt (nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ có chứa các biểu tượng, cờ, huy hiệu của cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế…);

– Tài liệu xác nhận quyền đăng ký;

– Tài liệu xác nhận thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác;

– Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).

Bước 4: Nộp và theo dõi tình trạng xử lý hồ sơ

Quý vị có thể nộp đơn tại trụ sở chính hoặc văn phòng đại diện của Cục Sở hữu trí tuệ trực tiếp, qua đường bưu điện hoặc trực tuyến.

– Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ, địa chỉ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

– Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

– Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng, địa chỉ: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

Lưu ý:

Trường hợp nộp đơn đăng ký nhãn hiệu qua bưu điện, người nộp đơn cần chuyển tiền qua dịch vụ của bưu điện, sau đó phô tô Giấy biên nhận chuyển tiền gửi kèm theo hồ sơ đơn đến một trong các điểm tiếp nhận đơn nêu trên của Cục Sở hữu trí tuệ để chứng minh khoản tiền đã nộp.

Để nộp trực tuyến, người nộp đơn cần có chứng thư số và chữ ký số, đăng ký tài khoản trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến và được Cục Sở hữu trí tuệ phê duyệt tài khoản để thực hiện các giao dịch đăng ký quyền SHCN.

Kể từ ngày được Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận, đơn đăng ký nhãn hiệu được xem xét theo trình tự sau:

– Thẩm định hình thức: 01 tháng

– Công bố đơn: trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày đơn đăng ký nhãn hiệu có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ

– Thẩm định nội dung: không quá 09 tháng, kể từ ngày công bố đơn.

Hiện nay thời gian thực tế để xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu thường mất khoảng trên 2 năm do khối lượng đơn Cục tiếp nhận và xử lý rất lớn. Quý vị cần theo dõi tình trạng xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu trong thời gian này để kịp thời phản hồi những yêu cầu từ Cục Sở hữu trí tuệ.

Bước 5: Nhận kết quả nếu nhãn hiệu đáp ứng điều kiện bảo hộ

Trường hợp qua thẩm định xác định nhãn hiệu đáp ứng các điều kiện bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo. Theo hướng dẫn, Quý vị hoàn thành nghĩa vụ tài chính để được cấp văn bằng bảo hộ.

Cách thức tra cứu nhãn hiệu cho dịch vụ mua bán xe ô tô

Tra cứu nhãn hiệu cho dịch vụ mua bán xe ô tô là việc không bắt buộc trong quy trình đăng ký nhãn hiệu cho dịch vụ mua bán xe ô tô, tuy vậy Quý vị nên thực hiện để đảm bảo đánh giá phần nào về khả năng phân biệt của nhãn hiệu dự định đăng ký với những nhãn hiệu đã được bảo hộ hoặc có đơn được ưu tiên tại Cục Sở hữu trí tuệ.

Người nộp đơn có thể tự tra cứu thông tin về các nhãn hiệu đã có chủ sở hữu hoặc đã được nộp đơn đăng ký từ các nguồn sau đây:

– Công báo Sở hữu công nghiệp do Cục Sở hữu công nghiệp phát hành hàng tháng;

– Đăng bạ quốc gia và Đăng bạ quốc tế về nhãn hiệu hàng hoá (lưu giữ tại Cục Sở hữu công nghiệp);

– Cơ sở dữ liệu điện tử về nhãn hiệu hàng hoá công bố trên mạng Internet

Tuy nhiên, do thiếu kiến thức chuyên môn, việc tra cứu trên chỉ mang tính chất tra cứu sơ bộ, không đảm bảo hiệu quả chính xác cao, do đó, trước khi nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu, Quý vị nên thực hiện tra cứu chuyên sâu đảm bảo hiệu quả, có phương án sửa đổi nhãn hiệu (nếu cần thiết) hoặc thay đổi phạm vi đăng ký cho phù hợp. Để được hỗ trợ tra cứu, Quý vị hãy liên hệ ngay tới chúng tôi qua hotline 0981.378.999 (Mr.Nam),

Luật Hoàng Phi – địa chỉ uy tín về đăng ký thương hiệu

Luật Hoàng Phi là tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp được thành lập và tổ chức, hoạt động theo quy định pháp luật. Do đó, chúng tôi có đầy đủ tư cách và năng lực đại diện Quý khách hàng thực hiện đăng ký bảo hộ sở hữu công nghiệp nói chung và đăng ký thương hiệu nói riêng, bao gồm đăng ký thương hiệu cho dịch vụ mua bán xe ô tô.

Chúng tôi được các khách hàng tin tưởng lựa chọn và trở thành người bạn đồng hành thân thiết khi cần đăng ký thương hiệu bởi:

– Luật Hoàng Phi có hơn 10 năm kinh nghiệm về đăng ký tên thương hiệu, với hơn 10.000 hồ sơ đăng ký thương hiệu thành công.

– Chúng tôi có đội ngũ chuyên viên thực hiện dịch vụ được đào tạo bài bản, kiến thức chuyên môn vững vàng, kinh nghiệm sâu rộng và luôn tận tâm vì lợi ích khách hàng, mong muốn đem đến sự hài lòng cao nhất cho khách hàng.

– Chúng tôi hoạt động toàn quốc, có trụ sở tại thành phố Hà Nội – nơi đặt trụ sở của Cục Sở hữu trí tuệ – cơ quan tiếp nhận và giải quyết đăng ký thương hiệu, cấp văn bằng bảo hộ. Từ đó, chúng tôi có khả năng nộp hồ sơ nhanh chóng, theo dõi sát sao tình trạng giải quyết hồ sơ, xử lý kịp thời những vướng mắc phát sinh (nếu có).

– Thấu hiểu những khó khăn và mong muốn của khách hàng với dịch vụ, chúng tôi xây dựng và thực hiện dịch vụ theo quy trình trọn gói, tức là Quý khách hàng sẽ được hỗ trợ từ A-Z, cả trước, trong và sau đăng ký với các hoạt động tư vấn về đăng ký thương hiệu, tra cứu đánh giá khả năng đăng ký thương hiệu, soạn, nộp hồ sơ và làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hỗ trợ pháp lý về thương hiệu sau đăng ký. Từ đó, lợi ích khách hàng nhận được ở mức tối đa.

– Mức phí dịch vụ của chúng tôi cũng được cân đối phù hợp với khối lượng công việc và khả năng tài chính của khách hàng, luôn được các khách hàng đánh giá là cạnh tranh so với các đơn vị cùng cung cấp dịch vụ trên thị trường. Chúng tôi còn có nhiều chương trình ưu đãi, tri ân khách hàng khi sử dụng dịch vụ.

Để được tư vấn, báo phí đăng ký thương hiệu cho dịch vụ mua bán xe ô tô nói riêng và đăng ký thương hiệu nói chung, Quý vị hãy liên hệ ngay tới hotline 0981.378.999 (Mr.Nam). Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ!

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ

QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.999 – 0981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ bao gồm những hàng hóa nào?

Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này bao gồm hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, hàng hóa giả mạo chỉ dẫn địa lý, hàng hóa sao chép lậu quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều...

Nhãn hiệu tập thể là gì? Ai có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể

Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu...

Tài liệu chứng minh nhãn hiệu nổi tiếng gồm những gì?

Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở sử dụng và thuộc về chủ sở hữu nhãn hiệu đó mà không cần thủ tục đăng...

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động thuộc về ai?

Tranh chấp lao động là gì? Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động; tranh chấp giữa các tổ chức đại diện người lao động với nhau; tranh chấp phát...

Đăng ký thương hiệu bông tẩy trang

Đăng ký thương hiệu bông tẩy trang là một phương thức giúp công bố thương hiệu của doanh nghiệp tới công chúng. Khi thương hiệu đăng ký bảo hộ được công bố, một bộ phận lớn khách hàng sẽ được tiếp cận với thương...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi