Trang chủ Dịch vụ Sở hữu trí tuệ Thủ tục đăng ký thương hiệu cho rau sạch
  • Thứ tư, 24/01/2024 |
  • Dịch vụ Sở hữu trí tuệ |
  • 2453 Lượt xem

Thủ tục đăng ký thương hiệu cho rau sạch

Các tổ chức, cá nhân muốn được bảo hộ trên cơ sở pháp lý của Luật Sở hữu trí tuệ hay các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên đối với nhãn hiệu của mình thì việc đăng ký nhãn hiệu rất quan trọng

Trong thời đại công nghệ 4.0, người tiêu dùng ngày càng thông thái hơn trong việc lựa chọn sản phẩm thông qua các kênh thông tin truyền thông. Do đó, việc đăng ký thương hiệu sản phẩm hiện nay không chỉ nhằm mục đích bảo hộ tuyệt đối pháp luật mà còn nhằm giúp mang thương hiệu của mình đến gần hơn với người tiêu dùng.

Chính vì lý do này, tổng đài tư vấn Luật Hoàng Phi xin giới thiệu đến quý khách hàng thủ tục đăng ký thương hiệu rau sạch – một trong những sản phẩm được người tiêu dùng quan tâm hàng đầu hiện nay.

Thế nào được gọi là rau sạch?

Rau sạch là sản phẩm được sản xuất mà không chứa chất bảo quan thực vật, thuốc trừ sâu, và được chăm sóc bằng phân bón có chứa lượng nitrat ở mức cho phép, không sử dụng nguồn nước ô nhiễm còn tồn đọng lượng kim loại nặng để sử dụng tưới tiêu cho rau, không có sinh sống của loại kí sinh trùng như giun, sán.

Có bắt buộc đăng ký thương hiệu rau sạch không?

Trước khi đi vào tìm hiểu về thủ tục đăng ký thương hiệu rau sạch, Luật Hoàng Phi xin làm rõ vai trò, ý nghĩa của thủ tục này.

Theo quy định tại điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ thì đăng ký thương hiệu là quyền của tổ chức, cá nhân, chủ thể hoạt động thương mại, tổ chức tập thể đối với hàng hóa do mình sản xuất.

Hay nói cách khác, việc đăng ký thương hiệu rau sạch không phải là nghĩa vụ bắt buộc đối với các chủ thể sản xuất rau sạch, đặc biệt là đối với nơi có cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, chưa có nhiều danh tiếng.

Tuy nhiên, các tổ chức, cá nhân muốn được bảo hộ trên cơ sở pháp lý của Luật Sở hữu trí tuệ hay các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên đối với nhãn hiệu của mình thì việc đăng ký nhãn hiệu rất quan trọng. Dưa trên căn cứ này thì quyền lợi của tổ chức, cá nhân thực hiện đăng ký sẽ được thừa nhận và bảo vệ.

Bởi trên thực tế có nhiều trường hợp nhãn hiệu bị làm giả, làm nhái và thiết kế làm gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của tổ chức, cá nhân đó. Chính vì vậy, việc đăng ký nhãn hiệu là việc làm cần thiết, cần được ưu tiên đầu tiên khi hoạt động kinh doanh, bởi đó còn là phương thức phòng ngừa các rủi ro và định hướng đúng đắn cho tổ chức, cá nhân kinh doanh thương mại.

Tại Việt Nam hiện nay cũng đã tồn tại một số thương hiệu rau sạch đã được đăng kí mang lại sự an tâm tiêu dùng cho người dân như Vineco hay Vietgap.

Từ đó ta có thể rút ra được những lợi ích mà đăng ký thương hiệu mang lại, cụ thể:

– Việc đăng ký nhãn hiệu sẽ được pháp luật bảo hộ tuyệt đối về quyền sở hữu nhãn hiệu của tổ chức, cá nhân thực hiện đăng ký mà các tổ chức, cá nhân khác không có quyền xâm hại đến quyền sở hữu đó và phải chịu trách nhiệm trước pháp luât.

– Giúp cho người sản xuất, kinh doanh sản phẩm có thể quảng bá cho sản phẩm nhanh chóng, mang lại niềm tin đến người tiêu dùng và có chỗ đứng trên thị trường trong và ngoài nước.

– Khi một nhãn hiệu được đăng kí đầu tiên tại cục sở hữu trí tuệ thì điều đó có nghĩa bất kỳ một nhãn nào có dấu hiệu trùng hoặc gây nhầm lẫn đều không đủ điều kiện được tiếp nhận đăng ký. Chính vì vấy, người tiêu dùng sẽ có thể nhận diện và phân biệt được các tổ chức, cá nhân khác nhau.

– Việc đăng ký nhãn hiệu sẽ khẳng định được quyền sở hữu của tổ chức, cá nhân được pháp luật công nhận làm tăng doanh thu của đơn vị, tăng nhu cầu tiêu dùng trong thời công nghệ hiện đại luôn cập nhật những mặt hàng cả về giá và chất lượng sản phẩm.

Phân nhóm khi đăng ký thương hiệu cho rau sạch

Để có cơ sở thực hiện đăng ký thương hiệu cho rau sạch và xác định phạm vi bảo hộ thương hiệu, Quý vị cần lập danh mục hàng hóa đi kèm tờ khai và phân nhóm phù hợp với bảng phân loại quốc tế về hàng hoá, dịch vụ (theo Thoả ước Nice lần thứ 11).

Theo bảng phân loại quốc tế về hàng hóa, dịch vụ theo Thỏa ước Nice lần thứ 11, rau sạch thuộc nhóm 31 và có thể làm rõ như sau:

Nhóm 31: Hạt (ngũ cốc) và các sản phẩm nông sản, lâm sản, làm vườn không được xếp vào các nhóm khác, cụ thể là rau củ và trái cây tươi, hạt giống, hoa và cây tự nhiên; động vật sống; thực phẩm cho động vật; mạch nha dùng cho ngành bia rượu; quả hạnh (trái cây); thức ăn cho động vật; lúa mạch; đậu tươi; củ cải đường tươi; các loại quả mọng tươi; đồ uống cho vật nuôi trong nhà; thức ăn cho chim; hạt dẻ tươi; rễ cây rau diếp xoăn; rau diếp xoăn (để làm sa-lát); trái cây có múi, tươi; hạt ca cao thô; quả dừa; quả cola; dưa chuột tươi; bánh quy cho chó; sản phẩm lót ổ cho gia cầm đẻ trứng; trứng đã được thụ tinh dùng để ấp; thức ăn (cho vật nuôi); quả tươi; rau cỏ tươi; các loại hạt (ngũ cốc); các loại hạt (hạt giống); nho tươi; quả hạt dẻ; thảo mộc tươi; quả mọng của cây đỗ tùng; tỏi tây tươi; chanh tươi; đậu lăng tươi; rau diếp tươi; bữa ăn cho động vật; nấm tươi; quả hạch (quả tươi); yến mạch; bánh khô dầu; quả ô liu tươi; hành tươi; rau tươi; quả cam tươi; đậu hà lan tươi; thức ăn cho vật nuôi trong nhà; quả thông; khoai tây tươi; cây đại hoàng, tươi; thóc chưa chế biến; hạt vừng ăn được, chưa qua xử lý; rau chân vịt tươi; cây mía đường; nấm cục tươi; rau củ tươi; lúa mì.

Thủ tục đăng ký thương hiệu rau sạch

1/ Tra cứu nhãn hiệu đăng ký:

Người tiến hành đăng ký cần thực hiện tra cứu nhãn hiệu trước khi chuẩn bị hồ sơ, việc tra cứu này nhằm giúp tránh được sử dụng nhãn hiệu trùng hoặc có dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu của tổ chức, cá nhân khác.

2/ Chuẩn bị Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu rau sạch:

– Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định 04-NH tại phụ lục A Thông tư 16/2016/TT-BKHCN.

– Tài liệu, thông tin nhằm mục đích xác định nhãn hiệu cần bảo hộ trong đơn đăng ký có mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa loại rau mang nhãn hiệu gồm 09 mẫu nhãn hiệu giống nhau phải đáp ứng các yêu cầu được quy định tại điểm 37.5 Mục 5 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN sửa đổi, bổ sung Thông tư 16/2016/TT- BKHCN.

– Nếu nhãn hiệu tập thể hay nhãn hiệu chứng nhận thì phải có quy chế.

– Giấy ủy quyền, nếu nộp đơn thông qua đại diện bao gồm các nội dung được quy định tại Khoản 2 Điều 107 Luật Sở hữu trí tuệ.

– Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó từ người khác

– Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên trong trường hợp theo nguyên tác ưu tiên

+ Bản sao đơn có xác nhận của cơ quan cơ thẩm quyền

+ Trường hợp được thụ hưởng quyền từ người khác thì phải có giấy chuyển nhượng quyền ưu tiên.

– Chứng từ nộp lệ phí

3/ Thẩm định đơn đăng ký thương hiệu rau sạch

– Xem xét về tính hợp lệ hình thức đơn đăng ký tính từ ngày nộp đơn thì việc thẩm định phải được thực hiện trong vòng 01 tháng.

– Công bố đơn đăng ký nhãn hiệu được công bố trong vòng 02 tháng từ ngày đơn thẩm định là hợp lệ.

– Thẩm định về nội dung đăng ký nhãn hiệu: trong thời hạn 09 tháng kể từ ngày công bố.

– Cấp giấy chứng nhận đăng ký.

Dịch vụ đăng ký thương hiệu rau sạch của Luật Hoàng Phi

Dịch vụ đăng ký thương hiệu Luật Hoàng Phi cam kết làm thủ tục hiệu quả, nhanh chóng, mang lại sự yên tâm và niềm tin của khách hàng khi đến với Luật Hoàng Phi.

1/ Luật Hoàng Phi thực hiện đánh giá khả năng đăng ký nhãn hiệu thông qua việc tra cứu thương hiệu đăng ký trước khi tiến hành nộp đơn đăng ký và tư vấn cụ thể cho khách hàng về bảo hộ thương hiệu.

2/ Thực hiện soạn thảo tờ khai, mẫu đơn và tập hợp tài liệu cần thiết để hoàn thiện hồ sơ đăng ký thương hiệu cho khách hàng.

3/ Hỗ trợ làm người đại diện thực hiện nộp và đăng ký  hồ sơ đăng ký nhãn hiệu đến Cục Sở hữu trí tuệ:

– Theo dõi qua trình thủ tục xem xét tính hợp lệ về hình thức, công bố công báo, nội dung, tranh chấp, thông báo cấp văn bản bảo hộ.

– Tiến hành kiểm tra thường xuyên về tình trạng xâm phạm quyền sở hữu nhãn hiệu mà khách hàng đã ủy quyền đăng ký, tham gia tranh tụng tại tòa bảo vệ khách hàng khi cần thiết.

– Thực hiện hỗ trợ khách hàng soạn thảo công văn phúc đáp khi có tranh chấp về thương hiệu với tổ chức, cá nhân khác.

Trên đây là những thông tin có liên quan về thủ tục đăng ký thương hiệu rau sạch. Trong quá trình tham khảo nội dung bài viết, Quý vị có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ hotline 0981.378.999 hoặc 1900 6557 để được hỗ trợ tốt nhất.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ

QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.9990981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

Năng lực của Luật Hoàng Phi trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Đăng ký thương hiệu phòng khám sản phụ khoa

Đăng ký thương hiệu phòng khám sản phụ khoa như thế nào? Khi có thắc mắc này, Quý độc ỉa có thể tham khảo bài viết của chúng...

Đăng ký thương hiệu phòng khám da liễu

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ về Đăng ký thương hiệu phòng khám da liễu. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Đăng ký thương hiệu thực phẩm bổ sung

Hiện nay tình trạng xâm phạm sở hữu trí tuệ hiện nay diễn ra khá phổ biến và phức tạp tại Việt Nam và trên thế giới, cùng với việc hội nhập kinh thế thì việc bảo vệ thương hiệu là việc làm vô cùng cần thiết đối với mỗi tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân khi kinh...

Đăng ký thương hiệu linh kiện máy tính

Để giúp Quý độc giả có thêm thông tin khi thực hiện Đăng ký thương hiệu linh kiện máy tính, chúng tôi thực hiện bài viết này với những chia sẻ, do đó, Quý vị đừng bỏ...

Đăng ký thương hiệu bếp nướng

Khi đăng ký thương hiệu vếp nướng thành công, đây là căn cứ để yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý những cá nhân, tổ chức có hành vi xâm phạm quyền đối với thương hiệu của...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi