Trang chủ Dịch vụ Sở hữu trí tuệ Đăng ký nhãn hiệu cho phần mềm hóa đơn điện tử
  • Thứ ba, 30/01/2024 |
  • Dịch vụ Sở hữu trí tuệ |
  • 171 Lượt xem

Đăng ký nhãn hiệu cho phần mềm hóa đơn điện tử

Nhãn hiệu là một trong những tài sản vô hình nhưng lại có một giá trị hữu hình đặc biệt lớn trong hoạt động kinh doanh thương mại của mỗi đơn vị kinh doanh.

Hóa đơn điện tử là gì?

Hóa đơn điện tử là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý bằng phương tiện điện tử. Hóa đơn điện tử được khởi tạo, lập, xử lý trên hệ thống máy tính của tổ chức đã được cấp mã số thuế khi bán hàng hóa, dịch vụ và được lưu trữ trên máy tính của các bên theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

Hóa đơn điện tử gồm các loại: hóa đơn giá trị gia tăng, hóa đơn xuất khẩu,hóa đơn bán hàng, hóa đơn khác gồm: vé, thẻ, phiếu thu tiền bảo hiểm,…; phiếu thu tiền cước vận chuyển hàng không, chứng từ thu cước phí vận tài quốc tế, chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng…, hình thức và nội dung được lập theo thông lệ quốc lế và các quy định của pháp luật có liên quan

Đăng ký nhãn hiệu cho phần mềm hóa đơn điện tử là gì?

Đăng ký nhãn hiệu cho phần mềm hóa đơn điện tử là việc chủ sở hữu nhãn hiệu tự thực hiện hoặc ủy quyền cho chủ thể khác thay doanh nghiệp thực hiện thủ tục hành chính với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ghi nhận nhãn hiệu, chủ sở hữu vào sổ đăng ký quốc gia về nhãn hiệu và cấp giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu cho chủ sở hữu. Nhãn hiệu đăng ký bảo hộ được cấp văn bằng bảo hộ trên cơ sở kết quả xem xét đơn của người nộp đơn, căn cứ vào các quy định của pháp luật về hình thức và nội dung đơn.

Khi Quý vị thực hiện quy trình các bước đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu phần mềm hóa đơn điện tử với cơ quan nhà nước sẽ có những thuận lợi sau:

– Được độc quyền sử dụng, chuyển nhượng hay nhượng quyền sở hữu.

– Có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý các đối tượng xâm phạm.

– Dùng để phân biệt hàng hóa/dịch vụ với các bên khác nhau.

– Được nhà nước Việt Nam thừa nhận và bảo hộ mọi quyền lợi đối với nhãn hiệu.

– Ngăn chặn các hành vi xâm phạm đến nhãn hiệu.

– Là 1 công cụ truyền thông hiệu quả, tạo dựng uy tín thương hiệu.

Danh mục hàng hóa, dịch vụ cần đăng ký nhãn hiệu phần mềm hóa đơn điện tử

Danh mục hàng hóa, dịch vụ cần đăng ký nhãn hiệu với phần mềm hóa đơn điện tử thì yêu cầu Hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu phải được phân nhóm phù hợp với bảng phân loại Nice. Cụ thể, đối với sản phẩm phần mềm hóa đơn điện tử được phân nhóm như sau:

– Nhóm 09: Phần mềm máy tính;

– Nhóm 42: Dịch vụ cài đặt phần mềm máy tính; Bảo trì phần mềm máy tính; Thiết kế phần mềm máy tính; Cho thuê phần mềm máy tính;…

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu phần mềm hóa đơn điện tử

– Tờ khai đăng ký (02 bản).

– Mẫu nhãn hiệu (05 mẫu kích thước 80 x 80 mm) và danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.

– Giấy ủy quyền (nếu nộp đơn thông qua tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ).

– Tài liệu chứng minh quyền đăng ký nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác (ví dụ như hợp đồng).

– Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu yêu cầu hưởng quyền ưu tiên.

– Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).

Lưu ý: Yêu cầu đối với đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận:

– Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/nhãn hiệu chứng nhận;

– Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý);

– Bản đồ khu vực địa lý (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);

– Văn bản của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép đăng ký nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).

Quy trình đăng ký nhãn hiệu phần mềm hóa đơn điện tử

Bước 1: Tra cứu nhãn hiệu dự định đăng ký bảo hộ

Để tránh việc mất thời gian lẫn chi phí, trước khi làm thủ tục đăng ký nhãn hiệu thì cần tiến hành tra cứu trên trang web của Cục sở hữu trí tuệ. Việc tra cứu nhằm kiểm tra nhãn hiệu dự định đăng ký có bị trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn để từ đó đánh giá khả năng đăng ký thành công của nhãn hiệu. Khách hàng có thể tra cứu: http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php. 

Ngoài ra Khách hàng có thể nhờ tra cứu từ phía các chuyên viên làm tại Cục sở hữu trí tuệ. Cách tra cứu này mang tính chất chuyên sâu, đánh giá được 90-95% bảo hộ của nhãn hiệu đăng ký có khả năng được chấp thuận hay không, song cách tra cứu này sẽ phải trả phí dịch vụ.

Bước 2: Chuẩn bị giấy tờ hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Quý vị cần chuẩn bị đầy đủ và kỹ lưỡng những giấy tờ như hướng dẫn ở trên. Song lưu ý:

– Mỗi đơn chỉ được yêu cầu cấp một văn bằng bảo hộ.

– Mọi tài liệu của đơn đều bằng tiếng việt, phải được trình bày theo chiều dọc trên một mặt giấy khổ A4, chừa lề theo bốn phía, mỗi lề rộng 20mm.

– Tài liệu nếu bao gồm nhiều trang thì mỗi trang phải ghi số thứ tự trang bằng chữ số Ả-rập;

– Tài liệu được đánh máy một cách rõ ràng, sạch sẽ, không tẩy xóa, sửa chữa.

– Phải dùng thuật ngữ phổ thông (không dùng tiếng địa phương, từ hiếm, từ tự tạo..). Các ký hiệu, đơn vị đo lường, phông chữ điện tử, quy tắc chính tả phải theo tiêu chuẩn việt nam;

Bước 3: Nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Quý vị có thể nộp giấy tờ hồ sơ đăng ký trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

Bước 4: Theo dõi tiến trình đăng ký

– Thẩm định về mặt hình thức đơn: Diễn ra trong thời hạn một tháng, kể từ ngày nộp đơn. Kiểm tra hình thức đơn đã tuân thủ các quy định chưa? Từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không (Ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ/từ chối chấp nhận đơn).

– Công bố đơn: Sau khi đã có quyết định chấp nhận đơn đăng ký hợp lệ thì đơn sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.

– Thẩm định nội dung đơn: Thẩm định không quá chín tháng, kể từ ngày công bố đơn.Đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ, qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.

– Ra quyết định cấp hoặc từ chối cấp: Nếu nhãn hiệu trong đơn không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ. Nếu đáp ứng yêu cầu bảo hộ và đã nộp phí, lệ phí đầy đủ, đúng hạn thì Cục sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về nhãn hiệu và công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp.

Dịch vụ Đăng ký nhãn hiệu cho phần mềm hóa đơn điện tử tại Luật Hoàng Phi đảm bảo uy tín

Với dịch vụ Đăng ký nhãn hiệu cho phần mềm hóa đơn điện tử tại Luật Hoàng Phi, chúng tôi sẽ hỗ trợ thực hiện các nội dung công việc như sau:

– Tư vấn pháp luật về điều kiện đăng ký nhãn hiệu cho phần mềm hóa đơn điện tử, Tư vấn quy trình, thủ tục đăng ký nhãn hiệu.

– Tư vấn tính khả thi được cấp văn bằng bảo hộ độc quyền của nhãn hiệu.

– Miễn phí tra cứu sơ bộ nhãn hiệu, trường hợp Tra cứu chuyên sâu nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ Khách hàng phải thanh toán chi phí độc lập.

– Soạn thảo hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cho phần mềm hóa đơn điện tử.

– Đại diện đăng ký nhãn hiệu cho khách hàng trong quá trình đăng ký nhãn hiệu.

– Nộp hồ sơ và theo dõi tiến trình đăng ký, xét nghiệm đơn tại Cục Sở hữu trí tuệ.

– Đại diện cho khách hàng trong toàn bộ quá trình xác lập quyền và phúc đáp công văn trao đổi với Cục Sở hữu trí tuệ về việc đăng ký nhãn hiệu.

– Phản đối, khiếu nại các nội dung liên quan đến đơn đăng ký nhãn hiệu.

– Nhận văn bằng bảo hộ nhãn hiệu chuyển lại cho khách hàng.

Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về Đăng ký nhãn hiệu cho phần mềm hóa đơn điện tử. Khách hàng theo dõi nội dung bài viết, có vướng mắc khác hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ Luật Hoàng Phi theo hotline: 0981.378.999 để được hỗ trợ nhanh chóng, tận tình.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ

QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.9990981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

Năng lực của Luật Hoàng Phi trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Đăng ký thương hiệu sơn chống cháy

Việc đăng ký thương hiệu cho sản phẩm sơn chống cháy đem lại nhiều lợi ích khiến nhiều cá nhân, tổ chức không thể bỏ qua thủ tục...

Đăng ký thương hiệu tỏi đen

Để giúp Quý độc giả hiểu hơn về thủ tục Đăng ký thương hiệu tỏi đen, chúng tôi thực hiện bài viết với những chia sẻ này. Mời Quý vị theo dõi nội...

Đăng ký thương hiệu tai nghe không dây

Khi Thương hiệu đã được bảo hộ, chủ sở hữu thương hiệu về tai nghe không dây được độc quyền sử dụng thương hiệu đó, mọi hành vi sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn đều bị coi là hành vi xâm phạm quyền đối với thương...

Đăng ký thương hiệu trà bí đao

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ về Đăng ký thương hiệu trà bí đao. Mời Quý vị theo dõi, tham khảo nội...

Đăng ký thương hiệu phòng khám sản phụ khoa

Đăng ký thương hiệu phòng khám sản phụ khoa như thế nào? Khi có thắc mắc này, Quý độc ỉa có thể tham khảo bài viết của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi