Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Cơ quan thuế là gì? Chức năng, nhiệm vụ của cơ quan thuế?
  • Thứ tư, 12/04/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 4103 Lượt xem

Cơ quan thuế là gì? Chức năng, nhiệm vụ của cơ quan thuế?

Cơ quan thuế là từ ngữ chung được dùng để chỉ hệ thống các cơ quan quản lý Nhà nước về thuế, bao gồm Tổng cục Thuế, Cục Thuế, Chi cục Thuế, Chi cục Thuế khu vực.

Nhằm điều tiết thu nhập của xã hội, Nhà nước thực hiện các chính sách thuế. Đây cũng là khoản thu quan trọng của Ngân sách Nhà nước. Trong đó, cơ quan thuế là tổ chức được giao nhiệm vụ quản lý Nhà nước về thuế. Để tìm hiểu kỹ hơn về cơ quan thuế, mời quý bạn đọc theo dõi bài viết Cơ quan thuế là gì? Chức năng, nhiệm vụ của cơ quan thuế.

Cơ quan thuế là gì?

Cơ quan thuế là hệ thống các cơ quan thực hiện quản lý Nhà nước về thuế, thuế là một khoản nộp ngân sách nhà nước bắt buộc của tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân theo quy định của các luật thuế.

Cơ quan thuế là từ ngữ chung được dùng để chỉ hệ thống các cơ quan quản lý Nhà nước về thuế, bao gồm Tổng cục Thuế, Cục Thuế, Chi cục Thuế, Chi cục Thuế khu vực.

Theo quy định hiện hành, nội dung quản lý thuế rất đa dạng bao gồm các hoạt động như:

– Đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế.

– Hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế, không thu thuế.

– Khoanh tiền thuế nợ; xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt; miễn tiền chậm nộp, tiền phạt; không tính tiền chậm nộp; gia hạn nộp thuế; nộp dần tiền thuế nợ.

– Quản lý thông tin người nộp thuế.

– Quản lý hóa đơn, chứng từ.

– Kiểm tra thuế, thanh tra thuế và thực hiện biện pháp phòng, chống, ngăn chặn vi phạm pháp luật về thuế.

– Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế.

– Xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế.

– Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế.

– Hợp tác quốc tế về thuế.

– Tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế.

Như vậy, quý bạn đọc đã hiểu được cơ quan thuế là gì. Vậy cơ quan thuế có chức năng, nhiệm vụ gì, mời quý bạn đọc theo dõi phần tiếp theo của bài viết.

Vị trí, chức năng của cơ quan thuế

Các cơ quan thuế có địa vị pháp lý, chức năng khác nhau, cụ thể như sau:

Thứ nhất: Tổng cục Thuế

Tổng cục Thuế là tổ chức trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về các khoản thu nội địa trong phạm vi cả nước, bao gồm: thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước (sau đây gọi chung là thuế); tổ chức quản lý thuế theo quy định của pháp luật.

Tổng cục Thuế có tư cách pháp nhân, con dấu hình Quốc huy, được mở tài khoản ngoài Kho bạc Nhà nước, có trụ sở tại thành phố Hà Nội.

Tổng cục Thuế được tổ chức thành hệ thống dọc từ Trung ương đến địa phương theo đơn vị hành chính, bảo đảm nguyên tắc tập trung thống nhất.

Cơ quan Thuế ở Trung ương, bao gồm các đơn vị sau:

– Vụ Chính sách– Vụ Tài vụ – Quản trị
– Vụ Pháp chế– Văn phòng (có đại diện tại TP HCM)
– Vụ Dự toán thu thuế– Thanh tra
– Vụ Kê khai và Kế toán thuế– Cục Công nghệ thông tin
– Vụ Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế– Vụ Hợp tác quốc tế
– Vụ Quản lý thuế thu nhập cá nhân– Vụ Tổ chức cán bộ
– Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp lớn– Đơn vị sự nghiệp: Trường Nghiệp vụ thuế
– Vụ Tuyên truyền – Hỗ trợ người nộp thuế– Đơn vị sự nghiệp: Tạp chí Thuế
– Vụ Kiểm tra nội bộ

Thứ hai: Cơ quan Thuế ở địa phương

– Cục Thuế ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là Cục Thuế cấp tỉnh) trực thuộc Tổng cục Thuế;

– Chi cục Thuế ở các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Chi cục Thuế cấp huyện) trực thuộc Cục Thuế cấp tỉnh.

Vậy, cơ quan thuế có nhiệm vụ, quyền hạn như thế nào, mời quý bạn đọc theo dõi phần tiếp theo của bài viết Cơ quan thuế là gì? Chức năng, nhiệm vụ của cơ quan thuế.

Nhiệm vụ, quyền hạn

Cơ quan thuế có nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại quyết định 41/2018/QĐ-TTgngày 25 tháng 9 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của tổng cục thuế thuộc bộ tài chính. Theo đó, cơ quan thuế có một số nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

– Ban hành văn bản hướng dẫn chuyên môn, quy trình nghiệp vụ; văn bản quy phạm nội bộ và văn bản cá biệt thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục Thuế.

– Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục Thuế sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt.

– Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý của Tổng cục Thuế.

– Tổ chức quản lý thuế theo quy định của pháp luật:

+ Hướng dẫn, giải thích chính sách thuế của Nhà nước; tổ chức công tác hỗ trợ người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật;

+ Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát và tổ chức thực hiện quy trình nghiệp vụ về đăng ký thuế, cấp mã số thuế, kê khai thuế, tính thuế, nộp thuế, hoàn thuế, khấu trừ thuế, miễn thuế, xóa nợ tiền thuế, tiền phạt và các nghiệp vụ khác có liên quan;

+ Quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định việc miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, gia hạn thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, gia hạn thời hạn nộp thuế, xóa tiền nợ thuế, tiền phạt thuế;

+ Bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế; giữ bí mật thông tin của người nộp thuế; xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế khi có đề nghị theo quy định của pháp luật;

+ Giám định để xác định số thuế phải nộp của người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

+ Ủy nhiệm cho các cơ quan, tổ chức trực tiếp thu một số khoản thuế theo quy định của pháp luật.

– Tổ chức các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ quản lý rủi ro trong hoạt động quản lý thuế.

-Áp dụng các biện pháp hành chính để đảm bảo thực thi pháp luật về thuế

– Lập hồ sơ kiến nghị khởi tố các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về thuế; thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng các trường hợp vi phạm pháp luật thuế.

– Thanh tra chuyên ngành thuế; kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm pháp luật thuế; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc sử dụng tài sản, kinh phí được giao theo quy định của pháp luật.

– Thực hiện các nhiệm vụ khác được quy định tại điều 2 quyết định 41/2018/QĐ-TTg và quy định pháp luật khác.

Tổng cục thuế Việt Nam là cơ quan gì?

Tổng cục Thuế Việt Nam là cơ quan thuộc Bộ Tài Chính, có chức năng thực hiện quản lý, tổ chức thực hiện thu, kiểm tra thuế và chính sách thuế đối với các tổ chức, cá nhân tại Việt Nam. Cụ thể, Tổng cục Thuế có nhiệm vụ đảm bảo việc thu đúng, đủ thuế, tăng cường quản lý thuế và phát triển kinh tế đất nước. Ngoài ra, Tổng cục Thuế còn có trách nhiệm tham gia xây dựng, đưa ra chính sách thuế và hướng dẫn về thuế, giám sát việc thực hiện chính sách thuế của Chính phủ.

Trên đây là bài viết Cơ quan thuế là gì? Chức năng, nhiệm vụ của cơ quan thuế, nếu quý bạn đọc còn bất kỳ thắc mắc nào hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết xin vui long liên hệ Tổng đài 1900 6557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Tăng vốn điều lệ có phải nộp thêm thuế môn bài?

Doanh nghiệp có thay đổi vốn điều lệ thì căn cứ để xác định mức thu thuế môn bài là vốn điều lệ của năm trước liền kề năm tính thuế môn...

Chuyển nhượng cổ phần có phải xuất hóa đơn không?

Từ quy định trên thấy được rằng khi doanh nghiệp thực hiện việc chuyển nhượng vốn của doanh nghiệp thì doanh nghiệp vẫn phải thực hiện việc xuất hóa đơn GTGT. Do đó chuyển nhượng cổ phấn vẫn phải xuất hóa đơn theo quy...

Bài viết được tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam có được bảo hộ quyền tác giả không?

Tác phẩm trí tuệ nhân tạo là sản phẩm của các thuật toán có khả năng tạo ra các tác phẩm hình ảnh, âm thanh hoặc văn học… một cách tự...

Nộp tờ khai thuế TNCN chuyển nhượng cổ phần ở đâu?

Cá nhân có thu nhập từ chuyển nhượng cổ phần sẽ thực hiện khai thuế tại cơ quan quản lý công ty phát hành cổ phần, tùy từng trường hợp cụ thể việc chậm nộp tờ khai thuế TNCN từ việc chuyển nhượng vốn sẽ bị xử phạt theo quy...

Bố chuyển nhượng cổ phần cho con thì có phải chịu thuế thu nhập cá nhân không?

Cổ phần được tự do chuyển nhượng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi