Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo Bộ luật hình sự
Điều 80 BLHS quy định nội dung và điều kiện áp dụng của hình phạt cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định là hình phạt bổ sung đối với pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự.
Khi nào áp dụng Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định?
Điều 80 Bộ luật hình sự quy định về cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định như sau:
1. Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định được áp dụng khi xét thấy nếu để pháp nhân thương mại bị kết án tiếp tục kinh doanh hoặc hoạt động trong lĩnh vực đó, thì có thể gây nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người hoặc cho xã hội.
2. Tòa án quyết định lĩnh vực cụ thể bị cấm kinh doanh hoặc cấm hoạt động.
3. Thời hạn cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định là từ 01 năm đến 03 năm, kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật.
Bình luận về Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định?
Điều luật quy định nội dung và điều kiện áp dụng của hình phạt cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định là hình phạt bổ sung đối với pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự.
Đây là hình phạt buộc pháp nhân thương mại không được tiếp tục kinh doanh, hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định. Trong đó, hoạt động kinh doanh được hiểu là hoạt động “Thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.”
Ngoài kinh doanh, pháp nhân thương mại còn có hoạt động khác là hoạt động không trực tiếp sinh lợi nhưng cần thiết cho kinh doanh.
1. Khoản 1 của điều luật quy định điều kiện cho phép áp dụng hình phạt này. Theo đó, hình phạt này được áp dụng khi xét thấy việc pháp nhân thương mại bị kết án mà được tiếp tục kinh doanh, hoạt động trong những lĩnh vực nhất định có thể gây nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người hoặc cho xã hội. Như vậy, việc quyết định áp dụng hình phạt này hoàn toàn xuất phát từ sự cần thiết phải phòng ngừa việc gây nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người hoặc cho xã hội. Điều kiện này cũng xác định phạm vi lĩnh vực bị cấm kinh doanh hoặc bị cấm hoạt động đối với pháp nhân thương mại bị kết án.
2. Khoản 2 của điều luật xác định quyền quyết định của Tòa án về phạm vi các lĩnh vực bị cấm. Để có cơ sở cho quyết định này Tòa án cần xác định phạm vi các lĩnh vực mà trong đó tiềm ẩn khả năng xảy ra thiệt hại cho con người hoặc xã hội khi pháp nhân thương mại tiếp tục kinh doanh, hoạt động trong các lĩnh vực này. Đó vừa là điều kiện áp dụng vừa là cơ sở để Tòa án quyết định những lĩnh vực cụ thể mà pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh hoặc hoạt động.
3. Khoản 3 của điều luật quy định thời hạn mà pháp nhân thương mại có thể bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực. Thời hạn đó có thể là từ 01 năm đến 03 năm. Thời điểm bắt đầu của thời hạn này là ngày bản án có hiệu lực pháp luật.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
Tội bức cung theo quy định của Bộ luật hình sự mới nhất
Bức cung, được hiểu là hành vi của người tiến hành tố tụng sử dụng các biện pháp trái pháp luật (tức không đúng với quy định của pháp luật) về tố tụng để buộc người bị thẩm vấn khai sai với sự thật khách quan của vụ...
Tù treo có mất quyền công dân không?
Để xác định tù treo có mất quyền công dân hay không thì sẽ phụ thuộc vào hành vi phạm tội mà người đó thực hiện, nếu như bị áp dụng hình phạt bổ sung là tước quyền công dân thì người phạm tội sẽ chỉ bị tước một số quyền công dân chứ không bị mất toàn bộ quyền công...
Các biện pháp tư pháp là những biện pháp cưỡng chế hình sự, được quy định trong BLHS. Việc quy định và áp dụng biện pháp tư pháp nhằm mục đích giáo dục hoặc để loại bỏ điều kiện phạm tội, ngăn ngừa hành vi nguy hiểm mới cho xã...
Quy định triệu tập bị can theo Bộ luật tố tụng hình sự
Giấy triệu tập bị can được sử dụng để yêu cầu bị can đang tại ngoại đến Cơ quan điều tra để hỏi cung hoặc tham gia vào hoạt động điều tra...
Tội che giấu tội phạm là gì theo quy định Bộ luật hình sự?
Tội che giấu tội phạm là hành vi của người tuy không hứa hẹn trước nhưng sau khi biết tội phạm đã được thực hiện lại che giấu và không tố giác với cơ quan có thẩm...
Xem thêm