Trang chủ Tin Tức Cách xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với thiết kế bố trí?
  • Thứ ba, 02/07/2024 |
  • Tin Tức |
  • 672 Lượt xem

Cách xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với thiết kế bố trí?

Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn (sau đây gọi là thiết kế bố trí) là cấu trúc không gian của các phần tử mạch và mối liên kết các phần tử đó trong mạch tích hợp bán dẫn.

Quyền sở hữu công nghiệp đối với thiết kế bố trí được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Vậy Cách xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với thiết kế bố trí như thế nào? Khách hàng quan tâm vui lòng theo dõi nội dung bài viết sau đây.

Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn (sau đây gọi là thiết kế bố trí) là cấu trúc không gian của các phần tử mạch và mối liên kết các phần tử đó trong mạch tích hợp bán dẫn.

Xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với thiết kế bố trí là tác giả tạo ra thiết kế bằng công sức và chi phí của mình. Xét trong mối quan hệ xã hội thì tác giả là chủ thể sáng tạo, là cá nhân đã sáng tạo ra thiết kế bố trí bằng chính công sức và khả năng của mình. Tác giả đã sáng tạo thiết kế bố trí không những bằng công sức mà còn bằng chi phí riêng của mình.

Cũng như các chủ thể sáng tạo các sản phẩm trí tuệ khác, tác giả tạo ra thiết kế bố trí không phụ thuộc vào độ tuổi, trình độ văn hóa và phương pháp. Tuy nhiên, cá nhân tạo ra một sản phẩm được bảo hộ là thiết kế bố trí mạch tích hợp không thể là người không có trình độ chuyên môn cao về lĩnh vực đó.

Tác giả tạo ra thiết kế bố trí có quyền nộp đơn hoặc không nộp đơn xin bảo hộ sản phẩm trí tuệ do mình sáng tạo ra thỏa mãn các yêu cầu về hình thức và nội dụng theo quy định của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ. Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả sáng tạo ra thiết kế bố trí dưới hình thức giao việc, thuê việc, nếu trong hợp đồng lao động, hợp đồng thuê việc không có thỏa thuận khác;

Theo quy định trên, người có quyền nộp đơn không hẳn là người sáng tạo ra thiết kế bố trí mà còn là những người khác theo quy định của pháp luật.

Theo quy định của pháp luật thì người nộp đơn yêu cầu cấp Bằng bảo hộ là tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả sáng tạo ra thiết kế bố trí trong quan hệ giao việc, thuê thiết kế.

Địa vị pháp lý của tác giả trong trường hợp phụ thuộc vào quan hệ hành chính mà được cơ quan giao việc theo chuyên môn thì tác giả chỉ là chủ thể sáng tạo, còn quyền nộp đơn thuộc về cơ quan có quyền giao việc sáng tạo thiết kế bố trí cho tác giả. Cũng tương tự như vậy, trong trường hợp tác giả sáng tạo theo hợp đồng sáng tạo thuê thì thiết kế bố trí được tác giả sáng tạo, tác giả chỉ là tác giả còn quyền nộp đơn yêu cầu cấp Bằng bảo hộ lại thuộc quyền của người đã thuê tác giả sáng tạo.

Tuy nhiên, trong cả hai trường hợp trên, nếu trong hợp đồng lao động, hợp đồng thuê việc đã có sự thỏa thuận giữa người giao việc, người thuê việc với tác giả thì quyền nộp đơn yêu cầu cấp Bằng bảo hộ khi đó thuộc về tác giả. Ngoài tác giả, tổ chức và cá nhân là người giao việc, thuê việc cho tác giả sáng tạo ra thiết kế bố trí thì người có quyền nộp đơn yêu cầu cấp Bằng bảo hộ còn có thể là những người sau đây:

– Người được tác giả hoặc tổ chức, cá nhân đã đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả sáng tạo là người thuê việc, giao việc cho tác giả sáng tạo thiết kế bố trí chuyển giao quyền nộp đơn (kể cả đơn đã nộp). Người được chuyển giao quyền nộp đơn có thể là tổ chức, cá nhân dưới hình thức chuyển nhượng (hợp đồng) có đền bù hoặc người được thừa kế hợp pháp của người có quyền nộp đơn yêu cầu cấp Bằng bảo hộ đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn;

– Trong trường hợp có nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra một thiết kế bố trí thì quyền nộp đơn cũng thuộc về tổ chức, cá nhân đó với điều kiện tất cả các cá nhân, tổ chức đó đồng ý.

– Trong trường hợp có nhiều tổ chức, cá nhân độc lập với nhau tạo ra thiết kế bố trí trùng nhau thì tất cả tổ chức, cá nhân đó có quyền nộp đơn yêu cầu cấp Bằng bảo hộ và các Bằng bảo hộ (nếu được cấp) có hiệu lực độc lập với nhau.  

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ

QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.9990981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

Tìm hiểu thêm về Luật Hoàng Phi

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Đăng ký nhãn hiệu MERLINK cho sản phẩm keo dán

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ về Đăng ký nhãn hiệu MERLINK cho sản phẩm keo dán. Mời Quý vị theo...

Đăng ký nhãn hiệu KODOLAC cho nhóm dịch vụ mua bán kinh doanh sữa

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu không phải là thủ tục bắt buộc, song doanh nghiệp hoàn thành thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu độc quyền sẽ giúp công ty khẳng định quyền sở hữu duy nhất đối với nhãn hiệu hàng hóa đang sử...

Đăng ký nhãn hiệu LEDCOMI cho thiết bị chiếu sáng

Luật Hoàng Phi đại diện cho Công ty Cổ phần Thiết bị Chiếu sáng Việt Nam Đăng ký nhãn hiệu LEDCOMI cho thiết bị chiếu...

Đăng ký nhãn hiệu FAST SHIPPING VIET NAM cho dịch vụ vận chuyển

Luật Hoàng Phi đã đại diện công ty TNHH vận tải Nhanh Việt Nam đăng ký nhãn hiệu FAST SHIPPING VIET NAM cho dịch vụ vận...

Đăng ký nhãn hiệu cho dịch vụ mua bán cây cảnh

Đăng ký thương hiệu là thủ tục tương đối đơn giản tuy nhiên đối với những người thực hiện lần đầu thường vướng mắc trong quá trình chuẩn bị hồ sơ và thực hiện thủ...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi