Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi theo Bộ luật hình sự mới nhất
  • Thứ ba, 29/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 8626 Lượt xem

Tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi theo Bộ luật hình sự mới nhất

Chiếm đoạt trẻ em, được hiểu là hành vi đưa trẻ em ròi khỏi gia đình hoặc nơi ở, nơi quản lý (như nhà trường, bệnh viện…) mà không được sự đồng ý của cha mẹ hoặc người có trách nhiệm trông nom, quản lý với mục đích tư lợi.

Tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi theo Bộ luật hình sự?

Theo quy định tại Điều 153 – Bộ luật hình sự về tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi như sau:

“1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác chiếm giữ hoặc giao cho người khác chiếm giữ người dưới 16 tuổi, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp;

c) Đối với người mà mình có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng;

d) Đối với từ 02 người đến 05 người;

đ) Phạm tội 02 lần trở lên;

e) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%;

g) Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 31% trở lên.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:

a) Có tính chất chuyên nghiệp;

b) Đối với 06 người trở lên;

c) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;

d) Làm nạn nhân chết;

đ) Tái phạm nguy hiểm.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Tư vấn tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi theo Bộ luật hình sự

Thứ nhất: Các yếu tố cấu thành tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi

Đối với tội chiếm đoạt trẻ em. Được thể hiện qua việc dùng các thủ đoạn như lén lút, lừa gạt, du dỗ trẻ em đưa trẻ em thoát khỏi sự quản lý, trông nom của cha mẹ hoặc người có trách nhiệm để đem bán, nuôi làm con nuôi hoặc để trả thù cha mẹ đứa trẻ.

Cần lưu ý:

Việc chiếm đoạt trẻ em có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên dù dưới bất kỳ hình thức nào thì người có một trong các hành vi nêu trên vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi thực hiện đó.

+ Trẻ em là người bị hại trong trường hợp này là người chưa đủ 16 tuổi.

+ Nếu hành vi chiếm đoạt trẻ em làm con tin nhằm chiếm đoạt tài sản thì người phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự.

+ Tội phạm hoàn thành kể từ khi người phạm tội có hành vi nhằm vào việc mua, bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em. Nếu hậu quả chiếm đoạt trẻ em chưa xảy ra thì được cọi là phạm tội chưa đạt.

Khách thể:

Các hành vi nêu trên xâm phạm đến quan hệ về quyền được chăm sóc, nuôi và sống chung với cha mẹ, quyền được bảo vệ của trẻ em.

Mặt chủ quan:

Tội phạm nêu trên được thực hiện với lỗi cố ý.

Động cơ thực hiện hành vi mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt nêu trên không phải là dấu hiệu cấu thành cơ bản mà chỉ có ý nghĩa trong việc định khung tăng nặng, lượng hình.

Chủ thể:

Chủ thể của ba tội nêu trên là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.

Thứ hai: Khung hình phạt tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi

Mức hình phạt của các tội này được chia thành hai khung, cụ thể như sau:

Khung một (khoản 1)

Có mức phạt tù từ ba năm đến mười năm. Được áp dụng đối với trường hợp phạm tội có đủ các dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này nêu ở mặt khách quan.

Khung hai (khoản 2)

Có mức phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân. Được áp dụng đối với một trong các trường hợp phạm tội sau đây:

+ Có tổ chức. Được hiểu là có sự cấu kết chặt chẽ giữa những người (đồng phạm) cùng thực hiện tội phạm này.

+ Có tính chất chuyên nghiệp. Được hiểu là người phạm tội sinh sống chủ yếu dựa vào thu nhập từ việc mua bán trẻ em một cách thường xuyên.

+ Vì động cơ đê hèn (như để trả thù cha mẹ đứa trẻ).

+ Đối với nhiều trẻ em (từ hai trẻ em trở lên)

+ Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân.

+ Để đưa ra nước ngoài;

+ Để sử dụng vào mục đích vô nhân đạo (như sử dụng để bóc lột sức lao động, cho đi ăn xin…)

+ Để sử dụng vào mục đích mại dâm.

+ Tái phạm nguy hiểm (xem giải thích tương tự ở tội giết người).

+ Gây hậu quả nghiêm trọng (như làm cho trẻ em bị tàn tật suốt đời…)

– Hình phạt bổ sung (khoản 3)

Ngoài việc bị áp dụng một trong các hình phạt chính nêu trên, tuỳ từng trường hợp cụ thể người phạm tội còn có thể bị:

+ Phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.

+ Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Trên đây là nội dung bài viết Tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi theo Bộ luật hình sự của Công ty Luật Hoàng Phi, mọi thắc mắc của Quý khách hàng xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn 1900.6557

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thời hạn điều tra vụ án hình sự là bao lâu?

Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều...

Dùng dao đâm chết người đi tù bao nhiêu năm?

Trong trường hợp cụ thể, người dùng dao đâm chết người có thể bị truy cứu về một trong các tội khác như: Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ, Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ, Tội vô...

Vay tiền mà không trả phạm tội gì?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ: Vay tiền mà không trả phạm tội gì? Mời Quý vị tham...

Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù không?

Đơn bãi là là yêu cầu rút lại yêu cầu khởi tố của người bị hại, Vậy Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù...

Đi khỏi nơi cư trú khi bị cấm đi khỏi nơi cư trú bị xử lý như thế nào?

Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú không quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi