• Thứ ba, 24/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 6689 Lượt xem

Biên lai là gì?

Biên lai thường được sử dụng khi cá nhân, tổ chức thực hiện nộp các khoản phí, lệ phí theo quy định của pháp luật vào ngân sách nhà nước. Biên lai được chi thành 02 loại biên lai in sẵn mệnh giá và biên lai không in sẵn mệnh giá

Trong đời sống thường nhật, việc nộp phí, lệ phí không còn xa lạ với bất kỳ ai và việc nhận lại biên lai sau mỗi lần nộp là điều mà các cá nhân, tổ chức bắt gặp rất thường xuyên. Thấy thường xuyên như vậy nhưng liệu Quý vị đã hiểu rõ biên lai là gì?

Biên lai là gì?

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 2 Thông tư số 303/2016/TT-BTC hướng dẫn việc in, phát hành, quản lý và sử dụng các loại chứng từ thu tiền phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước, biên lai được định nghĩa là chứng từ do tổ chức thu phí, lệ phí lập khi thu các khoản tiền phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.

Biên lai được chi thành 02 loại:

– Biên lai in sẵn mệnh giá là loại biên lai mà mỗi tờ biên lai sẽ được in sẵn số tiền phí, lệ phí cho mỗi lần nộp tiền và được sử dụng để thu các loại phí, lệ phí mà mức thu được cố định cho từng lần (bao gồm cà các hình thức tem, vé).

– Biên lai không in sẵn mệnh giá là loại biên lai mà trên đó số tiền thu được do tổ chức thu phí, lệ phí lập khi thu tiền phí, lệ phí và chỉ áp dụng cho các trường hợp:

+ Các loại phí, lệ phí được pháp luật quy định mức thu bằng tỉ lệ phần trăm(%)

+ Các loại phí, lệ phí có nhiều chỉ tiêu thu tùy thuộc vào yêu cầu của tổ chức, cá nhân nộp tiền phí, lệ phí,

+ Các loại phí, lệ phí mang tính đặc thù trong giao dịch quốc tế.

Biên lai được thể hiện bằng các hình thức được pháp luật quy định, cụ thể theo Khoản 3 Điều 2 Thông tư 303/2016/TT-BTC như sau:

a) Biên lai đặt in là biên lai do tổ chứcthu phí, lệ phí đặtin theo mẫu để sử dụng khi cung ứng các dịch vụ công có thu phí, lệ phí hoặc do cơ quan thuế đặt in để bán cho các tổ chức thu phí, lệ phí.

b) Biên lai tự inlà biên lai do tổ chức thu phí, lệ phí tự in trên các thiết bị tin học, máy tính tiền hoặc các thiết bị khác khi cung ứng các dịch vụ công có thu phí, lệ phí.

c) Biên lai điện tử là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về cung ứng dịch vụ công của tổ chức thu phí, lệ phí được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý bằng phương pháp điện tử theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

Một biên lai được coi là hợp lệ khi có các nội dung sau đây trên cùng một mặt giấy:

– Tên loại biên lai

– Ký hiệu mẫu biên lai và ký hiệu biên lai

– Số thứ tự của biên lai: Có 7 chữ số và bắt đầu từ 0000001

– Liên của biên lai: Liên 1 (tổ chức thu lưu lại) và Liên 2 (người nộp phí, lệ phí giữ), từ liên thứ 3 trở đi đặt tên theo công dụng cụ thể phục vụ cho công tác quản lý.

– Tên, mã số thuế của tổ chức thu phí, lệ phí

– Tên và số tiền phải nộp của loại phí, lệ phí

– Ngày, tháng, năm lập biên lai

– Họ tên, chữ ký của người thu tiền (trừ biên lai in sẵn mệnh giá)

– Tên, mã số thuế của tổ chức nhận in biên lai (nếu đặt in)

– Biên lai được thể hiện bằng tiếng Việt nếu có phần tiếng nước ngoài thì ngôn ngữ nước ngoài được đặt trong ngoặc đơn.

Như vậy, Luật Hoàng Phi đã giải đáp thắc mắc về biên lai là gì? Quý vị khi còn những muốn tìm hiểu sâu hơn về biên lai thì có thể tham khảo nội dung của Thông tư 303/2016/TT-BTC.

Biên lai điện tử là gì?

Biên lai điện tử là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về cung ứng dịch vụ công của tổ chức thu phí, lệ phí được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý bằng phương pháp điện tử theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử. (quy định tại điểm c Khoản 2 Điều 2 Thông tư 303/2016/TT-BTC)

Biên lai điện tử hiện nay được sử dụng rất phổ biến đặc biệt là khi Nghị dịnh 119/2018/NĐ-CP của Chính Phủ có hiệu lực bắt buộc các doanh nghiệp phải sử dụng hóa đơn điện tử hạn cuối tùng là ngày 1/11/2020. Sự phổ biến của biên lai điện tử xuất phát từ sự thuận tiện của nó như được thực hiện dễ dàng, giúp hoạt động hoạch toán kế toán và làm sổ sách kê khai thuế thuận tiện hơn.

Trên đây là nội dung bài viết về biên lai là gì? Cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Tăng vốn điều lệ có phải nộp thêm thuế môn bài?

Doanh nghiệp có thay đổi vốn điều lệ thì căn cứ để xác định mức thu thuế môn bài là vốn điều lệ của năm trước liền kề năm tính thuế môn...

Chuyển nhượng cổ phần có phải xuất hóa đơn không?

Từ quy định trên thấy được rằng khi doanh nghiệp thực hiện việc chuyển nhượng vốn của doanh nghiệp thì doanh nghiệp vẫn phải thực hiện việc xuất hóa đơn GTGT. Do đó chuyển nhượng cổ phấn vẫn phải xuất hóa đơn theo quy...

Bài viết được tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam có được bảo hộ quyền tác giả không?

Tác phẩm trí tuệ nhân tạo là sản phẩm của các thuật toán có khả năng tạo ra các tác phẩm hình ảnh, âm thanh hoặc văn học… một cách tự...

Nộp tờ khai thuế TNCN chuyển nhượng cổ phần ở đâu?

Cá nhân có thu nhập từ chuyển nhượng cổ phần sẽ thực hiện khai thuế tại cơ quan quản lý công ty phát hành cổ phần, tùy từng trường hợp cụ thể việc chậm nộp tờ khai thuế TNCN từ việc chuyển nhượng vốn sẽ bị xử phạt theo quy...

Bố chuyển nhượng cổ phần cho con thì có phải chịu thuế thu nhập cá nhân không?

Cổ phần được tự do chuyển nhượng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi