Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Hình sự Trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại phạm tội?
  • Thứ tư, 06/09/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 439 Lượt xem

Trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại phạm tội?

Điều 74 BLHS xác định các quy định trong Chương XI của BLHS là cơ sở pháp lý trực tiếp để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại.

Điều kiện tra cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại phạm tội

Để chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm cụ thể, pháp nhân thương mại phải thỏa mãn các điều kiện sau đây:

– Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại;

– Hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thương mại;

– Hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại;

– Chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 27 của Bộ luật Hình sự 2015.

Áp dụng quy định của Bộ luật hình sự đối với pháp nhân thương mại phạm tội như thế nào?

Điều 74 Bộ luật hình sự quy định về Áp dụng quy định của Bộ luật hình sự đối với pháp nhân thương mại phạm tội như sau:

Pháp nhân thương mại phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự theo những quy định của Chương này, theo quy định khác của Phần thứ nhất của Bộ luật này không trái với quy định của Chương này. 

Bình luận về Áp dụng quy định của Bộ luật hình sự đối với pháp nhân thương mại phạm tội 

Điều luật xác định các quy định trong Chương XI của BLHS là cơ sở pháp lý trực tiếp để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại. Chương này ngoài điều luật này còn 15 điều luật khác quy định về điều kiện và phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại, về các hình phạt và các biện pháp tư pháp đối với pháp nhân thương mại, về việc quyết định hình phạt, miễn hình phạt và tổng hợp hình phạt đối với pháp nhân thương mại; về xóa án tích cho pháp nhân thương mại. 

Các chương khác trong Phần thứ nhất của BLHS tuy quy định về trách nhiệm hình sự của cá nhân nhưng cũng liên quan gián tiếp với trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại vì giữa trách nhiệm hình sự của cá nhân và trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại có quan hệ phụ thuộc. Do vậy, điều luật xác định các quy định khác của Phần thứ nhất của BLHS cũng là cơ sở truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại khi quy định này không trái với nội dung của Chương XI.

Trên đây là nội dung bài viết Trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại phạm tội? của Công ty Luật Hoàng Phi, cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mục đích của hình phạt theo Bộ luật hình sự mới nhất

Hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người, pháp nhân thương mại phạm tội mà còn giáo dục họ ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, ngăn ngừa họ phạm tội mới; giáo dục người, pháp nhân thương mại khác tôn trọng pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm....

Quy định về cơ sở của trách nhiệm hình sự

Theo luật hình sự Việt Nam, tội phạm phải được quy định trong luật (BLHS) và một người chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự nói chung cũng như hình phạt nói riêng về tội phạm đã được quy định trong luật (BLHS) mà họ đã thực...

Bị hại là gì? Quyền và nghĩa vụ của bị hại theo Bộ luật tố tụng hình sự

Bị hại là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây...

Phạm tội có tổ chức là gì?

Căn cứ Khoản 2, Điều 17, Bộ luật hình sự năm 2015, Luật hình sự sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định: “Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm”....

Tội xúi giục hoặc giúp người khác tự sát theo Bộ luật hình sự

Xúi giục người khác tự sát, được hiểu là hành vi thúc đẩy người khác tự chấm dứt cuộc sông của chính họ. Giúp ngươi khác tự sát, được hiểu là hành vi tạo điều kiện cần thiết cho người khác để tự chấm dứt cuộc sống của chính...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi