Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Dân sự Ý kiến nào sau đây là đúng khi nói về vai trò của pháp luật đối với công dân?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 4169 Lượt xem

Ý kiến nào sau đây là đúng khi nói về vai trò của pháp luật đối với công dân?

Pháp luật là phương tiện góp phần giáo dục con người năng động, sáng tạo có niềm tự hào dân tộc, có ý chí vươn lên góp phần làm cho dân giàu nước mạnh, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.

Vai trò của pháp luật đối với công dân là một trong những nội dung quan trọng của chương trình đào tạo Giáo dục Công dân lớp 12. Tuy nhiên, đây là nội dung rất rộng và khá khó nhớ đối với các em học sinh.

Chính vì thế, trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ đi sâu phân tích một số nội dung liên quan nhằm giả lời cho vấn đề: Ý kiến nào sau đây là đúng khi nói về vai trò của pháp luật đối với công dân?

Câu hỏi: Ý kiến nào sau đây là đúng khi nói về vai trò của pháp luật đối với công dân:

A. Bảo vệ mọi nhu cầu của công dân.

B. Bảo vệ quyền tự do tuyệt đối của công dân.

C. Bảo vệ mọi lợi ích của công dân.

D. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Đáp án: Đáp án đúng là đáp án D. Ý kiến đúng khi nói về vai trò của pháp luật đối với công dân là Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Giải thích lý do lựa chọn đáp án D:

Vai trò của pháp luật đối với công dân được thể hiện rất rõ ràng, cụ thể:

– Pháp luật là phương tiện góp phần giáo dục con người năng động, sáng tạo có niềm tự hào dân tộc, có ý chí vươn lên góp phần làm cho dân giàu nước mạnh, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.

– Ý nghĩa giáo dục của pháp luật còn thể hiện ở việc quy định những biện pháp khen thưởng và trưng phạt phù hợp với các hành vi pháp luật của các tổ chức và các cá nhân trong xã hội.

– Bằng chính những quy định của pháp luật góp phần giao dục công chức, viên chức, nhân dân trách nhiệm của người công dân, ý thức sông, làm việc theo pháp luật, giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc, xây dựng gia đình văn hóa, tôn trọng các quy tắc của đời sống cộng đồng với tinh thần mối người vì mọi người, mọi người vì mỗi người.

– Pháp luật còn là phương tiện bảo vệ lợi ích của các lực lượng xã hội, bảo vệ tình trạng tài sản của người dân. Bởi vì, pháp luật ngăn ngừa, xử lý các hiện tượng tiêu cực trong đời sống xã hội, thiết lập và bảo vệ trật tự có lợi trong các quan hệ xã hội vì cuộc sống hạnh phúc, yên bình của nhân dân vì sự nghiệp xây dựng phát triển đất nước.

– Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, công dân thực hiện quyền của mình theo quy định của pháp luật. Pháp luật là phương tiện để công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Giải thích lý do không lựa chọn các đáp án khác:

– Đáp án A. Bảo vệ mọi nhu cầu của công dân:

Pháp luật không có vai trò đảm bảo bảo vệ mọi nhu cầu của công dân. Bởi lẽ, không phải tất cả các nhu cầu của công dân đều là nhu cầu chính đáng, hợp pháp. Chính vì thế, pháp luật không bảo vệ mọi nhu cầu của công dân.

– Đáp án B. Bảo vệ quyền tự do tuyệt đối của công dân:

Căn cứ quy định tại Điều 2 – Hiến pháp năm 2013: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.”

Trong đó, Nhà nước pháp quyền đảm bảo cho sự phát triển tự do tối đa của nhân dâ, mặt khác pháp luật xây dựng và duy trì xã hội trật tự, ổn định. Trong đó, không chỉ mỗi công dân mỗi cá nhân mà bản thân Nhà nước và những người đứng đầu chính quyền cũng phải tôn trọng pháp luật.

– Đáp án C. Bảo vệ mọi lợi ích của công dân:

Cũng như nhu cầu của công dân, lợi ích của công dân phải hợp pháp thì pháp luật mới có thể bảo vệ. Ngoài ra, không phải lợi ích nào của công dân cũng được pháp luật bảo vệ.

Như vậy, Ý kiến nào sau đây là đúng khi nói về vai trò của pháp luật đối với công dân. Đã được chúng tôi trả lời và giải thích chi tiết trong bài viết phía trên. Chúng tôi mong rằng với nội dung trong bài viết sẽ giúp ích được các em trong quá trình hệ thống lại kiến thức đã học.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi