Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Dân sự Tài sản của Nhà nước là gì theo quy định pháp luật?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 11118 Lượt xem

Tài sản của Nhà nước là gì theo quy định pháp luật?

Tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước bao gồm đất đai, rừng tự nhiên, rừng trồng có nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi tự nhiên ở vùng biển, thềm lục địa,…

Câu hỏi:

Pháp luật hiện nay quy định như thế nào là tài sản của nhà nước? Tài sản nhà nước bao gồm những gì? Mong được Luật sư giải đáp, tôi cảm ơn!

Trả lời:

Cảm ơn câu hỏi của bạn đã gửi tới. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin trả lời như sau:

Khái niệm tài sản nhà nước theo pháp luật hiện nay

Bộ luật dân sự năm 2015 – Bộ luật dân sự hiện hành có hiệu lực từ ngày 1/1/2017 quy định các quyền về nhân thân, tài sản của cá nhân, tổ chức, theo đó, mục 2 chương XIII Phần thứ hai của Bộ luật này có quy định về các hình thức sở hữu đó là: sở hữu toàn dân, sở hữu riêng, sở hữu chung. Như vậy không có hình thức sở hữu nhà nước.

Tuy nhiên, căn cứ Điều 197 Bộ luật Dân sự quy định về tài sản thuộc hình thức sở hữu toàn dân như sau:

” Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.”

Như vậy, xét dưới góc độ pháp luật dân sự, không có quy định về tài sản của Nhà nước mà chỉ có quy định về tài sản thuộc sở hữu toàn dân và nhà nước làm đại diện chủ sở hữu như các tài nguyên thiên nhiên, tài sản do nhà nước đầu tư, quản lý.

Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước năm 2008 đã được thay thế bởi Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017 từ 01 tháng 01 năm 2018. Khoản 1 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công quy định như sau:

” 1. Tài sản công là tài sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, bao gồm: tài sản công phục vụ hoạt động quản lý, cung cấp dịch vụ công, bảo đảm quốc phòng, an ninh tại cơ quan, tổ chức, đơn vị; tài sản kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng; tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân; tài sản công tại doanh nghiệp; tiền thuộc ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sáchdự trữ ngoại hối nhà nước; đất đai và các loại tài nguyên khác.”.

Như vậy, để phù hợp hơn với quy định của pháp luật dân sự về các hình thức sở hữu, luật mới thay thế cho Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước đã bỏ cụm từ “tài sản nhà nước”, thay thế bằng cụm “tài sản công” nhằm hướng tới các tài sản thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.

Tuy nhiên, thực tế, cụm từ “tài sản của Nhà nước” vẫn được sử dụng trong một số văn bản pháp luật như: Bộ Luật hình sự 2015 ( VD: Bộ luật hình sự năm 2015 có quy định về Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại Điều 179), Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình (VD: Nghị định này quy định về xử phạt vi phạm hành chính với hành vi gây mất mát, hư hỏng hoặc làm thiệt hại tài sản của Nhà nước được giao trực tiếp quản lý). Xét về bản chất, các tài sản của nhà nước theo các văn bản này là các tài sản thuộc sở hữu toàn dân và nhà nước là đại diện chủ sở hữu. Xét về mặt thực tế, “tài sản của nhà nước” vẫn là từ ngữ thực tế được nhiều người sử dụng.

Tài sản nhà nước bao gồm những gì?

Như đã đề cập đến trên đây, thay vì tài sản nhà nước, pháp luật chỉ quy định tài sản công – tài sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Các tài sản công bao gồm:

+ Tài sản công phục vụ hoạt động quản lý, cung cấp dịch vụ công, bảo đảm quốc phòng, an ninh tại cơ quan, tổ chức, đơn vị;

+ Tài sản kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng;

+ Tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân;

+ Tài sản công tại doanh nghiệp;

+ Tiền thuộc ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sáchdự trữ ngoại hối nhà nước; đất đai và các loại tài nguyên khác.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (11 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi