Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Dân sự Xâm phạm quyền riêng tư của người khác bị phạt bao nhiêu?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 6697 Lượt xem

Xâm phạm quyền riêng tư của người khác bị phạt bao nhiêu?

Quyền riêng tư là một trong những quyền cơ bản của con người được Hiến pháp năm 2013 ghi nhận, được tôn trọng và được luật pháp bảo vệ, có lịch sử nhận thức dài như nhân loại.

Ngày nay khi xã hội phát triển thì những vấn nạn mà nó gây ra cũng khiến cho pháp luật phải thay đổi liên tục. Khi con người có thể dễ dàng giao lưu, kết bạn với nhau qua các nền tảng xã hội thì cũng là lúc các thông tin cá nhân của bạn cũng có thể bị đánh cắp. Đây là một trong những trường hợp xâm phạm quyền riêng tư mà pháp luật quy định. Vậy xâm phạm quyền riêng tư của người khác bị phạt bao nhiêu?

Quyền riêng tư là gì?

Quyền riêng tư là một trong những quyền cơ bản của con người được Hiến pháp năm 2013 ghi nhận, được tôn trọng và được luật pháp bảo vệ, có lịch sử nhận thức dài như nhân loại.

Quyền riêng tư gồm những nội dung gì?

Quyền riêng tư về cơ bản được pháp luật bảo vệ gồm 4 nội dung như sau:

– Sự riêng tư về thông tin cá nhân:

Như việc pháp luật ban hành các quy định về nguyên tắc quản lý trong việc thu thập và xử lý các thông tin cá nhân như thông tin tín dụng, hồ sơ y tế và các hồ sơ của cơ quan nhà nước lưu trữ về công dân đó. Đây được gọi là “bảo vệ dữ liệu”.

– Sự riêng tư về cơ thể:

Liên quan đến việc bảo vệ thân thể (vật chất) của mỗi người.

– Sự riêng tư về thông tin liên lạc:

bao gồm các quy định về bảo mật và riêng tư liên quan đến thư từ, bưu phẩm, điện thoại, thư điện tử và các hình thức truyền thông khác.

– Sự riêng tư về nơi cư trú:

Liên quan đến việc ban hành các quy định xử phạt đối với sự xâm nhập chỗ ở, nơi làm việc mà chưa được sự cho phép của cá nhân đó.

Vậy xâm phạm quyền riêng tư của người khác bị phạt bao nhiêu? đang là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của mọi người. Cùng tìm hiểu tiếp trong các nội dung tiếp theo của bài viết.

Quy định chung của pháp luật về quyền riêng tư?

Theo quy định tại Điều 38 Bộ luật dân sự năm 2015 về quyền riêng tư:

Điều 38. Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình

1. Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.

2. Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác.

3. Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.

Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác chỉ được thực hiện trong trường hợp luật quy định.

4. Các bên trong hợp đồng không được tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của nhau mà mình đã biết được trong quá trình xác lập, thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Như vậy, pháp luật tôn trọng và bảo vệ quyền riêng tư của mỗi người và không ai được phép xâm phạm. Nếu xâm phạm thì sẽ phải chịu chế tài theo quy định của pháp luật. Vậy xâm phạm quyền riêng tư của người khác bị phạt bao nhiêu?

Xâm phạm quyền riêng tư của người khác bị phạt bao nhiêu?

Theo quy định tại Điều 159 Bộ Luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 về xử lý vi phạm trong việc xâm phạm quyền riêng tư:

– Chủ thể của tội phạm: người nào có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo quy định của pháp luật.

– Mặt chủ quan của tội phạm: tội phạm lỗi cố ý thực hiện với động cơ, mục đích phạm tội khác nhau.

– Khách thể của tội phạm: tội phạm xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác xâm phạm đến quyền được bảo đảm về thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin khác của bất kỳ ai đã được Hiến pháp và pháp luật quy định bảo vệ.

– Mặt khách quan của tội phạm: hành vi khách quan được quy định tại khoản 1 Điều 159 như sau:

+) Chiếm đoạt thư tín, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa bằng mạng bưu chính, viễn thông dưới bất kỳ hình thức nào;

+) Cố ý làm hư hỏng, thất lạc hoặc cố ý lấy các thông tin, nội dung của thư tín, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa bằng mạng bưu chính, viễn thông;

+) Nghe, ghi âm cuộc đàm thoại trái pháp luật;

+) Khám xét, thu giữ thư tín, điện tín trái pháp luật;

+) Hành vi khác xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín, telex, fax hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác.

Bộ luật Hình sự 2015 không căn cứ vào thiệt hại do hành vi xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, … gây ra để truy cứư trách nhiệm hình sự người vi phạm mà chỉ cần xác định đủ các yếu tố cấu thành trên là tội phạm đã hoàn thành, những hậu quả khác do thư tín, điện thoại, điện tín bị lộ, bị chiếm đoạt hoặc bị xâm phạm chỉ có ý nghĩa trong việc xác định mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội để quyết định hình phạt.

Mức xử phạt: Tùy vào mức độ và hình thức phạm tội mà người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 20.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm; có thể bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.

Như vậy xâm phạm quyền riêng tư của người khác bị phạt bao nhiêu? theo quy định của pháp luật tùy thuộc vào mức độ xâm phạm. 

Trên đây là những phân tích của chúng tôi về xâm phạm quyền riêng tư của người khác bị phạt bao nhiêu? hy vọng sẽ giúp Qúy bạn đọc có thêm hiểu biết và thực hiện theo quy định của pháp luật. Nếu Quý bạn đọc còn thắc mắc gì liên quan đến vấn đề này hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết thì đừng ngần ngại vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số 1900 6557.

Đánh giá bài viết:
4.7/5 - (10 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi