Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Dân sự Những trường hợp không được làm luật sư?
  • Thứ bẩy, 11/03/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 591 Lượt xem

Những trường hợp không được làm luật sư?

Để trở thành luật sư phải đáp ứng được các tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật. Những trường hợp không được làm luật sư?

Luật sư là một nghề nghiệp được nhiều người coi trọng, đó là những người thực hiện dịch vụ pháp lý để đảm bảo các quyền, lợi ích của khách hàng. Vậy để làm luật sư cần đáp ứng điều kiện gì? Những trường hợp không được làm luật sư là gì?

Luật sư là gì?

Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của Luật Luật sư, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là khách hàng).

Luật sư hành nghề dựa theo các nguyên tắc:

– Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.

– Tuân theo quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam

– Độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan.

– Sử dụng các biện pháp hợp pháp để bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng.

– Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động nghề nghiệp luật sư.

Quyền và nghĩa vụ của luật sư

Luật sư sẽ có các quyền và nghĩa vụ như sau:

– Quyền của luật sư:

+ Được pháp luật bảo đảm quyền hành nghề luật sư theo quy định của Luật Luật sư và quy định của pháp luật có liên quan;

+ Đại diện cho khách hàng theo quy định của pháp luật;

+ Hành nghề luật sư, lựa chọn hình thức hành nghề luật sư và hình thức tổ chức hành nghề luật sư theo quy định của Luật Luật sư;

+ Hành nghề luật sư trên toàn lãnh thổ Việt Nam;

+ Hành nghề luật sư ở nước ngoài;

+ Các quyền khác theo quy định của Luật Luật sư.

– Nghĩa vụ của luật sư:

+ Tuân theo các nguyên tắc hành nghề luật sư quy định tại Điều 5 của Luật Luật sư;

+ Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy và các quy định có liên quan trong quan hệ với các cơ quan tiến hành tố tụng; có thái độ hợp tác, tôn trọng người tiến hành tố tụng mà luật sư tiếp xúc khi hành nghề;

+ Tham gia tố tụng đầy đủ, kịp thời trong các vụ án do cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu;

+ Thực hiện trợ giúp pháp lý;

+ Tham gia bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ;

+ Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Luật sư.

Tiêu chuẩn làm luật sư

Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khoẻ bảo đảm hành nghề luật sư thì có thể trở thành luật sư.

Vậy Những trường hợp không được làm luật sư?

Những trường hợp không được làm luật sư

Nghị định 137/2018/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2013/NĐ-CP quy định một số trường hợp không đủ tiêu chuẩn trở thành luật sư, cụ thể:

– Đã bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức mà quyết định kỷ luật chưa chấm dứt hiệu lực hoặc bị xử lý kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc mà chưa hết thời hạn 03 năm, kể từ ngày quyết định buộc thôi việc có hiệu lực; đã bị xử lý hành chính về một trong các hành vi vi phạm trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, trợ giúp pháp lý, quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác, quy định về bảo vệ bí mật Nhà nước, cản trở, chống lại việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ hoặc đưa hối lộ người thi hành công vụ nhưng chưa hết thời hạn 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử lý hành chính;

– Đã bị xử lý hành chính hoặc xử lý kỷ luật hoặc xử lý hình sự hoặc có kết luận của cơ quan có thẩm quyền về một trong các hành vi liên quan đến chiếm đoạt tài sản, trục lợi, gian lận, gian dối, xâm phạm an ninh quốc gia; ứng xử, phát ngôn làm ảnh hưởng đến hình ảnh, uy tín nghề luật sư hoặc gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; tham gia, lôi kéo, kích động, mua chuộc, cưỡng ép người khác tập trung đông người để gây rối trật tự công cộng, thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật hoặc vi phạm quy định tại điểm b, d, e, g, i hoặc k khoản 1 Điều 9 của Luật luật sư; vi phạm pháp luật khác do cố ý đã bị xử lý kỷ luật từ hai lần trở lên.

Những trường hợp được và không được tập sự hành nghề luật sư

Một người để trở thành luật sư cần phải có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành luật, đã trải qua khóa học đào tạo nghề luật sư và tập sự hành nghề luật sư.

– Những người sau đây được đăng ký tập sự hành nghề luật sư:

+ Người có Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư;

+ Người được miễn đào tạo nghề luật sư nhưng phải tập sự hành nghề luật sư theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Luật Luật sư.

– Người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì không được đăng ký tập sự hành nghề luật sư:

+ Đang là cán bộ, công chức, viên chức; sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sỹ quan, hạ sỹ quan, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;

+ Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đã bị kết án mà chưa được xóa án tích về tội phạm do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng do cố ý; đã bị kết án về tội phạm nghiêm trọng do cố ý, tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, kể cả trong trường hợp đã được xóa án tích;

+ Đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc;

+ Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

+ Những người đang là cán bộ, công chức, viên chức; người làm việc trong công an nhân dân, quân đội nhân dân bị buộc thôi việc mà chưa hết thời hạn ba năm, kể từ ngày quyết định buộc thôi việc có hiệu lực.

Trên đây là nội dung bài viết những trường hợp không được làm luật sư, cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi