Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Ưu nhược điểm của nhượng quyền thương mại 2024
  • Thứ ba, 02/01/2024 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 5863 Lượt xem

Ưu nhược điểm của nhượng quyền thương mại 2024

Với nhu cầu phát triển kinh tế, thực hiện kinh doanh hàng hóa trên thị trường nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu, gây dựng thương hiệu ra sao, làm thế nào để tạo dựng tên tuổi trên thị trường, thì nhiều cá nhân tổ chức đã tìm đến hình thức bắt đầu bằng việc nhượng quyền thương mại.

Nhượng quyền thương mại được hiểu là hoạt động thương mại hay nói cách khác là hoạt động mua bán giữa bên bán quyền thương mại và bên mua quyền thương mại. Theo đó bên bán sẽ trao cho bên mua một số bên mua một số quyền về thực hiện hoạt động buôn bán hàng hóa, dịch vụ theo những cách thức mà bên nhượng quyền quy định.

Nhượng quyền thương mại hiện nay được diễn ra khá phổ biến, với những ai đang đắn đo việc có nên thực hiện chuyển hay nhận nhượng quyền thương mại hay không có thể tham khảo một số nội dung chúng tôi chia sẻ dưới đây về ưu nhược điểm của nhượng quyền thương mại.

Ưu điểm của nhượng quyền thương mại?

Khi nói đến ưu nhược điểm của nhượng quyền thương mại, trước hết chúng ta sẽ tìm hiểu sau về những ưu điểm của hoạt động nhượng quyền thương mại.

Nhượng quyền thương mại có hai chủ thế chính là bên nhượng quyền thương mại và bên nhận nhượng quyền thương mại, hoạt động nhượng quyền thương mại sẽ đem lại ưu thế cho mỗi chủ thể này là khác nhau.

– Với bên nhượng quyền thương mại sẽ mang lại những ưu thế sau:

+ Bên nhượng quyền sẽ thu lại được một khoản lợi nhuận khổng lồ và đều đặn do hoạt động thương mại này mang lại, mà không cần tiêu tốn quá nhiều công sức, tiền bạc đầu tư, mở rộng sản xuất.

+ Nhượng quyền thương mại cũng giúp cho vị thế, chỗ đứng của bên nhượng quyền được mở rộng hơn không những ở trong nước mà mở rộng ra nước ngoài. Đồng thời cũng là sự khẳng định, nâng tầm giá trị của bên nhượng quyền trên thị trường.

+ Tạo dựng được hệ thống đồng nhất từ nhãn hiệu hàng hóa, biểu tượng, khẩu hiện kinh doanh, cách thức vận hành của bên nắm quyền thương mại.

+ Không cần tiêu tốn quá nhiều tiền bạc trong vấn đề quảng bá, quảng cáo cho hệ thống nhượng quyền mà thương hiệu vẫn được lan tỏa trong phạm vi rộng lớn.

+ Tiết kiệm được khoản chi phí lớn cho việc tìm tòi, khám phá và đâu tư tại một vùng đất mới.

– Bên nhận nhượng quyền thương mại sẽ nhận được những ưu thế như sau:

+ Khi nhận nhượng quyền thương hiệu thì bên này sẽ được hoạt động theo mô hình hoạt động bên nhượng quyền đã thực hiện trước đó. Theo đó bên nhận nhượng quyền chỉ cần thực hiện theo những bí mật kinh doanh thì công mà bên nhượng quyền đã trao cho.

+ Bên nhận nhượng quyền sẽ được cung cấp về các tài liệu hướng dẫn về hệ thống nhượng quyền thương mại, được đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật bài bản. Được hướng dẫn thiết kế và sắp xếp địa điểm kinh doanh theo sự quy định của bên nhượng quyền.

+ Bên nhận nhượng quyền sẽ chỉ cần bỏ ra nguồn vốn không quá lớn để mua quyền thương mại, bắt đầu hoạt động thương mại với những quy chuẩn cách thức hoạt động bài bản, đã có sẵn, không tiêu tốn thời gian tiền bạc để nghiên cứu, mà vẫn hoạt động có hiệu quả.

Nhược điểm của nhượng quyền thương mại

Vấn đề nào cũng sẽ có những mặt hạn chế của nó và hoạt động nhượng quyền thương mại cũng vậy. Nhượng quyền thương mại sẽ có những nhược điểm sau đây:

– Bên nhượng quyền thương mại:

+ Khi không kiểm soát được hoạt động của các bên nhận nhượng quyền có thể sẽ dẫn đến hậu quả xấu ảnh hưởng đến hình ảnh và vị thế của hệ thống nhượng quyền thương mại trên thị trường.

+ Kèm theo đó có thể dẫn đến hệ lụy là xảy ra tranh chấp giữa bên nhượng quyền và  bên nhận nhượng quyền gây tổn thất về kinh tế và thời gian.

+ Khi thường xuyên phải thực hiện nghĩa vụ giám sát, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất hoạt động của bên nhận nhượng quyền tiêu tốn nhiều tốn nhiều sức lực. Kèm theo đó nếu không theo dõi được sẽ gây những hậu quả xấu hoạt động lệch so với quy chuẩn ban đầu đã đề ra.

– Bên nhận nhượng quyền thương mại:

+ Tuy ban đầu không phải thực hiện đầu tư tìm kiếm mô hình cách thức hoạt động của loại hình hay mặt hàng, dịch vụ kinh doanh, nhưng số tiền mà bên nhận nhượng quyền bỏ ra thường xuyên tương đối lớn.

+ Tiêu tốn số tiền khá lớn cho việc mua các trang thiết bị để trang trí và xắp xếp địa điểm bán hàng theo yêu cầu của bên nhượng quyền.

+ Có thể bị đối xử bất bình đẳng giữa các bên nhận nhượng quyền trong hệ thống nhượng quyền, dẫn đến bên nhận nhượng quyền bị cạnh tranh bởi nội bộ hệ thống và thị trường bên ngoài.

+ Thực hiện theo khuôn khổ những thông tin mà bên nhượng quyền yêu cầu sẽ hạn chế được tính sáng tạo, chủ động của cá nhân, tăng tính phụ thuộc và ỷ lại với những gì đang có.

>>>>> Tham khảo: Quy định điều kiện nhượng quyền thương mại mới nhất

Có nên nhận nhượng quyền thương mại trong kinh doanh không?

Tùy thuộc vào điều kiện của từng cá nhân, tổ chức mà cần cân nhắc việc có nên nhận nhượng quyền thương mại trong kinh doanh hay không.

Với những cá nhân, tổ chức đã có nguồn vốn lớn, có ý tưởng, có sự thăm dò, khai thác thị trường, nghiên cứu kỹ về những lĩnh vực về các căn cứ pháp lý, tiềm năng hoạt động của thị trường từ đó tự tạo nên tên tuổi thương hiệu riêng của mình.

Với những cá nhân, tổ chức nhỏ lẻ có mong muốn kinh doanh nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu, không biết tổ chức hoạt động, hay vận hành doanh nghiệp của mình như thế nào, cần có một hệ thống lớn dẫn dắt và làm theo thì nhận nhượng quyền thương mại là lựa chọn hợp lý.

Hoặc các cá nhân, tổ chức có thể liên hệ với Luật Hoàng Phi để được tư vấn về các điều kiện vốn có, lĩnh vực hoạt động mong muốn của bản thân, đồng thời phân tích các ưu nhược điểm của nhượng quyền thương mại để có thể đưa ra quyết định sáng suốt nhất.

Mọi thắc mắc về vấn đề nhượng quyền thương mại quý khách hàng hãy liên hệ với chúng tôi 1900 6557 hoặc qua email lienhe@luathoangphi.vn, chúng tôi luôn sẵn lòng xua tan những muộn phiền của quý vị.

>>>>> Tìm hiểu: Mẫu hợp đồng nhượng quyền thương mại mới nhất

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Quyền tác giả là gì? Quan hệ pháp luật về quyền tác giả thế nào?

Quyền tác giả các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học là quyền của người trực tiếp sáng tạo ra sản phẩm, công trình, quyền của chủ sở hữu tác phẩm và những quyền liên quan đến tác giả được pháp luật bảo...

Xâm phạm bí mật kinh doanh bị phạt như thế nào?

Hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh sẽ bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng. Ngoài ra còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sụng là tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về cạnh tranh; tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi...

Quyền tài sản của tác giả đối với việc nhận nhuận bút, thù lao đối với tác phẩm điện ảnh, mỹ thuật?

Nhuận bút, thù lao được trả trên cơ sở thỏa thuận giữa bên sử dụng tác phẩm và tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả. Trường hợp tác phẩm do Nhà nước đặt hàng, đấu thầu thì nhuận bút, thù lao được trả theo hợp đồng đặt hàng, đấu...

Hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp là?

Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp tại khoản 2 Điều 148 này, trừ hợp đồng sử dụng nhãn hiệu, phải đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp mới có giá trị pháp lý đối với bên thứ...

Hiệu lực của Bằng bảo hộ giống cây trồng

Bằng bảo hộ giống cây trồng có hiệu lực kể từ ngày cấp đến hết hai mươi lăm năm đối với giống cây thân gỗ và cây nho; đến hết hai mươi năm đối với các giống cây trồng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi