Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Hình sự Trường hợp nào bị áp dụng tình tiết gây cố tật nhẹ cho nạn nhân?
  • Thứ hai, 23/10/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2643 Lượt xem

Trường hợp nào bị áp dụng tình tiết gây cố tật nhẹ cho nạn nhân?

“Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân” là hậu quả của hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân để lại trạng thái bất thường, không thê chữa được cho một bộ phận cơ thể của nạn nhân với tỷ lệ thương tật dưới 11% khi thuộc một trong các trường hợp: làm mất một bộ phận cờ thể của nạn nhân.

Căn cứ Mục 1 Phần I Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17 tháng 4 năm 2003 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một sô’ quy định của Bộ luật Hình sự quy định:

“Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân” là hậu quả của hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân để lại trạng thái bất thường, không thể chữa được cho một bộ phận cơ thể của nạn nhân với tỷ lệ thương tật dưới 11% khi thuộc một trong các trường hợp: làm mất một bộ phận cơ thể của nạn nhân; làm mất chức năng một bộ phận cơ thê của nạn nhân; làm giảm chức năng hoạt động của một bộ phận cơ thế của nạn nhân hoặc làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ của nạn nhân.

Trường hợp nào bị áp dụng tình tiết gây cố tật nhẹ cho nạn nhân?

Tình tiết gây cố tật nhẹ cho nạn nhân

Có thể lấy một số trường hợp sau đây trong Bản quy định tiêu chuẩn thương tật (ban hành kèm theo Thông tư số 12/TTLB ngày 26/7/1995 của Liên Bộ Y tế, Lao động – Thương binh và Xã hội “quy định về tiêu chuẩn thương tật và tiêu chuẩn bệnh tật mới”) để làm ví dụ:

a) Về trường hợp làm mất một bộ phận cơ thể của nạn nhân

Ví dụ: gây thương tích làm mất đốt ngoài (đốt 2) của ngón tay cái hoặc làm mất hai đốt ngoài (2+3) của ngón tay trỏ có tỷ lệ thương tật từ 8% đến 10% (các điểm a và b mục 5, phần IV, Chương I);

b) Về trường hợp làm mất chức năng một bộ phận cơ thể của nạn nhân

Ví dụ: gây thương tích làm cứng khớp các khớp liên đốt ngón tay giữa (III) ở tư thế bất lợi có tỷ lệ thương tật từ 7% đến 9% (điểm c mục 5, phần IV, Chương I);

c) Về trường hợp làm giảm chức năng một bộ phận cơ thể của nạn nhân

Ví dụ: gây thương tích làm một mắt giảm thị lực từ 4/10 đến 5/10, mắt kia bình thường có tỷ lệ thương tật từ 8% đến 10% (mục 7 phần II, Chương VIII);

d) Về trường hợp làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ của nạn nhân

Ví dụ: gây thương tích để lại sẹo to, xấu ở vùng trán, thái dương có tỷ lệ thương tật từ 6% đến 10% (điểm b, mục 1, phần I, Chương IV).

Công văn số 97/2003/KHXX ngày 05 tháng 8 năm 2003 của Viện Khoa học xét xử – Tòa án nhân dân tối cao về việc xác định tình tiết “gây cố tật nhẹ cho nạn nhân” quy định:

Tình tiết “gây cố tật nhẹ cho nạn nhân”… đã được hướng dẫn tại điểm 1 phần I Nghị quyết sô’02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/4/2003 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự”; cụ thể là:

“Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân”hậu quả của hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân để lại trạng thái bất thường, không thể chữa được cho một bộ phận cơ thể của nạn nhân vói tỷ lệ thương tật dưới 11% khi thuộc một trong các trường hợp: làm mất một bộ phận cơ thê của nạn nhân; làm chức năng hoạt động một bộ phận cơ thể của nạn nhân; làm giảm chức năng hoạt động của một bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ của nạn nhân. Càn cứ vào các quy định trên, cần phải hiểu là chỉ khi tỷ lệ thương tật dưới 11% và có đầy đủ các điều kiện được hướng dẫn trên đây thì mới áp dụng tình tiết “gây cố tật nhẹ cho nạn nhân”

Căn cứ vào các quy định trên, hành vi cố ý gây thương tích cho người khác bị áp dụng tình tiết “gây cố tật nhẹ cho nạn nhân” trong trường hợp để lại trạng thái bất thường, không thể chữa được cho một bộ phận cơ thể của nạn nhân với tỷ lệ thương tật dưới 11% khi thuộc một trong các trường hợp: làm mất một bộ phận cơ thể của nạn nhân; làm chức năng hoạt động một bộ phận cơ thê của nạn nhân; làm giảm chức năng hoạt động của một bộ phận cơ thể của nạn nhân hoặc làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ của nạn nhân.

Căn cứ vào các quy định trên, cần phải hiểu là chỉ khi tỷ lệ thương tật dưới 11% và có đầy đủ các điều kiện được hướng dẫn trên đây thì mới áp dụng tình tiết “gây cố tật nhẹ cho nạn nhân”…

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thời hạn điều tra vụ án hình sự là bao lâu?

Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều...

Dùng dao đâm chết người đi tù bao nhiêu năm?

Trong trường hợp cụ thể, người dùng dao đâm chết người có thể bị truy cứu về một trong các tội khác như: Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ, Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ, Tội vô...

Vay tiền mà không trả phạm tội gì?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ: Vay tiền mà không trả phạm tội gì? Mời Quý vị tham...

Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù không?

Đơn bãi là là yêu cầu rút lại yêu cầu khởi tố của người bị hại, Vậy Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù...

Đi khỏi nơi cư trú khi bị cấm đi khỏi nơi cư trú bị xử lý như thế nào?

Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú không quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi