Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn luật giao thông Trách nhiệm của người dân khi tham gia giao thông?
  • Thứ sáu, 18/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 7706 Lượt xem

Trách nhiệm của người dân khi tham gia giao thông?

Hiện nay, tai nạn giao thông vẫn là nỗi ám ảnh của nhiều người khi tham gia giao thông, trong đó nguyên nhân chính bắt nguồn từ ý thức tham gia giao thông của người dân. Do đó, để giảm thiểu tại nạn giao thông, Nhà nước yêu cầu mỗi người dân khi tham gia giao thông phải nâng cao ý thúc và có trách nhiệm với hành vi của mình.

Hiện nay, việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông không chỉ là trách nhiệm của Nhà nước mà còn là chung tay góp sức của mỗi người dân, mỗi gia đình và toàn xã hội.Vậy trách nhiệm của người dân khi tham gia giao thông?

Sau đây, Luật Hoàng Phi xin cung cấp cho Quý vị một số thông tin hữu ích về vấn đề trên thông qua bài viết sau.

Trách nhiệm là gì?

Trách nhiệm là điều phải làm, phải gánh vác hoặc phải nhận lấy về mình; hay được hiểu là sự ràng buộc đối với lời nói, hành vi của mình, bảo đảm làm đúng đắn, nếu sai trái thì phải chịu phần hậu quả.

VD:

– Công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội.

– Cha mẹ có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dạy con cái khi con chưa thành niên.

– Con cái với trách nhiệm chăm sóc cha mẹ già.

– Giáo viên có trách nhiệm trang bị cho học sinh kiến thức, cách học để học sinh không ngừng phát triển nhận thức, trí tuệ, có thế giới quan khoa học.

Tại sao cần phải có trách nhiệm khi tham gia giao thông?

Trước khi đi vào nội dung trách nhiệm của người dân khi tham gia giao thông?, chúng tôi sẽ giới thiệu tới quý vị về nội dung về lý do cần phải có trách nhiệm khi tham gia giao thông.

Hiện nay, tai nạn giao thông vẫn là nỗi ám ảnh của nhiều người khi tham gia giao thông, trong đó nguyên nhân chính bắt nguồn từ ý thức tham gia giao thông của người dân. Do đó, để giảm thiểu tai nạn giao thông, Nhà nước yêu cầu mỗi người dân khi tham gia giao thông phải nâng cao ý thức và có trách nhiệm với hành vi của mình.

Trách nhiệm của người dân khi tham gia giao thông?

Để đảm bảo trật tự an toàn giao thông của toàn xã hội, khi tham gia giao thông, người dân cần có trách nhiệm theo quy định tại Điều 9 Thông tư 67/2019/TT-BCA.

Cụ thể trách nhiệm của người dân khi tham gia giao thông là tự giác chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông, chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông.

Các quy tắc giao thông được quy định cụ thể trong Luật Giao thông đường bộ 2008 và các văn bản hướng dẫn chi tiết luật.

– Tham gia cấp cứu và bảo vệ tài sản của người bị nạn, bảo vệ hiện trường trong các vụ tai nạn giao thông. Cụ thể :

+ Người điều khiển phương tiện và những người liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn có trách nhiệm sau đây:

Dừng ngay phương tiện; giữ nguyên hiện trường; cấp cứu người bị nạn và phải có mặt khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;

Ở lại nơi xảy ra tai nạn cho đến khi người của cơ quan công an đến, trừ trường hợp người điều khiển phương tiện cũng bị thương phải đưa đi cấp cứu hoặc phải đưa người bị nạn đi cấp cứu hoặc vì lý do bị đe dọa đến tính mạng, nhưng phải đến trình báo ngay với cơ quan công an nơi gần nhất;

Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn cho cơ quan có thẩm quyền.

+ Những người có mặt tại nơi xảy ra vụ tai nạn có trách nhiệm sau đây:

Bảo vệ hiện trường;

Giúp đỡ, cứu chữa kịp thời người bị nạn;

Báo tin ngay cho cơ quan công an, y tế hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất;

Bảo vệ tài sản của người bị nạn;

Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

+ Người điều khiển phương tiện khác khi đi qua nơi xảy ra vụ tai nạn có trách nhiệm chở người bị nạn đi cấp cứu. Các xe được quyền ưu tiên, xe chở người được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự không bắt buộc thực hiện quy định tại khoản này.

– Bảo vệ các công trình giao thông, thiết bị an toàn giao thông. Trường hợp phát hiện công trình, thiết bị có dấu hiệu không đảm bảo an toàn giao thông hoặc bị hư hỏng, bị xâm hại thì nhanh chóng thực hiện các biện pháp báo hiệu cho người tham gia giao thông biết và khẩn trương thông báo cho Ủy ban nhân dân, cơ quan quản lý công trình, thiết bị, cơ quan Công an nơi gần nhất để có biện pháp xử lý kịp thời.

Trách nhiệm này được quy định cụ thể tại khoản 5 Điều 52 Luật Giao thông đường bộ 2008 như sau :

Người nào phát hiện công trình đường bộ bị hư hỏng hoặc bị xâm hại, hành lang an toàn đường bộ bị lấn chiếm phải kịp thời báo cho Uỷ ban nhân dân, cơ quan quản lý đường bộ hoặc cơ quan công an nơi gần nhất để xử lý; trường hợp cần thiết có biện pháp báo hiệu ngay cho người tham gia giao thông biết. Khi nhận được tin báo, cơ quan có trách nhiệm phải nhanh chóng thực hiện các biện pháp khắc phục để bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn.

– Phát hiện, ngăn chặn, tố cáo những trường hợp vi phạm trật tự, an toàn giao thông.

– Thông báo các vụ tai nạn, ùn tắc giao thông; các vụ đua xe trái phép, gây rối trật tự công cộng, phạm pháp hình sự làm ảnh hưởng an toàn giao thông; đặt chướng ngại vật trên đường gây cản trở giao thông; ném đất, đá hoặc các vật khác vào phương tiện hoặc người tham gia giao thông; vận chuyển trái phép chất cháy, chất nổ, chất ma túy hoặc vận chuyển trái phép các hàng hóa khác; các hành vi giả danh Công an nhân dân; chống người thi hành công vụ và các hành vi khác vi phạm trật tự, an toàn giao thông.

– Tham gia và hưởng ứng các phong trào giữ gìn trật tự, an toàn giao thông; xây dựng văn hóa giao thông.

– Hỗ trợ, giúp đỡ cán bộ, chiến sỹ khi làm nhiệm vụ.

– Tuyên truyền, giáo dục, nhắc nhở các thành viên khác trong gia đình chấp hành tốt các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Dừng đèn đỏ có được sử dụng điện thoại?

Hành vi sử dụng điện thoại, nghe điện thoại khi dừng đèn đỏ là vi phạm an toàn giao thông. Người tham gia giao thông chỉ được sử dụng điện thoại khi đã dừng đỗ xe vào lề đường hoặc các vị trí cho phép dừng đỗ...

Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính là bao nhiêu ngày?

Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính thông thường là 07 ngày làm việc kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính. Thời hạn tối đa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 67 ngày (áp dụng với vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức...

Ôtô bị hỏng do ngập nước có được bảo hiểm bồi thường không?

Bảo hiểm xe cơ giới là một trong những loại hình thuộc bảo hiểm phi nhân thọ quy định của pháp luật, xe cơ giới gồm các loại : ô tô, máy kép, xe máy thi công, xe máy nông...

Bán cà phê bằng xe đẩy bán hàng trên vỉa hè thì có vi phạm pháp luật không?

Các hoạt động khác trên đường phố phải thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 35 của Luật này, trường hợp đặc biệt, việc sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố vào mục đích khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không được làm ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao...

Dừng đèn đỏ ở làn rẽ trái có bị phạt không?

Quy định về sử dụng làn đường Theo Luật giao thông đường bộ 2008, quy định về Việc Sử dụng làn đường như sau: – Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi