Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Hình sự Tội thiếu trách nhiệm để người bị bắt, người bị tạm giữ bỏ trốn 
  • Thứ hai, 23/10/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 5608 Lượt xem

Tội thiếu trách nhiệm để người bị bắt, người bị tạm giữ bỏ trốn 

Thiếu trách nhiệm để người bị giam, giữ trốn được hiểu là hành vi của người trực tiếp quản lý, canh gác, dẫn giải người bị giam, giữ mà không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các quy định về quản lý, canh gác, dẫn giải để cho người bị giam giữ trôn thoát.

Thế nào là tội thiếu trách nhiệm để người bị bắt, người bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù trốn?

Tội thiếu trách nhiệm để người bị bắt, người bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù trốn được quy định tại Điều 376 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:

1. Người nào được giao trách nhiệm trực tiếp quản lý, canh gác, áp giải người bị bắt, người bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành hình phạt tù mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các quy định về quản lý, canh gác, áp giải để người đó trốn thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Làm vụ án bị tạm đình chỉ;

b) Người bỏ trốn trả thù người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng;

c) Người bỏ trốn tiếp tục thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 02 năm đến 07 năm:

a) Làm vụ án bị đình chỉ;

b) Người bỏ trốn tiếp tục thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng;

c) Để từ 02 người đến 05 người bỏ trốn;

d) Để người thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng bỏ trốn;

đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Người bỏ trốn tiếp tục thực hiện tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

b) Để 06 người trở lên bỏ trốn;

c) Để người thực hiện tội phạm đặc biệt nghiêm trọng bỏ trốn.

4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Theo đó: Thiếu trách nhiệm để người bị giam, giữ trốn được hiểu là hành vi của người trực tiếp quản lý, canh gác, dẫn giải người bị giam, giữ mà không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các quy định về quản lý, canh gác, dẫn giải để cho người bị giam giữ trôn thoát.

Tội thiếu trách nhiệm để người bị bắt, người bị tạm giữ bỏ trốn 

Tội thiếu trách nhiệm để người bị bắt trốn

Tư vấn và bình luận về tội thiếu trách nhiệm để người bị bắt, người bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù trốn theo Bộ luật Hình sự 2015

Các yếu tố cấu thành tội thiếu trách nhiệm để người bị bắt, người bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù trốn

–  Mặt khách quan

Có hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng với những quy định về quản lý, canh gác, dẫn giải người bị giam, giữ như không điểm danh phạm nhân khi phạm nhân vào buồng giam; cho phạm nhân ra khỏi buồng giam không được phép của giám thị, khi dẫn giải bị cáo không giám sát chặt chẽ; bỏ vị trí gác ở trại giam đi chơi… dẫn đến người bị giam giữ trốn khỏi nơi giam giữ hoặc trốn thoát khi đang bị dẫn giải.

Người bị giam, giữ nói ở trên gồm người bị tạm giữ, bị tạm giam, bị can, bị cáo trong các vụ án hình sự đang bị tạm giam để điều tra, truy tố, xét xử, người bị kết án đang chấp hành hình phạt ở trại giam.

+ Về hậu quả

Hậu quả nghiêm trọng là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này. Việc gây hậu quả nghiêm trọng có thể là do để người bị giam giữ trốn đã gây ra tình trạng nhiều người bị giam, giữ bắt trước trốn theo, làm cho việc điều tra, truy tố. xét xử bị trì hoãn gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh trật tự ở địa phương.

–  Khách thể

Hành vi phạm tội nêu trên xâm phạm đến chế độ giam giữ, dẫn giải và xâm phạm đến hoạt động bình thường của cơ quan có thẩm quyền trong việc quản lý, canh gác, dẫn giải người bị giam, giữ.

–  Mặt chủ quan

Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.

–  Chủ thể

Chủ thể của tội phạm này là chủ thể đặc biệt. Đó là những người được giao nhiệm vụ trực tiếp quản lý, canh gác, dẫn giải người bị giam, giữ như: giám thị, phó giám thị trưởng nhà tạm giữ, phó nhà tạm giữ, cán bộ quản .giáo, sĩ quan, chiến sĩ thuộc lực lượng vũ trang.

–  Về hình phạt

Mức hình phạt đối với tội này được chia thành ba khung, cụ thể như sau:

+ Khung một (khoản 1)

Tội thiếu trách nhiệm để người bị bắt, người bị tạm giữ bỏ trốn 

Có hình phạt là phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với các trường hợp:

– Làm vụ án bị tạm đình chỉ;

– Người bỏ trốn trả thù người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng;

– Người bỏ trốn tiếp tục thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng..

+ Khung hai (khoản 2)

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 02 năm đến 07 năm:

– Làm vụ án bị đình chỉ;

– Người bỏ trốn tiếp tục thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng;

– Để từ 02 người đến 05 người bỏ trốn;

– Để người thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng bỏ trốn;

– Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội..

+ Khung ba (khoản 3)

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

– Người bỏ trốn tiếp tục thực hiện tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

– Để 06 người trở lên bỏ trốn;

– Để người thực hiện tội phạm đặc biệt nghiêm trọng bỏ trốn.

+Hình phạt bổ sung (khoản 4)

Ngoài việc phải chịu một trong các hình phạt chính nêu trên người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thời hạn điều tra vụ án hình sự là bao lâu?

Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều...

Dùng dao đâm chết người đi tù bao nhiêu năm?

Trong trường hợp cụ thể, người dùng dao đâm chết người có thể bị truy cứu về một trong các tội khác như: Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ, Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ, Tội vô...

Vay tiền mà không trả phạm tội gì?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ: Vay tiền mà không trả phạm tội gì? Mời Quý vị tham...

Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù không?

Đơn bãi là là yêu cầu rút lại yêu cầu khởi tố của người bị hại, Vậy Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù...

Đi khỏi nơi cư trú khi bị cấm đi khỏi nơi cư trú bị xử lý như thế nào?

Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú không quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi