Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Hình sự Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất ma túy
  • Thứ ba, 24/10/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 3223 Lượt xem

Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất ma túy

Tàng trữ tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy: là cất giữ, cất giấu bất hợp pháp chất ma túy ở bất cứ nơi nào (như trong nhà, ngoài vườn, chôn dưới đất, để trong vali, cho vào thùng xăng xe…) để dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy…

Quy định về tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy theo Bộ luật hình sự 2015

Theo quy định tại Điều 253  Bộ luật hình sự năm 2015 về tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy như sau:

1. Người nào tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 06 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

b) Tiền chất có khối lượng từ 50 gam đến dưới 200 gam đối với thể rắn, từ 75 mililít đến dưới 300 mililít đối với thể lỏng.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 năm đến 13 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ) Tiền chất ở thể rắn có khối lượng từ 200 gam đến dưới 500 gam;

e) Tiền chất ở thể lỏng từ 300 mililít đến dưới 750 mililít;

g) Sử dụng người dưới 16 tuổi vào việc phạm tội;

h) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;

i) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội trong trường hợp tiền chất có khối lượng từ 500 gam đến dưới 1200 gam đối với thể rắn, từ 750 mililít đến dưới 1.850 mililít đối với thể lỏng, thì bị phạt tù từ 13 năm đến 20 năm.

4. Phạm tội trong trường hợp tiền chất có khối lượng 1.200 gam trở lên đối với thể rắn, 1.850 mililít trở lên đối với thể lỏng, thì bị phạt tù 20 năm hoặc tù chung thân.

5. Trường hợp phạm tội có cả tiền chất ở thể rắn và tiền chất ở thể lỏng thì quy đổi để làm căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự, với tỷ lệ 01 gam tiền chất ở thể rắn tương đương với 1,5 mililít tiền chất ở thể lỏng. Sau khi quy đổi, số lượng tiền chất thuộc điều khoản nào thì người thực hiện hành vi phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều khoản đó.

6. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Tư vấn và bình luận về các quy định về tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy theo Bộ luật hình sự 2015

Thứ nhất: Bình luận:

Điều luật quy định bốn tội phạm:

– Tội tàng trữ tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy.

– Tội vận chuyển tiền chất vào việc sản xuất trái phép chất ma túy.

– Tội mua bán tiền chất vào việc sản xuất trái phép chất ma túy.

– Tội chiếm đoạt tiền chất vào việc sản xuất trái phép chất ma túy.

Thứ hai: Khái niệm.

–  Tàng trữ tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy: là cất giữ, cất giấu bất hợp pháp chất ma túy ở bất cứ nơi nào (như trong nhà, ngoài vườn, chôn dưới đất, để trong vali, cho vào thùng xăng xe…) để dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy.

–  Vận chuyển tiền chất vào việc sản xuất trái phép chất ma túy: là hành vi chuyển dịch bất hợp pháp chất ma túy từ nơi này đến nơi khác dưới bất kỳ hình thức nào (có thể bằng các phương tiện khác nhau như ô tô, tàu bay, tàu thủy…; trên các tuyến đường khác nhau như đưòng bộ, đường sắt, đường hàng không, đường thủy, đường bưu điện…; có thể để trong người như cho vào túi áo, túi quần, nuốt vào bụng…) để dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy.

–  Mua bán tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy: là một trong các hành vi sau:

+ Bán tiền chất cho ngừơi đó để người đó sản xuất trái phép chất ma túy;

+ Mua tiền chất nhằm bán trái phép cho người khác để người đó sản xuất trái phép chất ma túy;

+ Xin tiền chất nhằm bán trái phép cho người khác để người đó sản xuất trái phép chất ma túy;

+ Dùng tiền chất để trao đổi, thanh toán trái phép cho người khác để người đó sản xuất trái phép chất ma túy;

+ Dùng tài sản (không phải là tiền) đem trao đổi, thanh toán lấy tiền chất nhằm bán lại cho người khác để người đó sản xuất trái phép chất ma túy;

+ Tàng trữ tiền chất nhằm bán trái phép cho người khác để người đó sản xuất trái phép chất ma túy;

+ Vận chuyển tiền chất nhằm bán trái phép cho ngưòi khác để người đó sản xuất trái phép chất ma túy.

–  Chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy: Là một trong các hành vi trộm cắp, lừa đảo, tham ô, lạm dụng tín nhiệm, cưỡng đoạt, cướp, cướp giật, công nhiên chiếm đoạt… tiền chất của người khác để dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy.

–  Tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy: là các hóa chất không thể thiếu được trong quá trinh điều chế, sảr xuất chất ma túy được quy định trong các danh mục tiền chất do Chính phủ ban hành.

Thứ ba: Các yếu tố cấu thành tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy.

Mặt khách quan: Mặt khách quan của các tội nêu trên có một trong các hành vi sau:

–  Tàng trữ tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy.

–  Vận chuyển tiền chất vào việc sản xuất trái phép chất ma túy.

–  Mua bán tiền chất vào việc sản xuất trái phép chất ma túy.

–  Chiếm đoạt tiền chất vào việc sản xuất trái phép chất ma túy.

Cần lưu ý: Người tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Bộ luật Hình sự khi các hành vi đó được thực hiện nhằm mục đích sản xuất trái phép chất ma túy hoặc nhằm bán lại người khác để họ sản xuất trái phép chất ma túy.

Trường hợp không chứng minh được mục đích nhằm sản xuất trái phép chất ma túy hoặc mục đích nhằm bán lại cho người khác để họ sản xuất trái phép chất ma túy thì không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Bộ luật Hình sự mà tùy từng trường hợp cụ thể có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm khác theo quy định của Bộ luật Hình sự.

–  Trong trường hợp tiền chất có trọng lượng dưới 50 gram (đối với tiền chất ở thể rắn) hoặc dưới 75 mililit (đối với tiền chất ở thể lỏng) thì áp dụng khoảng 4 Điểu 8 Bộ luật Hình sự để không truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng phải bị xử lý hành chính.

–   Người nào biết người khác đi mua chất ma túy để sử dụng trái phép mà gửi tiền nhờ mua hộ chất ma túy để sử dụng và sau khi mua được chất ma túy người đi mua bị bắt giữ, thì việc xác định trọng lượng chất ma túy để xem xét trách nhiệm đối với từng người sau:

+ Người mua hộ chỉ phải chịu trách nhiệm về trọng lượng chất ma túy mà họ nhờ mua hộ.

+ Người đi mua phải chiu trách nhiệm về trọng lượng chất ma túy đã mua được (cho bản thân và mua hộ)

+ Người nào biết người khác mua chất ma túy để sử dụng trái phép mà dùng phương tiện để chở họ cùng chất ma túy và bị bắt giữ nếu xét thấy trọng lượng chất ma túy đến mức phải chịu trách nhiệm hình sự về tội tàng trữ, vận chuyển trái phép chất ma túy, thì người đó là đồng phạm với người mua về tội tàng trữ hoặc vận chuyển trái phép chất ma túy.

+ Trong trường hợp nhiều người nghiện ma túy cùng góp tiền mua chất ma túy để sử dụng trái phép và bị bắt giữ nếu tổng trọng lượng chất ma túy mua được đến mức phải chịu trách nhiệm hình sự về tội tàng trữ hoặc vận chuyển trái phép chất ma túy, thì họ cũng phải chịu trách nhiệm hình sự về tội tàng trữ hoặc vận chuyển trái phép chất ma túy; nếu trọng lượng chất ma túy chưa đến mức phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này, thì đối với người nào có đầy đủ các yếu tố cấu thành tội sử dụng trái phép chất ma túy, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội sử dụng trái phép chất ma túy.

–  Người nào nghiện ma túy có chất ma túy hoặc bỏ tiền mua chất ma túy cho những người nghiện ma túy khác cùng sử dụng và bị bắt giữ nếu trọng lượng chất ma túy đến mức phải chịu trách nhiệm hình sự về tội tàng trữ hoặc vận chuyển trái phép chất ma túy, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội tàng trữ hoặc vận chuyển trái phép chất ma túy; nếu trọng lượng ma túy chưa đến mức phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này, thì đôi với người nào có đủ các yếu tố cấu thành tội sử dụng trái phép chất ma túy, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội sử dụng trái phép chất ma túy.

Khách thể:

Hành vi phạm các tội nêu trên đã xâm phạm các quy định của Nhà nước về quản lý các chất ma túy.

Mặt chủ quan:

Người phạm tội thực hiện các tội phạm nêu trên với lỗi cố ý.

Chủ thể:

Chủ thể các tội này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.

Thứ tư: về hình phạt.

Mức hình phạt chung cho cả bôn tội được chia thành bốn khung. Cụ thể như sau:

– Khung một (khoản 1)

Mức phạt tù từ một năm đến sáu năm. Được áp dụng đối với trường hợp phạm tội có đủ dấu hiệu cấu thành cơ bản nêu ở mặt khách quan.

– Khung hai (khoản 2)

Có mức phạt tù từ sáu năm đến mười ba năm. Được áp dụng đối với một trong các trường hợp phạm tội sau đây:

+ Có tổ chức (xem giải thích tương tựở tội trồng cây thuốc phiện hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy).

+ Phạm tội nhiều lần (xem giải thích tương tựỏ tội sản xuất trái phép chất ma túy).

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn (xem giải thích tương tựở tội sản xuất trái phép chất ma túy)

+ Tiền chất có trọng lượng từ hai trăm gam đến dưới năm trăm gam.

+ Vận chuyển, mua bán qua biên giới (xem giải thích tương tự tội tàng trữ vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy).

+ Tái phạm nguy hiểm (xem giải thích tương tự tội trồng cây thuốc phiện hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy).

– Khung ba (khoản 3).

Có mức phạt tù từ mười ba năm đến hai mươi năm. Được áp dụng đối với trường hợp tiền chất có trọng lượng từ năm trăm gam đến dưới một nghìn hai trăm gam.

– Khung bốn (khoản 4).

Có mức phạt tù là từ hai mươi năm hoặc tù chung thân. Được áp dụng đối với trường hợp tiền chất có trọng lượng từ một nghìn hai trăm gam trở lên.

– Hình phạt bổ sung (khoản 5)

Ngoài việc phải chịu một trong các hình phạt nêu trên, người phạm tội tùy từng trường hợp cụ thể còn có thể bị:

+ Phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.

+ Tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

+ Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thời hạn điều tra vụ án hình sự là bao lâu?

Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều...

Dùng dao đâm chết người đi tù bao nhiêu năm?

Trong trường hợp cụ thể, người dùng dao đâm chết người có thể bị truy cứu về một trong các tội khác như: Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ, Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ, Tội vô...

Vay tiền mà không trả phạm tội gì?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ: Vay tiền mà không trả phạm tội gì? Mời Quý vị tham...

Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù không?

Đơn bãi là là yêu cầu rút lại yêu cầu khởi tố của người bị hại, Vậy Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù...

Đi khỏi nơi cư trú khi bị cấm đi khỏi nơi cư trú bị xử lý như thế nào?

Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú không quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi