Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Hình sự Tội dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người dưới 18 tuổi phạm pháp
  • Thứ hai, 23/10/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 5720 Lượt xem

Tội dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người dưới 18 tuổi phạm pháp

Dụ dỗ người chưa thành niên phạm pháp là hành vi rủ rê, xúi giục, lôi kéo, thúc đẩy bằng các hình thức khác nhau (như cho ăn, uống, hút thuốc phiện, cho vay, bán chịu, kích thích sự ham muốn vật chất,…để buộc họ phải tìm cách trả nỢ bằng việc trộm cắp, gây rối…) để từng bước đưa người chưa thành niên tham gia vào hoạt động phạm tội, sống sa đọa.

Quy định về tội dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người dưới 18 tuổi phạm pháp theo bộ luật hình sự 2015

Theo quy định tại Điều 325 – Bộ luật hình sự năm 2015 về Tội dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người dưới 18 tuổi phạm pháp như sau:

1. Người nào đủ 18 tuổi mà thực hiện một trong các hành vi sau đây đối với người dưới 18 tuổi, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Rủ rê, dụ dỗ, lôi kéo, mua chuộc, kích động, xúi giục người dưới 18 tuổi hoạt động phạm tội, sống sa đọa;

b) Đe dọa, uy hiếp, dùng vũ lực hoặc có những hành vi khác ép buộc người dưới 18 tuổi hoạt động phạm tội;

c) Chứa chấp người dưới 18 tuổi hoạt động phạm pháp.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Rủ rê, dụ dỗ, lôi kéo, mua chuộc, kích động, xúi giục, đe dọa, uy hiếp, ép buộc, chứa chấp nhiều người;

c) Đối với người dưới 13 tuổi;

d) Rủ rê, dụ dỗ, lôi kéo, mua chuộc, kích động, xúi giục, đe dọa, uy hiếp, ép buộc, chứa chấp người dưới 18 tuổi thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

đ) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng. Người phạm tội thuộc trường hợp quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này, thì còn có thể bị phạt quản chế từ 01 năm đến 05 năm.

Tội dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người dưới 18 tuổi phạm pháp

Tội chứa chấp người phạm pháp

Tư vấn và bình luận về quy định về tội dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người dưới 18 tuổi phạm pháp theo bộ luật hình sự 2015

Thứ nhất: Khái niệm.

– Dụ dỗ người người dưới 18 tuổi phạm pháp là hành vi rủ rê, xúi giục, lôi kéo, thúc đẩy bằng các hình thức khác nhau (như cho ăn, uống, hút thuốc phiện, cho vay, bán chịu, kích thích sự ham muốn vật chất,…để buộc họ phải tìm cách trả nợ bằng việc trộm cắp, gây rối…) để từng bước đưa người chưa thành niên tham gia vào hoạt động phạm tội, sống sa đọa.

– Ép buộc người người dưới 18 tuổi phạm pháp là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc bằng các hình thức khác (như dọa nói với bố mẹ, tố cáo chính quyền về sai phạm nào đó của họ…) để buộc người chưa thành niên phải hoạt động phạm tội, sống sa đọa.

– Chứa chấp người người dưới 18 tuổi phạm pháp là hành vi cung cấp cho người chưa thành niên nơi ăn, chỗ ở với ý thức tạo điều kiện cho họ thực hiện tội phạm. Người chứa chấp đã biết rõ người chưa thành niên mà mình chứa chấp là người phạm pháp. Hành vi chứa chấp đó có thể được thực hiện độc lập nhưng cũng có thể được thực hiện đồng thời với hành vi dụ dỗ, ép buộc người chưa thành niên hoạt động phạm tội.

Thứ hai: Các yếu tố cấu thành tội dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên phạm pháp.

Mặt khách quan: Mặt khách quan của tội phạm này có một trong các hành vi sau:

– Có hành vi dụ dỗ người chưa thành niên hoạt động phạm tội, sống sa đọa.

– Có hành vi ép buộc người thành niên hoạt động phạm tội, sống sa đọa.

– Có hành vi chứa chấp người chưa thành niên hoạt động phạm tội, sống sa đọa.

Lưu ý: Người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi.

–  Hoạt động phạm tội: Được hiểu là các hoạt động (hành vi) để thực hiện tội phạm cụ thể nào đó như: cưốp tài sản, vận chuyển trái phép chất ma túy…

–  Sống sa đọa: Được hiểu là sống buông thả, sa vào các tệ nạn như hút, chích, ma túy, mại dâm…

–  Người chưa thành niên phạm pháp: Là người chưa thành niên đã hoặc đang thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật. Hành vi vi phạm pháp luật đó có thể là chưa đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự (như trộm cắp vặt mà giá trị tài sản chưa đến 500.000 đồng) nhưng cũng có thể đã đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm nhưng chưa bị phát hiện, chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Chú ý:  Sa đọa: Hư hỏng đến mức tồi tệ về lối sống, về tinh thần (từ điển tiếng Việt của Trung tâm từ điển ngôn ngữ xuất bản năm 1992).

Khách thể:

Hành vi nêu trên xâm phạm đến trật tự xã hội, hoạt động phòng, chống tội phạm, đồng thời xâm phạm đến sự phát triển lành mạnh của người chưa thành niên.

Mặt chủ quan:

Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.

Chủ thể:

Chủ thể của tội phạm này là bất người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.

Thứ ba: về hình phạt.

Mức hình phạt của tội phạm này được chia thành hai khung, cụ thể như sau:

– Khung một (khoản 1)

Người nào đủ 18 tuổi mà thực hiện một trong các hành vi sau đây đối với người dưới 18 tuổi, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Rủ rê, dụ dỗ, lôi kéo, mua chuộc, kích động, xúi giục người dưới 18 tuổi hoạt động phạm tội, sống sa đọa;

b) Đe dọa, uy hiếp, dùng vũ lực hoặc có những hành vi khác ép buộc người dưới 18 tuổi hoạt động phạm tội;

c) Chứa chấp người dưới 18 tuổi hoạt động phạm pháp.

Tội dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người dưới 18 tuổi phạm pháp

– Khung hai (khoản 2)

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Rủ rê, dụ dỗ, lôi kéo, mua chuộc, kích động, xúi giục, đe dọa, uy hiếp, ép buộc, chứa chấp nhiều người;

c) Đối với người dưới 13 tuổi;

d) Rủ rê, dụ dỗ, lôi kéo, mua chuộc, kích động, xúi giục, đe dọa, uy hiếp, ép buộc, chứa chấp người dưới 18 tuổi thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

đ) Tái phạm nguy hiểm.

– Hình phạt bổ sung (khoản 3)

Ngoài việc bị áp dụng một trong các hình phạt chính nêu trên, tùy từng trường hợp cụ thể là người phạm tội còn có thể bị  phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng. Người phạm tội thuộc trường hợp quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này, thì còn có thể bị phạt quản chế từ 01 năm đến 05 năm.

Lưu ý: Người phạm tội thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm thì có thể bị phạt quản chế từ một năm đến năm năm.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thời hạn điều tra vụ án hình sự là bao lâu?

Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều...

Dùng dao đâm chết người đi tù bao nhiêu năm?

Trong trường hợp cụ thể, người dùng dao đâm chết người có thể bị truy cứu về một trong các tội khác như: Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ, Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ, Tội vô...

Vay tiền mà không trả phạm tội gì?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ: Vay tiền mà không trả phạm tội gì? Mời Quý vị tham...

Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù không?

Đơn bãi là là yêu cầu rút lại yêu cầu khởi tố của người bị hại, Vậy Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù...

Đi khỏi nơi cư trú khi bị cấm đi khỏi nơi cư trú bị xử lý như thế nào?

Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú không quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi