Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Hình sự Tội cản trở giao thông đường thủy theo quy định mới nhất 2025
  • Thứ hai, 30/12/2024 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1749 Lượt xem

Tội cản trở giao thông đường thủy theo quy định mới nhất 2025

Cản trở giao thông đường thủy, được hiểu là hành vi khoan, đào trái phép làm hư hại kết cấu của các công trình giao thông đường thủy; tạo chướng ngại vật gây cản trở giao thông đường thủy mà không đặt và duy trì báo hiệu; di chuyển làm giảm hiệu lực, tác dụng của báo hiệu; tháo dỡ báo hiệu hoặc phá hoại công trình giao thông đường thủy; lấn chiếm luồng hoặc hành lang bảo vệ luồng giao thông đường thủy hoặc hành vi khác cản trở giao thông đường thủy.

Tội cản trở giao thông đường thủy theo Bộ luật hình sự

Theo quy định tại Điều 273 – Bộ luật hình sự năm về Tội cản trở giao thông đường thủy như sau:

“1. Người nào khoan, đào trái phép làm hư hại kết cấu của công trình giao thông đường thủy; tạo ra chướng ngại vật gây cản trở giao thông đường thủy mà không đặt và duy trì báo hiệu; di chuyển làm giảm hiệu lực, tác dụng của báo hiệu; tháo dỡ báo hiệu hoặc phá hoại công trình giao thông đường thủy; lấn chiếm luồng hoặc hành lang bảo vệ luồng giao thông đường thủy hoặc hành vi khác cản trở giao thông đường thủy gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Làm chết 02 người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Làm chết 03 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

4. Cản trở giao thông đường thủy trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.”

Tư vấn về tội cản trở giao thông đường thủy theo Bộ luật hình sự

Thứ nhất: Các yếu tố cấu thành tội cản trở giao thông đường thủy

Mặt khách quan: Mặt khách quan của tội phạm này có các dấu hiệu sau:

– Về hành vi. Có một trong các hành vi sau:

+ Có hành vi khoan, đào trái phép làm hư hại kết cấu của các công trình giao thông đường thủy.

+ Có hành vi tạo chướng ngại vật gây cản trở giao thông đường thủy (như đóng cọc, dựng các cột làm đáy để đánh bắt cá…) mà không đặt và duy trì báo hiệu (như không có biển báo hiệu an toàn hoặc có đặt biển báo nhưng sau đó bị hư mà không được khôi phục lại…) nhằm đảm bảo an toàn trong lưu thông của các phương tiện giao thông đường thủy (như xuồng, ghe, xà lan…).

+ Có hành vi di chuyển, làm giảm hiệu lực, tác dụng của báo hiệu như di dời các biển báo từ nơi này đến nơi khác làm cho các ký hiệu chỉ dẫn trên biển báo không còn có tác dụng.

+ Có hành vi tháo dỡ báo hiệu hoặc phá hoại công trình giao thông đường thủy (xem giải thích tương tự tội cản trở giao thông đường bộ).

+ Có hành vi lấn chiếm luồng hoặc hành lang bảo vệ luồng giao thông đưòng thủy (xem giải thích tương tự tội cản trở giao thông đường bộ).

+ Có hành vi khác cản trở giao thông đường thủy.

– Dấu hiệu khác

Người thực hiện các hành vi nêu trên chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác. Đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này (xem giải thích tương tự tội vi phạm các quy định điều khiển phương tiện giao thông đường thủy).

Khách thể:

Hành vi nêu trên xâm phạm đến trật tự an toàn giao thông đường thủy, xâm phạm đến hoạt động bình thường của các phưỡng tiện giao thông đường thủy, đồng thời xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của ngưòi khác.

Mặt chủ quan:

Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.

Chủ thể:

Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự

Thứ hai: Về hình phạt

Mức hình phạt của tội phạm này được chia là ba khung, cụ thể như sau:

Khung một (khoản 1)

Có mức phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

+ Làm chết người;

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

+ Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

– Khung hai (khoản 2)

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

+ Làm chết 02 người;

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 121%

+ Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

– Khung ba (khoản 3)

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

+ Làm chết 03 người trở lên;

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

+ Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

– Khung bốn (khoản 4)

Cản trở giao thông đường thủy trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều 273 nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Số lượng buôn pháo nổ từ 10 kg đến dưới 50 kg bị phạt bao nhiêu tiền?

Pháo bao gồm: Pháo nổ, pháo hoa. Pháo nổ là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra tiếng nổ hoặc gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không...

Sử dụng súng bắn chim có vi phạm pháp luật?

Việc sử dụng súng bắn chim là hành vi vi phạm pháp luật, có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tùy thuộc vào từng trường hợp cụ...

Ví dụ sự kiện bất ngờ

Sự kiện bất ngờ là một trong những căn cứ để loại trừ trách nhiệm hình sự. Tức là mặc dù có hành vi gây hại cho xã hội và phạm vào các tội mà Bộ Luật Hình sự quy định những không được xem là tội...

Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự là gì?

Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự....

Tội che giấu tội phạm là gì theo quy định Bộ luật hình sự?

Tội che giấu tội phạm là hành vi của người tuy không hứa hẹn trước nhưng sau khi biết tội phạm đã được thực hiện lại che giấu và không tố giác với cơ quan có thẩm...

Xem thêm