Trang chủ Dịch vụ Giấy phép Thủ tục xin giấy phép lao động cho giáo viên là người nước ngoài
  • Chủ nhật, 24/03/2024 |
  • Dịch vụ Giấy phép |
  • 241 Lượt xem

Thủ tục xin giấy phép lao động cho giáo viên là người nước ngoài

Trước không quá 30 ngày tính đến thời điểm dự kiến bắt đầu sử dụng lao động, các doanh nghiệp, cơ quan tại Việt Nam phải nộp đơn báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài là giáo viên lên Bộ Lao động – Thương binh và xã hội hat Sở lao động – Thương binh và Xã hội tại địa phương làm việc. 

Giáo viên người nước ngoài khi muốn tham gia giảng dạy tại Việt Nam ngoài có bằng cấp chuyên môn phù hợp còn phải có giấy phép lao động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vậy Thủ tục xin giấy phép lao động cho giáo viên là người nước ngoài được thực hiện theo trình tự nào? Khách hàng theo dõi nội dung bài viết để có thêm các thông tin hữu ích.

Các đối tượng phải cấp giấy phép lao động

Lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam (sau đây viết tắt là người lao động nước ngoài) theo các hình thức sau đây thuộc diện bắt buộc phải xin giấy phép lao động:

– Thực hiện hợp đồng lao động;

– Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp;

– Thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp và y tế;

– Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng;

– Chào bán dịch vụ;

– Làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam;

– Tình nguyện viên;

– Người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại;

– Nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật;

– Tham gia thực hiện các gói thầu, dự án tại Việt Nam;

Giáo viên nước ngoài thuộc đối tượng xin giấy phép lao động nào?

Một trong những điều kiện đầu tiên cho phép người nước ngoài được làm việc tại Việt Nam đó là phải có Giấy phép lao động hợp pháp. Trường hợp Công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam không có giấy phép lao động sẽ bị trục xuất khỏi lãnh thổ Việt Nam. Người sử dụng lao động sử dụng công dân nước ngoài mà không có giấy phép lao động làm việc cho mình thì bị xử lý theo quy định của pháp luật. Như vậy, nếu không xin Giấy phép lao động thì không những người lao động nước ngoài bị phạt mà chính người sử dụng lao động cũng sẽ bị xử phạt theo quy định.

Căn cứ theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, giáo viên nước ngoài nói chung và giáo viên các môn học khác nói riêng sẽ thuộc trường hợp xin giấy phép lao động cho chuyên gia nước ngoài. Chính vì vậy, giáo viên nước ngoài nói chung trước tiên cần đáp ứng những điều kiện cơ bản của một chuyên gia. Vậy cụ thể Điều kiện xin giấy phép lao động cho giáo viên là người nước ngoài là gì? Nội dung tiếp theo của bài viết sẽ làm sáng tỏ nội dung này.

Điều kiện xin giấy phép lao động cho giáo viên là người nước ngoài

– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật.

– Có sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc. 

– Là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật. d) Không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài. 

– Được chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc sử dụng người lao động nước ngoài.

Lưu ý: Chuyên gia là người lao động nước ngoài thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Có bằng đại học trở lên hoặc tương đương và có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc trong chuyên ngành được đào tạo phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam;

– Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm và có chứng chỉ hành nghề phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam;

– Trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Hồ sơ Xin giấy phép lao động cho giáo viên là người nước ngoài

Giáo viên là người nước ngoài được xếp vào đối tượng là chuyên gia, theo đó Hồ sơ cần chuẩn bị những giấy tờ sau : 

– Hộ chiếu còn thời hạn sử dụng trên 6 tháng 

– Đơn xin cấp Giấy phép lao động cho giáo viên

– Giáo viên người nước ngoài phải có giấy khám sức khỏe 1 trong 2 loại sau :

+ Giấy khám sức khỏe được cấp ở nước ngoài có thời hạn 6 tháng hoặc 12 tháng  phải được hợp pháp hóa lãnh sự (quy định ở một số tỉnh)

+ Giấy khám sức khỏe cấp tại Việt Nam, người nước ngoài phải được cấp từ các bệnh viện được quy định: 

Tại Hồ Chí Minh bao gồm: bệnh viện nhân dân 115, bệnh viện Thủ Đức, bệnh Viện Chợ Rẫy, bệnh viện Đa Khoa Vạn Hạnh, bệnh viện đa khoa An Sinh , bệnh viện Trưng Vương, bệnh viện Thống Nhất.

Tại Hà Nội bao gồm: Bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Đại Học Y Hà Nội, bệnh viện Hữu Nghị, bệnh viện Đống Đa, bệnh viện Việt Pháp, bệnh viện Bưu Điện, bệnh viện Xanh Pôn bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec.

– Phiếu lý lịch tư pháp

+ Lý lịch tư pháp nước ngoài: Do cơ quan có thẩm quyền ở nước sở tại cấp cần phải được hợp pháp hóa lãnh sự

+ Lý lịch tư pháp do Sở tư pháp tỉnh/thành phố tại Việt Nam cấp.

– Giấy xác nhận kinh nghiệm làm việc cần được hợp pháp hóa lãnh sự.

– Bằng cấp đại học, cao đẳng hoặc chứng chỉ ngoại ngữ được dịch thuật, công chứng.

– Bản sao y công chứng, dịch thuật tất cả các trang của hộ chiếu.

– Hình thẻ 4×6 nền trắng thời gian chụp gần nhất trong 6 tháng.

Trung tâm giáo dục, trường đại học quốc gia bảo lãnh cần phải cung cấp những giấy tờ sau:

– Giấy phép hoạt động của trung tâm giáo dục, trường đại học

– Giấy phép thành lập trung tâm giáo dục, trường đại học

Thủ tục xin giấy phép lao động cho giáo viên là người nước ngoài

– Bước 1: Phía bảo lãnh cần phải xác nhận nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài, thời gian dự kiến trước ngày dự kiến người nước ngoài nhập cảnh và làm việc ít nhất 30 ngày. 

Nhu cầu sử dụng lao dụng lao động nước ngoài sẽ được giải trình bởi cơ quan, doanh nghiệp sử dụng lao động và nộp cho các cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam. Trước không quá 30 ngày tính đến thời điểm dự kiến bắt đầu sử dụng lao động, các doanh nghiệp, cơ quan tại Việt Nam phải nộp đơn báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài là giáo viên lên Bộ Lao động – Thương binh và xã hội hat Sở lao động – Thương binh và Xã hội tại địa phương làm việc. 

Trong vòng không quá 15 ngày kể từ thời điểm nhận đơn giải trình, các cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm xử lý hồ sơ và hoàn trả kết quả. 

Lưu ý: Thủ tục này chỉ áp dụng cho các trường hợp cấp mới hoặc cấp lại giấy phép lao động.

– Bước 2: Người nộp hồ sơ xin cấp giấy phép lao động cho giáo viên người nước ngoài nộp hồ sơ cho Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trước ít nhất 15 ngày làm việc, kể từ ngày giáo viên người nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc cho trung tâm ngoại ngữ, trường đại học,…

Lưu ý: Các giấy tờ do cơ quan nước ngoài cấp phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước ngoài liên quan đều là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại hoặc theo quy định của pháp luật và dịch ra tiếng Việt, chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.

– Bước 3: Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội sẽ cấp giấy phép lao động cho giáo viên người nước ngoài theo mẫu do Bộ in và phát hành thống nhất.

Theo đó, Thời gian xét duyệt hồ sơ khoảng 5 ngày làm việc. Trong trường hợp hồ sơ xin cấp giấy phép lao động cho giáo viên người nước ngoài bị từ chối, người nộp hồ sơ sẽ nhận được văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Sau khi giáo viên người nước ngoài được cấp giấy phép lao động tại Việt Nam, người lao động phải ký kết hợp động với phía trung tâm dự kiến sẽ giảng dạy hoặc các trường đại học,… 

– Bước 4: Chờ và nhận kết quả tại Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, khi đi nhận kết quả cần mang theo giấy biên nhận và CMND/CCCD người nộp hồ sơ.

Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về Thủ tục xin giấy phép lao động cho giáo viên là người nước ngoài. Khách hàng theo dõi nội dung bài viết của Luật Hoàng Phi, có vướng mắc khác hoặc có nhu cầu báo giá sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật 1900.6557 để được hỗ trợ nhanh chóng, tận tình.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ

QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.9990981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)

—————–*****——————-

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ

Năng lực của Luật Hoàng Phi trong lĩnh vực Giấy phép Doanh nghiệp

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Rượu bao nhiêu cồn thì không được phép quảng cáo?

Rượu bao nhiêu cồn thì không được phép quảng cáo? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này để có thêm thông tin làm rõ...

Thủ tục xin giấy phép quảng cáo tại Tiền Giang

Trước khi chuẩn bị hồ sơ để thực hiện thủ tục xin giấy phép quảng cáo tại Tiền Giang thì tổ chức, cá nhân cần xác định loại hình quảng cáo để chuẩn bị hồ sơ cho phù...

Thủ tục xin giấy phép quảng cáo tại Thái Bình

Quảng cáo không chỉ là cầu nối tiếp thị, truyền tải thông tin, thông điệp của doanh nghiệp đến khách hàng tiềm năng của mình mà việc thiết lập các chiến lược về sản phẩm, giả thành, nơi phân phối,... cũng trở nên dễ dàng...

Thủ tục xin giấy phép quảng cáo tại Thừa Thiên Huế

Quảng cáo tài sản mà pháp luật quy định tài sản đó phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng thì phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài...

Thủ tục xin giấy phép quảng cáo tại Thanh Hóa

Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi