Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Hình sự Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ theo Bộ luật hình sự mới nhất
  • Thứ năm, 31/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 3578 Lượt xem

Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ theo Bộ luật hình sự mới nhất

Y Đúa là người dân tộc Ba Na, góa chồng từ lâu. Y Đúa có thai và bị làng phạt. Ba năm sau Y Đúa có thai với người khác, sợ bị làng phạt nên trốn vào rừng sinh con và giết sau khi sinh. Y Đúa bị xử về tội giết con mới đẻ đúng không?

Câu hỏi:

Xin chào Luật sư, tôi là Nguyễn Hải Anh, tôi có một tình huống muốn được Luật sư tư vấn như sau:

Y Đúa là người dân tộc Ba Na, đã góa chồng từ lâu. Y Đúa có thai và bị buôn làng phạt vạ 2 con lợn cùng gà và rượu. Ba năm sau Y Đúa lại có thai với người đàn ông khác. Sợ bị đuổi khỏi buôn nên Y Đúa đã trốn vào rừng. Đầu tháng 4/2023 Y Đúa sinh một bé gái. Sợ mang tiếng là “không chồng mà chửa” nên Y Đúa đã giết ngay đứa trẻ từ khi mới sinh. Vậy trường hợp này Y Đúa phạm vào tội giết con mới đẻ có đúng không? Vì sao?

Mong Luật sư tư vấn giúp tôi tình huống trên. Tôi xin cảm ơn!

Trả lời:

Xin chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến công ty Luật Hoàng Phi. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin trả lời như sau:

Tội giết con đẻ là gì theo quy định pháp luật?

Tội giết con đẻ hoặc vứt bỏ con đẻ là hành vi của người mẹ do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà tước đoạt tính mạng đưa con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi hoặc vứt bỏ con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết.

Tư vấn về tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ theo quy định Bộ luật hình sự

Thứ nhất: Cấu thành tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ 

Để xét xem trường hợp này Y Đúa có phạm vào tội giết con đẻ hay không, trước hết chúng ta cần tìm hiểu các dấu hiệu cấu thành tội phạm của tội giết con mới đẻ.

Căn cứ theo quy định tại Điều 124 Bộ luật hình sự về Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ như sau:

1. Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà vứt bỏ con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Theo đó, tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ được hiểu là trường hợp phạm tội của người mẹ do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi hoặc vứt bỏ con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết.

Các dấu hiệu cơ bản của tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ như sau:

– Về chủ thể:

Chủ thể của tội giết con đẻ hoặc vứt bỏ con mới đẻ là chủ thể đặc biệt, đó là người mẹ của nạn nhân. Tuy nhiên, người mẹ của nạn nhân chỉ được coi là chủ thể của tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ nếu người mẹ đó chịu ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà buộc phải giết hoặc vứt bỏ đứa con do mình đẻ ra. Nếu vì lý do khác mà người mẹ giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ thì sẽ không cấu thành tội phạm này.

Ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu là chịu ảnh hưởng của những tư tưởng cũ đã lỗi thời, không còn phù hợp với quan niệm về cuộc sống, lối sống hiện tại. Hay nói một cách khác, những tư tưởng, những quan niệm sống này đã không còn phù hợp với ý thức xã hội đương thời. Có thể ví dụ như, cùng là một chuyện người phụ nữ không chồng mà có con, theo tư tưởng phong kiến, đây là trường hợp đại kỵ, bị dư luận xã hội lên án và sẽ phải chịu những hình phạt rất nặng. Tuy nhiên, trong chế độ xã hội mới, việc có con ngoài giá thú được pháp luật thừa nhận và bảo hộ nên người phụ nữ không còn bị lên án, chỉ trích và chịu phạt nặng nề như trong chế độ cũ nữa.

Những đứa trẻ mà bị mẹ giết hoặc vứt bỏ đa số là những đứa con ngoài giá thú. Tuy nhiên, cũng có trường hợp do tập quán lạc hậu của một vài địa phương ở miền núi cho rằng đứa con đầu lòng không phải là con chung của vợ chồng nên sau khi đứa trẻ ra đời, người mẹ đã bóp chết con mình. Cá biệt, có những nơi do tư tưởng phân biệt con trai và con gái nên đã có trường hợp người mẹ đã đẻ rất nhiều lần mà vẫn là con gái nên sau khi đứa trẻ ra đời đã bị bóp chết.

Trường hợp người mẹ giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ do hoàn cảnh khách quan đặc biệt thì phải xem xét tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể. Đó có thể là trường hợp người mẹ sau khi sinh bị mất sữa không có khả năng nuôi dưỡng đứa con mà lại bị bệnh nặng nên buộc phải giết hoặc vứt bỏ đứa nhỏ hoặc là các trường hợp ngặt nghèo khác.

– Về nạn nhân:

Nạn nhân của tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ là đứa trẻ do chủ thể sinh ra trong vòng 07 ngày tuổi. Kể từ ngày thứ 8 trở đi thì đứa trẻ đó không được coi là con mới đẻ nữa.

– Về hành vi khách quan:

Người mẹ thực hiện hành vi giết (bóp cổ, chặt tay chân dẫn đến chết,…) hoặc hành vi vứt bỏ (bỏ vào rừng sâu không có ai qua lại, nhà hoang, thùng rác và đậy nắp,…) dẫn tới đứa trẻ không được ai phát hiện, cứu và bị chết.

– Hậu quả của hành vi:

Đứa trẻ bị giết hoặc bị vứt bỏ dẫn đến chết.

– Lỗi của chủ thể:

Người mẹ thực hiện hành vi giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ với lỗi cố ý.

Theo như bạn trình bày, Y Đúa là người dân tộc Ba Na và đã góa chồng từ lâu. Y Đúa có thai và đã bị buôn làng xử phạt vạ 2 con lợn cùng gà và rượu. Như vậy, qua hành động xử phạt này của buôn làng, có thể thấy, nơi đây không cho phép một người phụ nữ đã góa chồng có thai và sinh con với người khác. Y Đúa sống trong buôn làng, đã biết và chịu ảnh hưởng từ tư tưởng lạc hậu không cho phép có con ngoài giá thú này của buôn làng. Do đó, đến lần mang thai thứ 2 thì Y Đúa vô cùng lo sợ bị đuổi khỏi buôn nên đã trốn vào rừng sinh con và giết chết ngay đứa trẻ từ khi mới sinh ra. Các hành vi của Y Đúa thỏa mãn các dấu hiệu cấu thành tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ nêu trên nên sẽ bị xử phạt theo quy định về Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ tại Điều 124 Bộ luật hình sự 2015 nêu trên.

Thứ hai: Khung hình phạt tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ 

1. Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà vứt bỏ con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thời hạn điều tra vụ án hình sự là bao lâu?

Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều...

Dùng dao đâm chết người đi tù bao nhiêu năm?

Trong trường hợp cụ thể, người dùng dao đâm chết người có thể bị truy cứu về một trong các tội khác như: Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ, Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ, Tội vô...

Vay tiền mà không trả phạm tội gì?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ: Vay tiền mà không trả phạm tội gì? Mời Quý vị tham...

Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù không?

Đơn bãi là là yêu cầu rút lại yêu cầu khởi tố của người bị hại, Vậy Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù...

Đi khỏi nơi cư trú khi bị cấm đi khỏi nơi cư trú bị xử lý như thế nào?

Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú không quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi