Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Hình sự Khủng bố là gì? Quy định về tội khủng bố theo Bộ luật hình sự?
  • Thứ năm, 31/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 8382 Lượt xem

Khủng bố là gì? Quy định về tội khủng bố theo Bộ luật hình sự?

Khủng bố được hiểu là hành vi gây ra tình trạng hoảng sợ trong công chúng mà xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tự do thân thể của người khác phá hủy tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm gây ra tình trạng hoảng sợ trong công chúng.

Khủng bố là hành vi phạm tội quy định tại mục 3, chương XXI thuộc nhóm các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng. Qua nội dung bài viết dưới đây của Luật Hoàng Phi, hy vọng Quý độc giả sẽ có thêm những thông tin hữu ích về pháp luật có liên quan đến tội phạm này.

Khủng bố là gì?

Khủng bố là là hoạt động phá hoại, đe dọa bằng lời nói, hình ảnh hoặc video giết người do cá nhân hoặc tổ chức thực hiện làm thiệt mạng người, đặc biệt là thường dân, hoặc gây tổn thất cho xã hội và cộng đồng,  cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, tự do thân thể hoặc uy hiếp tỉnh thần người khác nhằm mục đích chống chính quyền nhân dân.

Tội khủng bố theo quy định Bộ luật hình sự?

Theo quy định tại Điều 299 – Bộ luật hình sự năm 2015 về tội khủng bố theo Bộ luật hình sự 2015 như sau:

“1. Người nào nhằm gây ra tình trạng hoảng sợ trong công chúng mà xâm phạm tính mạng của người khác hoặc phá hủy tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 15 năm:

a) Thành lập, tham gia tổ chức khủng bố, tổ chức tài trợ khủng bố;

b) Cưỡng ép, lôi kéo, tuyển mộ, đào tạo, huấn luyện phần tử khủng bố; chế tạo, cung cấp vũ khí cho phần tử khủng bố;

c) Xâm phạm tự do thân thể, sức khỏe hoặc chiếm giữ, làm hư hại tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

3. Phạm tội trong trường hợp đe dọa thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này hoặc có những hành vi khác uy hiếp tinh thần, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

4. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị tước một số quyền công dân, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”

Các yếu tố cấu thành tội khủng bố

Mặt khách quan: Mặt khách quan của tội này có một trong các dấu hiệu sau:

–  Có hành vi xâm phạm tính mạng người khác hoặc phá hủy tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

–  Có hành vi xâm phạm tự do thân thể (như bắt cóc làm con tin), sức khỏe hoặc chiếm giữ tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

–  Có hành vi đe dọa thực hiện việc xâm phạm tính mạng của người khác hoặc phá hủy tài sản của người khác hoặc có những hành vi uy hiếp tinh thần.

Khách thể:

Hành vi nêu trên xâm phạm đến trật tự, an toàn công cộng, đồng thời xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe người khác, xâm phạm tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Mặt chủ quan:

Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý. Mục đích nhằm gây ra tình trạng hoảng sợ trong công chúng là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.

Tội khủng bố phải chịu hình phạt như thế nào?

Chủ thể của tội này được chia thành bốn khung, cụ thể như sau:

–  Khung một (khoản 1)

Người nào nhằm gây ra tình trạng hoảng sợ trong công chúng mà xâm phạm tính mạng của người khác hoặc phá hủy tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

–  Khung hai (khoản 2)

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 15 năm:

a) Thành lập, tham gia tổ chức khủng bố, tổ chức tài trợ khủng bố;

b) Cưỡng ép, lôi kéo, tuyển mộ, đào tạo, huấn luyện phần tử khủng bố; chế tạo, cung cấp vũ khí cho phần tử khủng bố;

c) Xâm phạm tự do thân thể, sức khỏe hoặc chiếm giữ, làm hư hại tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

– Khung ba (khoản 3)

Phạm tội trong trường hợp đe dọa thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này hoặc có những hành vi khác uy hiếp tinh thần, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

– Khung bốn (khoản 4)

Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

– Hình phạt bổ sung (khoản 5)

Ngoài việc bị áp dụng một trong các hình phạt chính nêu trên, tùy từng trường hợp cụ thể người phạm tội còn có thể bị tước một số quyền công dân, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Người phạm tội khủng bố bị tử hình không?

Luật sư cho tôi hỏi: Thế nào là phạm tội khủng bố? Có phải cứ phạm tội khủng bố là bị tử hình không? Tôi cảm ơn!

Trả lời:

Với câu hỏi của bạn, Luật Hoàng Phi xin trả lời như sau:

Thứ nhất: Về cách hiểu tội khủng bố

Khủng bố, hay Tội khủng bố được Bộ luật hình sự năm 2015 quy định tại Điều 299. Theo đó, khủng bố là hành vi nhằm gây ra trình trạng hoảng sợ trong công chúng thông qua một số hành vi như xâm phạm tính mạng của người khác, phá hủy tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân,….

Tình trạng hoảng sợ trong công chúng là trạng thái tâm lý lo lắng, sợ hãi, hoang mang của người dân về an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của họ (ví dụ: hành vi gây nổ ở khu vực bến xe làm cho người dân lo lắng về sự an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản của họ khi tham gia giao thông).

Để gây ra tình trạng hoảng sợ trong công chúng, các hành vi khủng bố  có thể được thực hiện ở nơi công cộng, nơi tập trung đông người (ví dụ: quảng trường, trung tâm thương mại, nơi giao cắt đường giao thông, tại nhà ga các phương tiện giao thông, trên các phương tiện giao thông, tại các nơi vui chơi, giải trí, du lịch, trường học, bệnh viện, khu dân cư, tại các tòa nhà,…).

Ngoài ra, hành vi được thực hiện ở những địa điểm có tính biệt lập, không phải nơi công cộng (ví dụ: tại nhà riêng hoặc trong trụ sở cơ quan…) nhưng nhằm gây ra tình trạng hoảng sợ trong công chúng thì cũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội khủng bố nếu thỏa mãn các dấu hiệu khác của cấu thành tội phạm này.

Thứ hai: Về hình phạt với người phạm tội khủng bố

Theo quy định tại Điều 299 Bộ Luật hình sự  thì người phạm tội khủng bố tùy vào hành vi cụ thể, mức độ nghiêm trọng, nguy hiểm cho xã hội có thể bị xem xét trách nhiệm hình sự cụ thể ở mức khác nhau, cụ thể:

+ Phạt tù từ 10 đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình với người thực hiện hành vi khủng bố mà xâm phạm đến tính mạng của người khác hoặc phá hủy tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân;

+ Phạt tù từ 5 năm đến 15 năm với người phạm tội thuộc một trong các trường hợp: thành lập, tham gia tổ chức khủng bố, tổ chức tài trợ khủng bố; cưỡng ép, lôi kéo, tuyển mộ, đào tạo, huấn luyện phần tử khủng bố; chế tạo, cung cấp vũ khí cho phần tử khung bố,…;

+ Phạt tù từ 2 năm đến 7 năm với người phạm tội có hành vi đe dọa thực hiện một trong những hành vi xâm phạm tính mạng của người khác, phá hủy tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc có những hành vi khác uy hiếp tình thần;

+ Phạt tù từ 1 năm đến 5 năm với người chuẩn bị phạm tội.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị tước một số quyền công dân, bị phạt quản chế, cấm cư trú từ 1 năm đến 5 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Như vậy, không phải trường hợp phạm tội khủng bố nào cũng bị tử hình.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thời hạn điều tra vụ án hình sự là bao lâu?

Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều...

Dùng dao đâm chết người đi tù bao nhiêu năm?

Trong trường hợp cụ thể, người dùng dao đâm chết người có thể bị truy cứu về một trong các tội khác như: Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ, Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ, Tội vô...

Vay tiền mà không trả phạm tội gì?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ: Vay tiền mà không trả phạm tội gì? Mời Quý vị tham...

Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù không?

Đơn bãi là là yêu cầu rút lại yêu cầu khởi tố của người bị hại, Vậy Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù...

Đi khỏi nơi cư trú khi bị cấm đi khỏi nơi cư trú bị xử lý như thế nào?

Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú không quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi