Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Hình sự Quy định về tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy
  • Thứ ba, 24/10/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2088 Lượt xem

Quy định về tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy

Chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy được hiểu là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng các thủ đoạn khác nhằm chiếm đoạt tàu bay hoặc tàu thủy.

 

1. Quy định về tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy theo Bộ luật hình sự 2015.

Theo quy định tại Điều 282 – Bộ luật hình sự năm 2015 về tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy như sau:

“1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác nhằm chiếm đoạt tàu bay hoặc tàu thủy, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Có tổ chức;

b) Sử dụng vũ khí hoặc phương tiện nguy hiểm;

c) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

e) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

g) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt tù 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Làm chết 02 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên;

d) Gây thiệt hại về tài sản 500.000.000 đồng trở lên.

4. Người phạm tội còn bị phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.”

Quy định về tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy

 Tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy

2. Tư vấn và bình luận về tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy theo Bộ luật hình sự 2015.

Thứ nhất: Các yếu tố cấu thành tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy.

Mặt khách quan: Mặt khách quan của tội phạm này có các dấu hiệu sau:

– Có hành vi dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tàu bay hoặc tàu thủy (xem giải thích tương tự tội cướp tài sản).

– Có hành vi đe dọa dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tàu bay hoặc tàu thủy (xem giải thích tương tự tội cướp tài sản).

– Hoặc dùng các thủ đoạn khác nhằm chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy (xem giải thích tương tự tội cướp tài sản).

Khách thể:

Hành vi nêu trên xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản là tàu bay, tàu thủy của nhà nước, tổ chức, cá nhân.

Mặt chủ quan:

Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.

Chủ thể:

Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.

Thứ hai: về hình phạt.

Mức hình phạt của tội này được chia thành ba khung, cụ thể như sau:

– Khung một (khoản 1)

Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác nhằm chiếm đoạt tàu bay hoặc tàu thủy, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.

– Khung hai (khoản 2)

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Có tổ chức;

b) Sử dụng vũ khí hoặc phương tiện nguy hiểm;

c) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

e) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

g) Tái phạm nguy hiểm.

Quy định về tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy

– Khung ba (khoản 3)

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt tù 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Làm chết 02 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên;

d) Gây thiệt hại về tài sản 500.000.000 đồng trở lên.

– Hình phạt bổ sung (khoản 4)

Ngoài việc bị áp dụng một trong các hình phạt chính nêu trên, người phạm tội còn bị phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thời hạn điều tra vụ án hình sự là bao lâu?

Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều...

Dùng dao đâm chết người đi tù bao nhiêu năm?

Trong trường hợp cụ thể, người dùng dao đâm chết người có thể bị truy cứu về một trong các tội khác như: Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ, Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ, Tội vô...

Vay tiền mà không trả phạm tội gì?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ: Vay tiền mà không trả phạm tội gì? Mời Quý vị tham...

Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù không?

Đơn bãi là là yêu cầu rút lại yêu cầu khởi tố của người bị hại, Vậy Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù...

Đi khỏi nơi cư trú khi bị cấm đi khỏi nơi cư trú bị xử lý như thế nào?

Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú không quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi