Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Phụ cấp chức vụ là gì?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Cán bộ công chức |
  • 1794 Lượt xem

Phụ cấp chức vụ là gì?

Theo quy định của pháp luật lao động thì ngoài tiền lương hàng tháng, một số lao động còn được nhận thêm một khoản phụ cấp lương. Đây là khoản tiền nhằm bù đắp các yếu tố như điều kiện lao động, tính chất phức tạp của công việc, điều kiện sinh hoạt hay mức độ thu hút lao động ở một số khu vực.

Đối với cán bộ, công chức, viên chức khoản phụ cấp này cũng được áp dụng và gọi chung là phụ cấp chức vụ. Vậy khoản phụ cấp chức vụ này được quy định như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây với chủ đề Phụ cấp chức vụ là gì?

Phụ cấp chức vụ là gì?

Phụ cấp chức vụ là phụ cấp lương được áp dụng đối với công chức, viên chức hành chính sự nghiệp, người làm việc trong lực lượng vũ trang và trong doanh nghiệp do vừa làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ vừa giữ chức vụ lãnh đạo nhưng mới chỉ hưởng lương chuyên môn, nghiệp vụ.

Đối với các lao động có chức vụ trong khu vực nhà nước nếu đã hưởng lương chức vụ thì không hưởng phụ cấp chức vụ.

Đối với các lao động hợp đồng, hai khoản này vẫn có thể áp dụng đồng thời nếu các bên có thỏa thuận.

Phụ cấp chức vụ được trả cùng kỳ với lương tháng, tính theo lương tối thiểu và hệ số phụ cấp hoặc do các bên thỏa thuận. Hệ số phụ cấp gồm nhiều mức khác nhau, cao hay thấp sẽ phụ thuộc vào chức vụ đảm nhiệm và loại, cấp cơ quan, hạng doanh nghiệp của từng đơn vị.

Phạm vi và đối tượng áp dụng đối với phụ cấp chức vụ

Từ việc tìm hiểu phụ cấp chức vụ là gì? Như trên đây, chúng ta tiếp tục tìm hiểu về phạm vi và đối tượng áp dụng đối với loại phụ cấp này, cụ thể như sau:

– Cán bộ bầu cử trong các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (cấp huyện) thuộc diện xếp lương theo ngạch, bậc công chức hành chính và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo

– Cán bộ, công chức, viên chức (bao gồm cả các chức danh chuyên môn, nghiệp vụ ngành Toà án, ngành Kiểm sát) được bổ nhiệm giữ chức danh lãnh đạo trong các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến cấp huyện và trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước được cấp có thẩm quyền quyết định thành lập.

– Cán bộ, công chức, viên chức thuộc biên chế nhà nước và xếp lương theo ngạch, bậc công chức, viên chức được cử đến giữ chức danh lãnh đạo chuyên trách tại các hội và các tổ chức phi Chính phủ.

Nguyên tắc xếp lương và phụ cấp chức vụ lãnh đạo như thế nào?

– Với cán bộ, công chức, viên chức được bổ nhiệm vào ngạch hoặc có chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc các ngành Tòa án, Kiểm sát thì được xếp lương, phụ cấp chức danh theo ngạch hoặc chức danh đó.

– Với cán bộ giữ chức danh do được bầu cử thuộc diện xếp lương chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo thì nguyên tắc xếp lương sẽ theo ngạch, bậc công chức hành chính và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo của chức danh bầu cử đang đảm nhiệm.

– Với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức danh lãnh đạo do được bầu cử hoặc bổ nhiệm tại vị trí nào thì được xếp lương hoặc hưởng phụ cấp chức vụ theo chức danh lãnh đạo đó. Trong trường hợp một người giữ nhiều chức danh lãnh đạo thì sẽ được xếp lương và hưởng phụ cấp chức vụ ở vị trí cao nhất

Có được bảo lưu phụ cấp chức vụ khi thôi giữ chức vụ?

– Nếu thôi giữ chức danh lãnh đạo trong trường hợp bị kỷ luật miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức hoặc không được bổ nhiệm lại, thì không được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo kể từ ngày quyết định thôi giữ chức danh lãnh đạo có hiệu lực thi hành.

– Trường hợp thôi giữ chức danh lãnh đạo do được kéo dài thêm thời gian công tác khi đến độ tuổi nghỉ hưu hoặc thôi giữ chức danh lãnh đạo để nghỉ hưu theo thông báo của cơ quan có thẩm quyền, thì được bảo lưu mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo hiện hưởng.

– Nếu thôi giữ chức danh lãnh đạo do sắp xếp tổ chức, tinh giản biên chế theo quy định của Chính phủ, thì thực hiện theo hướng dẫn riêng trong lần sắp xếp tổ chức, tinh giản biên chế đó.

Trên đây là những thông tin cơ bản có liên quan tới Phụ cấp chức vụ là gì? Những nội dung này chắc hẳn sẽ hữu ích đối với những ai đang tìm hiểu về phụ cấp chức vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức.

Trường hợp Quý khách hàng có bất cứ thắc mắc nào cần giải đáp, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua Tổng đài tư vấn: 1900 6557 để được hỗ trọ một cách tận tình nhất.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Công an có được lấy vợ theo đạo không?

Công an là lực lượng giữ vai trò đảm cho an ninh và trật tự xã hội. Vậy Công an có được lấy vợ theo đạo...

Công chức có được làm thêm không?

Hiện nay không có quy định nào về việc cán công chức không được làm thêm ngoài giờ làm việc, do đó công chức hoàn toàn có quyền được làm thêm để kiếm thêm thu nhập ngoài giờ làm...

Viên chức có được hưởng phụ cấp công vụ không?

Phụ cấp công vụ áp dụng cho nhiều đối tượng như cán bộ, công chức, công an, quân đội. Vậy viên chức có được hưởng phụ cấp công vụ...

Công chức có được đi du lịch nước ngoài không?

Pháp luật hiện hành không có quy định cấm công chức đi du lịch nước ngoài tuy nhiên nếu công chức có nhu cầu đi du lịch nước ngoài phải xin phép và phải được sự đồng ý của thủ trưởng đơn vị công...

Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ là văn bản gì?

Chỉ thị là một loại văn bản hành chính hình thành trong quá trình chỉ đạo, điều hành, giải quyết công việc của các cơ quan, tổ...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi