Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Giáo dục – Đào tạo Có được đồng thời hưởng phụ cấp chức vụ và phụ cấp kiêm nhiệm không?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1341 Lượt xem

Có được đồng thời hưởng phụ cấp chức vụ và phụ cấp kiêm nhiệm không?

Phụ cấp là khoản tiền mà đơn vị sử dụng lao động hỗ trợ người lao động để bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, mức độ phức tạp của công việc, điều kiện sinh hoạt… chưa được tính đến hay tính chưa đầy đủ trong mức lương.

Một trong những câu hỏi chúng tôi nhận được sự quan tâm của đông đảo độc giả trong thời gian qua là Có được đồng thời hưởng phụ cấp chức vụ và phụ cấp kiêm nhiệm không? Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề chúng tôi xin đưa ra giải đáp trong nội dung bài viết sau.

Phụ cấp chức vụ là gì?

Trước khi giải đáp Có được đồng thời hưởng phụ cấp chức vụ và phụ cấp kiêm nhiệm không thì chúng tôi xin giải thích các thuật ngữ liên quan.

Phụ cấp là khoản tiền mà đơn vị sử dụng lao động hỗ trợ người lao động để bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, mức độ phức tạp của công việc, điều kiện sinh hoạt… chưa được tính đến hay tính chưa đầy đủ trong mức lương. Ngoài khoản lương cố định thì đây là nguồn thu nhập được cộng thêm cho người lao (tính theo bậc lệ thuộc vào bằng cấp hay tay nghề) họ xứng đáng được hưởng thêm.

Phụ cấp chức vụ là một khoản tiền được trả thêm cho các chủ thể khi chủ thế đó vừa làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ vừa giữ chức vụ lãnh đạo nhưng mới chỉ hưởng lương chuyên môn, nghiệp vụ.

Các chủ thể được nhận phụ cấp chức vụ bao gồm:

– Công chức, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập.

– Người làm việc trong lực lượng vũ trang.

– Người làm việc trong doanh nghiệp.

Phụ cấp chức vụ được trả định kì cùng lương tháng,được tính theo lương tối thiểu và hệ số phụ cấp hoặc do các bên thoả thuận và được tính vào bảo hiểm xã hội. Ngoài ra, hệ số phụ cấp gồm rất nhiều mức, quy định cụ thể tại bảng phụ cấp chức vụ lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) trong các cơ  quan nhà nước và trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước ban hành kèm theo Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11 và Nghị định số 204/2004/NĐ-CP. Cá nhân giữ chức vụ được hưởng mức phụ cấp nào còn phụ thuộc vào chức vụ đảm nhiệm và loại, cấp cơ quan, hạng doanh nghiệp.

Phụ cấp kiêm nhiệm là gì?

Chế độ kiêm nhiệm là một cách phân công cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các tổ chức, cơ quan, đơn vị thuộc các hệ thống chính trị, kinh tế, xã hội, ở các nước trên thế giới và ở Việt Nam. Hiểu một cách đơn giản thì kiêm nhiệm là việc một người giữ nhiều chức vụ khác nhau.

Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo được áp dụng đối với các đối tượng đang giữ chức danh lãnh đạo ở một cơ quan, đơn vị, đồng thời được bầu cử hoặc được bổ nhiệm kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác mà cơ quan, đơn vị này được bố trí biên chế chuyên trách người đứng đầu nhưng hoạt động kiêm nhiệm. Mức phụ cấp bằng 10% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Kiêm nhiệm nhiều chức danh lãnh đạo cũng chỉ hưởng 01 mức phụ cấp.

Vậy Có được đồng thời hưởng phụ cấp chức vụ và phụ cấp kiêm nhiệm không? Chúng tôi xin giải đáp ở phần tiếp theo của bài viết.

Có được đồng thời hưởng phụ cấp chức vụ và phụ cấp kiêm nhiệm không?

Theo quy định tại điểm c, khoản 1, điều 3 nghị định số 04/VBHN-BNV về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang có quy định như sau:

Điều 3. Nguyên tắc xếp lương và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, nguyên tắc trả lương và thực hiện chế độ tiền lương

 Cán bộ, công chức, viên chức giữ chức danh lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) nào thì xếp lương chức vụ hoặc hưởng phụ cấp chức vụ theo chức danh lãnh đạo đó. Nếu một người giữ nhiều chức danh lãnh đạo khác nhau thì xếp lương chức vụ hoặc hưởng phụ cấp chức vụ của chức danh lãnh đạo cao nhất. Nếu kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác mà cơ quan, đơn vị này được bố trí biên chế chuyên trách người đứng đầu thì được hưởng thêm phụ cấp kiêm nhiệm”.

Như vậy trả lời cho câu hỏi Có được đồng thời hưởng phụ cấp chức vụ và phụ cấp kiêm nhiệm không thì trong trường hợp một cá nhân cùng một lúc đảm nhiệm nhiều chức danh có thể đồng thời hưởng phụ cấp kiêm nhiệm và phụ cấp chức vụ nếu đảm bảo 02 điều kiện sau:

– Đang giữ chức danh lãnh đạo (được bầu cử hoặc bổ nhiệm) ở một cơ quan, đơn vị.

– Đảm nhiệm cùng lúc nhiều chức danh lãnh đứng đầu cơ quan, đơn vị mà trong đó có 01 chức danh lãnh đạo đứng đầu ở cơ quan, đơn vị theo cơ cấu tổ chức bộ máy được bố trí biên chế chuyên trách người đứng đầu nhưng hoạt động kiêm nhiệm.

Trên đây chúng tôi đã chia sẻ nội dung Có được đồng thời hưởng phụ cấp chức vụ và phụ cấp kiêm nhiệm không? đến quý độc giả. Trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu nếu còn thắc mắc cần hỗ trợ vui lòng liên hệ chúng tôi để được giải đáp.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Học sinh tiểu biểu và học sinh xuất sắc cái nào cao hơn?

Học sinh Tiêu biểu hoàn là danh hiệu khen thưởng đối với học sinh thành tốt trong học tập và rèn luyện cho những học sinh được đánh giá kết quả giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt, đồng thời có thành tích xuất sắc về ít nhất một môn học hoặc có tiến bộ rõ rệt ít nhất một phẩm chất, năng lực; được tập thể lớp công...

Học sinh có được mang điện thoại đến trường không?

Không cấm học sinh mang điện thoại đến trường nhưng học sinh không được sử dụng điện thoại khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho...

Giáo viên có được yêu học sinh không?

Pháp luật lao động và viên chức đều không cấm hành vi giáo viên yêu học sinh. Tuy nhiên, tình yêu thầy trò khi học sinh, sinh viên còn đang ngồi trên ghế nhà trường vẫn là vấn đề khá nhạy cảm bởi có thể ảnh hưởng xấu đến quá trình giáo dục đào tạo và giảng dạy, hiện tượng tiêu cực "gạ tình đổi...

Giáo viên và giảng viên khác nhau như thế nào?

Giáo viên là nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục khác, giảng dạy trình độ sơ cấp, trung...

Giáo viên có được nhuộm tóc, xăm hình không?

Nhuộm tóc và xăm hình không phải là những hành vi bị cấm, hay vi phạm quy định về trang phục, tác phong, lề lối, nơi làm việc của cán bộ, công chức, viên chức và người lao...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi