Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Nộp thuế chuyển nhượng cổ phần ở đâu?
  • Thứ hai, 05/06/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 549 Lượt xem

Nộp thuế chuyển nhượng cổ phần ở đâu?

Pháp luật Việt nam quy định thu nhập từ việc chuyển nhượng cổ phần là một trong những loại thu nhập phải đóng thuế thu nhập cá nhân.

Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế trực thu, được tính trực tiếp trên thu nhập của người phải đóng thuế và thu nhập đó đã trừ đi các khoản giảm trừ, các khoản được miễn thuế. Vậy, chuyển nhượng cổ phần có phải nộp thuế không? Nộp thuế chuyển nhượng cổ phần ở đâu? Quý vị hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Cổ phần là gì? Các loại cổ phần

Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần theo điểm a khoản 1 Điều 111 Luật Doanh nghiệp. Căn cứ vào quy định này, có thể hiểu, cổ phần là đơn vị nhỏ nhất được chia từ vốn điều lệ. Cổ phần là đặc trưng chỉ có trong công ty cổ phần, không có trong các loại hình doanh nghiệp khác theo quy định pháp luật.

Khoản 1 và khoản 2 Điều 114 Luật Doanh nghiệp quy định về các loại cổ phần như sau:

1. Công ty cổ phần phải có cổ phần phổ thông. Người sở hữu cổ phần phổ thông là cổ đông phổ thông.

2. Ngoài cổ phần phổ thông, công ty cổ phần có thể có cổ phần ưu đãi. Người sở hữu cổ phần ưu đãi gọi là cổ đông ưu đãi. Cổ phần ưu đãi gồm các loại sau đây:

a) Cổ phần ưu đãi cổ tức;

b) Cổ phần ưu đãi hoàn lại;

c) Cổ phần ưu đãi biểu quyết;

d) Cổ phần ưu đãi khác theo quy định tại Điều lệ công ty và pháp luật về chứng khoán.

Như vậy, có các loại cổ phần:

– Cổ phần phổ thông;

– Cổ phần ưu đãi cổ tức;

– Cổ phần ưu đãi hoàn lại;

– Cổ phần ưu đãi biểu quyết;

– Cổ phần ưu đãi khác theo quy định tại Điều lệ công ty và pháp luật về chứng khoán.

Chuyển nhượng cổ phần là gì?

Cổ đông là cá nhân, tổ chức sở hữu ít nhất một cổ phần của công ty cổ phần. Thủ tục chuyển nhượng cổ phần là việc mua bán cổ phần, tức là giao dịch làm thay đổi chủ sở hữu cổ phần (cổ đông).

Quy định về quyền chuyển nhượng cổ phần

Điểm d khoản 1 Điều 111 Luật Doanh nghiệp quy định: Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của Luật này.

Khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 Luật Doanh nghiệp quy định như sau:

3. Trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông sáng lập dự định chuyển nhượng cổ phần phổ thông thì không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng cổ phần đó.

1. Cổ phần được tự do chuyển nhượng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 của Luật này và Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần. Trường hợp Điều lệ công ty có quy định hạn chế về chuyển nhượng cổ phần thì các quy định này chỉ có hiệu lực khi được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng.

Như vậy, thông thường, cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần, tuy nhiên quyền này bị hạn chế trong hai trường hợp:

– Trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông.

– Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần và quy định này được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng

Thu nhập từ chuyển nhượng cổ phần có phải nộp thuế không?

Cổ đông có thể là cá nhân, tổ chức như đã chia sẻ trên đây. Khi có giao dịch chuyển nhượng cổ phần, bên chuyển nhượng cổ phần nhận được một khoản thu nhập do bên nhận chuyển nhượng trả. Vậy cá nhân, tổ chức chuyển nhượng cổ phần có phải nộp thuế thu nhập theo quy định pháp luật không?

Thứ nhất: Về thuế thu nhập cá nhân

Khoản 4 Điều 3 luật Thuế thu nhập cá nhân quy định:

“ Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân gồm các loại thu nhập sau đây, trừ thu nhập được miễn thuế quy định tại Điều 4 của Luật này:

[…] 4. Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, bao gồm:

a) Thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn trong các tổ chức kinh tế;

b) Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán;

c) Thu nhập từ chuyển nhượng vốn dưới các hình thức khác.”

Theo đó, thu nhập từ thủ tục chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần của cá nhân là một trong những loại thu nhập phải đóng thuế thu nhập cá nhân.

Thứ hai: Về thuế thu nhập doanh nghiệp

Điều 3 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp quy định về Thu nhập chịu thuế doanh nghiệp như sau:

1. Thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Thu nhập khác bao gồm: thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng quyền góp vốn; thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản; thu nhập từ quyền sử dụng tài sản, quyền sở hữu tài sản, kể cả thu nhập từ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật; thu nhập từ chuyển nhượng, cho thuê, thanh lý tài sản, trong đó có các loại giấy tờ có giá; thu nhập từ lãi tiền gửi, cho vay vốn, bán ngoại tệ; khoản thu từ nợ khó đòi đã xóa nay đòi được; khoản thu từ nợ phải trả không xác định được chủ; khoản thu nhập từ kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót và các khoản thu nhập khác.

Doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ở nước ngoài chuyển phần thu nhập sau khi đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp ở nước ngoài của doanh nghiệp về Việt Nam thì đối với các nước mà Việt Nam đã ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần thì thực hiện theo quy định của Hiệp định; đối với các nước mà Việt Nam chưa ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần thì trường hợp thuế thu nhập doanh nghiệp ở các nước mà doanh nghiệp chuyển về có mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn thì thu phần chênh lệch so với số thuế thu nhập doanh nghiệp tính theo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam.

Theo đó, thu nhập từ việc chuyển nhượng cổ phần của doanh nghiệp là một trong những loại thu nhập phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp.

Cách tính thuế chuyển nhượng cổ phần

Thứ nhất: Về thuế thu nhập cá nhân

Chủ thể là cá nhân chuyển nhượng cổ phần nộp theo thuế suất là 0.1% của giá chuyển nhượng khoán mỗi lần. Theo đó thuế TNCN được tính bằng công thức:

Thuế TNCN = 0.1% x giá chuyển nhượng chứng khoán của mỗi lần

Lưu ý:

Mặc dù, theo quy định tại thông tư số 111/2013/TT-BTC được áp dụng thực hiện từ 1/10/2013 và vẫn đang có hiệu lực thi hành.

Tuy nhiên, từ thời điểm 30/07/2015 thì thông tư số 92/2015/TT-BTC đã thống nhất quy định về cách tính thuế thu nhập cá nhân với trường hợp thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán (bao gồm cổ phần như đã nói trên đây).

Theo đó, tại điều 16 thông tư sô 92/2015/TT-BTC sửa đổi bổ sung điểm a, b của khoản 2 điều 11 thông tư 11/2013/TT-BTC quy định chi tiết như sau:

+ Thuế TNCN = giá chuyển nhượng chứng khoán của mỗi lần x 0.1%

+ Trong đó, giá chuyển nhượng chứng khoán:

Chứng khoán từ công ty đại chúng thực hiện giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán ( giá thực hiện chính là giá của chứng khoán xác định khi kết quả khớp lệnh, giá được hình thành trong các giao dịch thỏa thuận ở Sở Giao dịch chứng khoán.

Ngoài ra, nếu không thuộc trường hợp ghi nhận trên thì giá chuyển nhượng sẽ cằn cứ từ ghi nhận của hợp đồng chuyển nhượng, hoặc có thể là giá chuyển nhượng thực tế, giá ghi nhận trong kế toán từ đơn vị thực hiện chuyển nhượng. Thời điểm này tính tại lúc lập báo cáo tài chính ngay trước khi thời điểm chuyển nhượng.

Thứ nhất: Về thuế thu nhập doanh nghiệp

Trường hợp cổ đông là các công ty khi chuyển nhượng kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động chuyển nhượng vốn như sau: Áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 20%, căn cứ tính thuế TNDN từ chuyển nhượng vốn thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 14 Thông tư số 78/2014/TT-BTC, Điều 8 Thông tư 96/2015/TT-BTC nêu trên.

Thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng vốn nêu trên được xác định là khoản thu nhập khác, Công ty tạm nộp số thuế TNDN từ chuyển nhượng vốn theo quý, hết năm có trách nhiệm xác định, kê khai số thuế thu nhập doanh nghiệp từ chuyển nhượng vốn vào tờ khai quyết toán theo năm.

Nộp thuế chuyển nhượng cổ phần ở đâu?

Đối với thuế thu nhập cá nhân:

Căn cứ tại khoản 6 điều 21 thông tư số 92/2015/TT-BTC sửa đổi bổ sung khoản 5, điều 16 của thông tư 156/2013/TT-BTC thì nơi nộp hồ sơ khai thuế đồng thời cũng là nơi nộp thuế chuyển nhượng cổ phần cổ phiếu, cụ thể là tại cơ quan thuế quản lý doanh nghiệp đã phát hành chứng khoán sau đó cá nhân thực hiện việc chuyển nhượng.

Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp:

Theo quy định tại Điều 12 Nghị định 218/2013/NĐ-CP hướng dẫn luật thuế thu nhập doanh nghiệp, địa điểm nộp thuế sẽ thực hiện như sau:

” Điều 12. Nơi nộp thuế

1. Doanh nghiệp nộp thuế tại địa phương nơi đóng trụ sở chính. Trường hợp doanh nghiệp có cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc ở địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với địa phương nơi đóng trụ sở chính thì số thuế được tính nộp ở nơi có trụ sở chính và ở nơi có cơ sở sản xuất.

Số thuế thu nhập doanh nghiệp tính nộp ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc được xác định bằng số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ của doanh nghiệp nhân (x) với tỷ lệ giữa chi phí phát sinh tại cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc với tổng chi phí của doanh nghiệp.

Việc nộp thuế quy định tại Khoản này không áp dụng đối với công trình, hạng mục công trình hay cơ sở xây dựng hạch toán phụ thuộc.

Việc phân cấp, quản lý, sử dụng nguồn thu về thuế thu nhập doanh nghiệp thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.

2. Đơn vị hạch toán phụ thuộc các doanh nghiệp hạch toán toàn ngành có thu nhập ngoài hoạt động kinh doanh chính thì nộp thuế tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có hoạt động kinh doanh đó.3. Bộ Tài chính hướng dẫn về nơi nộp thuế quy định tại Điều này.”

Trên đây là nội dung bài viết nộp thuế chuyển nhượng cổ phần ở đâu? Luật Hoàng Phi muốn chia sẻ tới Quý độc giả. Cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Có được gia hạn thời gian góp vốn điều lệ công ty không?

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp giải đáp: Có được gia hạn thời gian góp vốn điều lệ công ty không? Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mức phạt chậm góp vốn điều lệ mới nhất

Chậm góp vốn điều lệ sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, đồng thời phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng số vốn đã...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi